Từ Công Phụng

Từ Công Phụng
Sinh27 tháng 7, 1942 (82 tuổi)
Thôn Văn Lâm, Quận An Phước (nay là huyện Thuận Nam), Ninh Thuận
Thể loạiTình khúc 1954-1975
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Bài hát tiêu biểu"Bây giờ tháng mấy", "Mắt lệ cho người", "Mùa thu mây ngàn", "Mùa xuân trên đỉnh bình yên"
Ca sĩ trình bày thành côngTừ Công Phụng, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Thanh Hà

Từ Công Phụng (sinh ngày 27 tháng 7 năm 1942)[1] là một nhạc sĩ người Chăm. Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu cho tân nhạc Việt Nam trong thập niên 1960, 1970 cùng với Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Trịnh Công SơnLê Uyên Phương...[2]; là tác giả của các ca khúc trữ tình được nhiều người biết đến như "Bây giờ tháng mấy", "Mắt lệ cho người", "Giọt lệ cho ngàn sau", "Trên ngọn tình sầu", "Mùa xuân trên đỉnh bình yên",... Ông cũng hát một số trong những bài hát của chính mình.

Từ Công Phụng tốt nghiệp cử nhân luật,[3] từng là biên tập viên đài phát thanh VOF.[4] Trong thời gian học trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, Ông gặp Từ Dung là con gái út của nhà văn Nguyễn Tường Long - Hoàng Đạo, yêu và cưới cô. Ông cưới cô theo đúng nghĩa là có sính lễ và rước rể về nhà vợ theo truyền thống mẫu hệ của người Chàm. Hai vợ chồng bắt đầu lên sân khấu hát cặp với nhau từ năm 1967, thường sinh hoạt ở Quán Văn trong khuôn viên Văn Khoa từ 1968, cùng thời với Khánh Ly và Trịnh Công Sơn. Hai vợ chồng đã thu một Cuốn băng (Tơ Vàng 3) vào năm 1971, rồi sau đó khi Quán Văn đóng cửa kéo về Quán Gió của Nam Lộc trên đường Võ Tánh.

Ông tham gia sáng tác nhạc từ năm 1960.[3] Sau 30 tháng 4 năm 1975, các sáng tác của ông bị cấm lưu hành tại Việt Nam cho đến năm 2003.

Ông rời Việt Nam từ tháng 10 năm 1980[3] và hiện đang định cư tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ. Năm 1998, ông có trở về thăm quê hương Ninh Thuận nhưng không tham gia hoạt động âm nhạc. Tháng 5 năm 2008, ông lại trở về Việt Nam và lần này có biểu diễn trong chương trình "45 năm tình ca Từ Công Phụng" tại một phòng trà có tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh.[5]

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 16 tuổi, ông tự học về âm nhạc qua cuốn sách Harmonie et Orchestration của Robert de Kers, bản tiếng Pháp, xuất bản tại Paris, năm 1944.[1] Năm 1960, ông sáng tác nhạc phẩm đầu tay Bây giờ tháng mấy khi mới 18 tuổi, tác phẩm nhanh chóng được giới sinh viên Văn Khoa yêu mến.[3][6] Thời gian ở Đà Lạt, Từ Công Phụng cùng một số bạn học mới trong đó có nhạc sĩ Lê Uyên Phương, thành lập ban nhạc Ngàn Thông chơi nhạc hàng tuần trên đài phát thanh Đà Lạt.[1] Ca khúc Bây giờ tháng mấy của ông cũng được trình bày lần đầu tiên qua làn sóng phát thanh này.[1] Sau đó, ông lần lượt sáng tác những ca khúc như Mùa thu mây ngàn, Bài cho em...[1]

Các tác phẩm của Từ Công Phụng dù mang màu sắc của những mối tình đã đổ vỡ, nhưng chưa bao giờ ông có ý oán trách người phụ nữ trong các tác phẩm của mình - và các tác phẩm của ông đều chứa đựng hai thông điệp: cám ơnxin lỗi.

Trung tâm Thúy Nga từng thực hiện chương trình vinh danh và những sáng tác của ông:

Theo chính Từ Công Phụng nhận định, 3 ca sĩ khiến ông thích nhất khi hát nhạc của mình là Tuấn Ngọc, Khánh HàTrần Thu Hà.

