Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Công nghệ
VNU University of Engineering and Technology
Địa chỉ
Map
Nhà E3, 144 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội
, ,
Thông tin
LoạiĐại học công lập
Khẩu hiệuSáng tạo - Tiên phong - Chất lượng cao
Thành lập25 tháng 5 năm 2004; 20 năm trước (2004-05-25)[1]
Hiệu trưởngGS. TS. Chử Đức Trình
Nhân viên275[2]
Giảng viên205
Bài hátTrường Đại học Công nghệ mến yêu
Websiteuet.vnu.edu.vn
Thông tin khác
Viết tắtVNU-UET
Thành viên củaĐại học Quốc gia Hà Nội
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngTS Nguyễn Anh Thái
TS. Nguyễn Thu Hương
Thống kê
Sinh viên đại học3.012
Sinh viên sau đại học324
Nghiên cứu sinh110

Trường Đại học Công nghệ (tiếng Anh: VNU University of Engineering and TechnologyVNU-UET) là một trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, được thành lập vào năm 2004[3], địa chỉ tại 144 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội, trong khuôn viên Đại học Quốc gia Hà Nội khu vực Cầu Giấy cùng với các trường thành viên như Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học Luật,...

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Công nghệ phát triển từ các khoa truyền thống và danh tiếng của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội:

  • Ngày 11 tháng 2 năm 1995, thành lập Khoa Công nghệ Thông tin trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội).
  • Ngày 3 tháng 1 năm 1996, Khoa Công nghệ Điện tử - Viễn thông được thành lập.
  • Ngày 18 tháng 10 năm 1999, Giám đốc ĐHQG Hà Nội đã ký quyết định số 1348/TCCB thành lập Khoa Công nghệ trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Khoa Công nghệ Thông tin và Khoa Công nghệ Điện tử - Viễn thông thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành hai ngành thuộc Khoa Công nghệ. Cùng với sự ra đời của Khoa Công nghệ, ĐHQGHN đã thành lập Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng cơ học trực thuộc ĐHQGHN.
  • Ngày 25 tháng 5 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 92/2004/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Công nghệ trên cơ sở Khoa Công nghệ và Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng Cơ học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Quá trình phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sau khi hình thành, Trường Đại học Công nghệ nhanh chóng ổn định tổ chức, bộ máy với việc tái thành lập Khoa Công nghệ Thông tin và Khoa Điện tử viễn thông.
  • Ngày 9 tháng 9 năm 2004, thành lập Khoa Vật lý Kỹ thuật và Công nghệ Nano.
  • Ngày 4 tháng 7 năm 2005, thành lập Khoa Cơ học Kỹ thuật và Tự động hóa.
  • Ngày 8 tháng 4 năm 2005, thành lập Trung tâm Nghiên cứu Sinh học Phân tử (đến ngày 8 tháng 3 năm 2007 được tổ chức lại thành Bộ môn Công nghệ Nano Sinh học thuộc Khoa Vật lý Kỹ thuật và Công nghệ Nano).
  • Ngày 18 tháng 12 năm 2017, thành lập Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ.
  • Ngày 8 tháng 1 năm 2018, thành lập Viện Tiên tiến về Kỹ thuật và Công nghệ.
  • Ngày 28 tháng 3 năm 2018, thành lập Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông.
  • Ngày 18 tháng 12 năm 2018, thành lập Khoa Công nghệ Nông nghiệp.
  • Ngày 18 tháng 3 năm 2022, thành lập Viện Trí tuệ nhân tạo (AI).

Khoa, viện đào tạo trực thuộc (06 khoa, 03 viện)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khoa Công nghệ thông tin - Chủ nhiệm khoa: PGS. TS. Lê Sỹ Vinh.
  • Khoa Điện tử viễn thông - Chủ nhiệm khoa: TS. Đinh Triều Dương.
  • Khoa Vật lý kỹ thuật & Công nghệ Nano - Phó chủ nhiệm phụ trách khoa: TS. Bùi Đình Tú.
  • Khoa Cơ học Kỹ thuật & Tự động hóa.
  • Khoa Công nghệ Nông nghiệp
  • Khoa Công nghệ Xây dựng và Giao thông
  • Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ
  • Viện Tiên tiến về Kỹ thuật & Công nghệ
  • Viện Trí tuệ nhân tạo.

Chương trình đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đào tạo đại học (17)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Công nghệ thông tin
  • Công nghệ thông tin (định hướng thị trường Nhật Bản)
  • Khoa học máy tính
  • Hệ thống thông tin
  • Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
  • Trí tuệ nhân tạo
  • Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông
  • Kỹ thuật máy tính
  • Kỹ thuật robot
  • Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử
  • Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
  • Cơ kỹ thuật
  • Vật lý kỹ thuật
  • Kỹ thuật năng lượng
  • Công nghệ kỹ thuật xây dựng
  • Thiết kế công nghiệp và đồ hoạ
  • Công nghệ hàng không vũ trụ
  • Công nghệ nông nghiệp

Đào tạo sau đại học bậc Thạc sĩ (11)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khoa học máy tính
  • Hệ thống thông tin
  • Kỹ thuật phần mềm
  • Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
  • An toàn thông tin
  • Kỹ thuật điện tử
  • Kỹ thuật viễn thông
  • Cơ kỹ thuật
  • Kỹ thuật cơ điện tử
  • Vật liệu và linh kiện nano
  • Kỹ thuật xây dựng

Đào tạo sau đại học bậc Tiến sĩ (09)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khoa học máy tính
  • Hệ thống thông tin
  • Kỹ thuật phần mềm
  • Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
  • Kỹ thuật điện tử
  • Kỹ thuật viễn thông
  • Cơ kỹ thuật
  • Vật liệu và linh kiện nano
  • Kỹ thuật xây dựng

Hiệu trưởng qua các thời kì

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Giai đoạn Hiệu trưởng Chức vụ cao nhất
1 2004 - 2005 GS. VS Nguyễn Văn Hiệu Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2 2005 - 2009 GS.TS Nguyễn Hữu Đức Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
3 2009 - 2014 PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ
4 2014 - 2023 PGS.TS Nguyễn Việt Hà Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ
5 2023 - nay GS. TS. Chử Đức Trình

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Công nghệ”. Trường Đại học Công nghệ.
  2. ^ “Đội ngũ cán bộ Trường Đại học Công nghệ”. Trường Đại học Công nghệ.
  3. ^ “Quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ ViệtNam”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2012.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Pháo đài Meropide và Nước Biển Khởi Nguyên
Pháo đài Meropide và Nước Biển Khởi Nguyên
Vào thời điểm không xác định, khi mà Thủy thần Egaria còn tại vị, những người Fontaine có tội sẽ bị trừng phạt
Hướng dẫn build Yun Jin - Invitation to Mundane Life
Hướng dẫn build Yun Jin - Invitation to Mundane Life
Yun Jin Build & Tips - Invitation to Mundane Life Genshin Impact
Review cuốn sách I, Robot: The Illustrated Screenplay của Harlan Ellison
Review cuốn sách I, Robot: The Illustrated Screenplay của Harlan Ellison
I, Robot: The Illustrated Screenplay vốn ban đầu là một kịch bản do Harlan Ellison viết hồi cuối thập niên 70
Long Chủng và Slime trong Tensura sự bình đẳng bất bình thường.
Long Chủng và Slime trong Tensura sự bình đẳng bất bình thường.
Những cá thể độc tôn mạnh mẽ nhất trong Tensura, hiện nay có tổng cộng 4 Long Chủng được xác nhận