Danh sách ca khúc

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên ca khúc Lời/Phổ thơ Năm Tên ca khúc Lời/Phổ thơ Năm
Âm thầm mưa Tuệ Nga 1988 Bài cho em 1965
Bây giờ tháng mấy[7] 1960 Bây giờ tháng mấy (ca khúc 2)[8] Khuyết Danh 1964
Bên kia đời quạnh quẽ 1997 Bóng hoàng hôn
Cánh chim vùng hoang dại Còn một buổi chiều
Đêm độc thoại Đêm không cùng 1969
Đời bỗng phù du 1985 Đừng nữa nhé, chia ly Du Tử Lê 1994
Giận hờn[9] Nguyễn Đình Nhạc 1997 Giáng sinh xanh
Giọt lệ cho ngàn sau 1969 Giữ đời cho nhau (Ơn em) Du Tử Lê
Hóa kiếp[10] Nguyễn Đông Ngạc Hóa thạch Hà Huyền Chi 1992
Khi tôi đến nơi đây 1981 Kiếp dã tràng 1968
Lời của mẹ Lời của thành phố
Mắt Em Buồn Linh Vũ Mưa Trên Ngày Tháng Đó 1968
Tình Tự Mùa Xuân 1971 Trên Ngày Tháng Đã Qua 1973
Như chiếc que diêm 1975 Mắt lệ cho người 1972
Tuổi xa người 1967 Trên ngọn tình sầu Du Tử Lê 1970
Lời Cuối 1968 Xứ Thâm Trầm Đông Duy 1970
Một Góc Đời Phôi Pha 1997 Ngồi Bên Nhau 1966
Yêu Người Hạ Đỏ Bích Phượng Vào Mưa
Mòn Mỏi 1968 Từ Khúc 1969
Như Ngọn Buồn Rơi 1969 Mùa Thu Mây Ngàn 1963
Rời Nhau 1965 Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên 1968
Nằm Nghe Em Hát Trên Vùng Biển Kim Tuấn 1976 Mãi Mãi Bên Em 1998

Các tiết mục trình diễn trên sân khấu hải ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tâm Thúy Nga

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 LK Tuổi Xa Người & Bài Cho Em (Từ Công Phụng) Khánh Ly Paris By Night 58
Những Sắc Màu Trong Kỷ Niệm
2001
2 Mãi Mãi Bên Em (Từ Công Phụng) solo Paris By Night 64
Đêm Văn Nghệ Thính Phòng
2002
3 Trên Ngọn Tình Sầu (Từ Công Phụng, thơ: Du Tử Lê) Đình Bảo, Lam Anh, Ngọc Hạ, Trần Thái Hòa Paris By Night 135
Từ Công Phụng - Trên Ngọn Tình Sầu
2023
4 Bây Giờ Tháng Mấy 2 (Từ Công Phụng) solo
5 Ngồi Bên Nhau (Từ Công Phụng) Ý Lan
6 Giữ Đời Cho Nhau (Từ Công Phụng, thơ: Du Tử Lê) các ca sĩ

Trung tâm Asia

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Mắt Lệ Cho Người (Từ Công Phụng) Lệ Thu ASIA 49
Âm Nhạc Vòng Quanh Thế giới 2 - Những Bài Hát Hay Nhất Thế Kỷ
2005

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Du Tử Lê (10 tháng 7 năm 2009). “Từ Công Phụng, phát ngôn nhân tình yêu của tuổi trẻ miền Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2012.
  2. ^ Hoàng Nguyên (Thứ Hai, 05/05/2008, 00:12 (GMT+7)). “Một chiều với Từ Công Phụng”. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  3. ^ a b c d Nhiêu Huy (Thứ tư, 7/5/2008, 16:16 GMT+7). “Nhạc sĩ Từ Công Phụng tự tình”. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  4. ^ Đỗ Tuấn (5 tháng 2 năm 2008). “Nhạc sĩ Từ Công Phụng lần đầu về nước biểu diễn”.
  5. ^ Quỳnh Trang (03/05/2008 - 00:17). “Nhạc sĩ Từ Công Phụng đã về Việt Nam”. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  6. ^ “Tác giả - Từ Công Phụng”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2012.
  7. ^ Minh Phát xuất bản ngày 14 tháng 3 năm 1967
  8. ^ Anh Dũng, Phạm (1968). Tình khúc Từ Công Phụng (ấn bản thứ 1995). Hoa Kỳ: Tổ Hợp Gió.
  9. ^ Từ Công Phụng,Tập nhạc: "Một Góc Đời Phôi Pha"
  10. ^ Băng nhạc "Từ Công Phụng và Giữ Đời Cho Nhau". Tác giả phát hành tại Hoa Hỳ 1983. Ban nhạc Trung Nghĩa. Thu thanh Tùng Giang
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hướng dẫn sử dụng Odin – Thor's Father Valorant
Hướng dẫn sử dụng Odin – Thor's Father Valorant
Trong không đa dạng như Rifle, dòng súng máy hạng nặng của Valorant chỉ mang tới cho bạn 2 lựa chọn mang tên hai vị thần
So sánh Hutao và Childe - Genshin Impact
So sánh Hutao và Childe - Genshin Impact
Bài viết có thể rất dài, nhưng phân tích chi tiết, ở đây tôi muốn so sánh 𝐠𝐢𝐚́ 𝐭𝐫𝐢̣ của 2 nhân vật mang lại thay vì tập trung vào sức mạnh của chúng
Tabula Smaragdina – Giả Kim Thuật Sư Vĩ Đại của Ainz Ooal Gown
Tabula Smaragdina – Giả Kim Thuật Sư Vĩ Đại của Ainz Ooal Gown
Tabula là một thành viên của guild Ainz Ooal Gown và là “cha” của 3 NPC độc đáo nhất nhì Nazarick là 3 chị em Nigredo, Albedo, Rubedo
Tóm tắt chương 226 Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 226 Jujutsu Kaisen
Đột nhiên, Hiruguma nói rằng nếu tiếp tục ở trong lãnh địa, Gojo vẫn phải nhận đòn tất trúng