Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Luật
VNU University of Law
Địa chỉ
Map
144 đường Xuân Thủy - Cầu Giấy
, ,
Tọa độ21°02′25″B 105°46′54″Đ / 21,040301°B 105,781566°Đ / 21.040301; 105.781566
Thông tin
LoạiĐại học luật hệ công lập
Thành lập
  • 30 tháng 7 năm 1976; 48 năm trước (1976-07-30)
    (Khoa Luật)
  • 23 tháng 9 năm 2022; 2 năm trước (2022-09-23)
    (Trường Luật)
Hiệu trưởng(trống)
Websitehttps://law.vnu.edu.vn
Thông tin khác
Viết tắtVNU-UL
Thành viên củaĐại học Quốc gia Hà Nội
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngPGS. TS. Trịnh Tiến Việt
PGS. TS. Nguyễn Hoàng Anh

Trường Đại học Luật (tiếng Anh: VNU University of LawVNU-UL) thành lập ngày 23 tháng 9 năm 2022 trên cơ sở Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.[1] Trường Đại học Luật là Trường đại học thành viên, chịu sự quản lý trực tiếp về hành chính của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và sự quản lý chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, là trung tâm đào tạo, nghiên cứu luật uy tín và có truyền thống của đất nước với gần 50 năm hình thành và phát triển.

Ngày 30 tháng 7 năm 1976, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ban hành Quyết định số 1087 thành lập Khoa Pháp lý thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội - cơ sở đào tạo cử nhân luật đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất, tiền thân của Trường Đại học Luật, ĐHQGHN hiện nay.

Trường Đại học Luật là trường đại học chuyên ngành luật có nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo trình độ bậc đại học, sau đại học.

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 30 tháng 7 năm 1976, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ban hành Quyết định số 1087 thành lập Khoa Pháp lý thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tiền thân của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Năm 1979, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Khoa đã hợp nhất với Trường Cao đẳng pháp lý thuộc Ủy ban Pháp chế của Chính phủ để hình thành nên Trường Đại học Pháp lý Hà Nội (nay là Trường Đại học Luật Hà Nội). Năm 1986, Khoa được tái lập trở lại thành đơn vị thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tháng 9 năm 1995, thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị trong Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật trở thành đơn vị thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ngày 07 tháng 3 năm 2000, Giám đốc ĐHQGHN quyết định nâng cấp Khoa Luật từ khoa thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trở thành Khoa trực thuộc ĐHQGHN.[2]

Ngày 23/9/2022, Khoa Luật được nâng cấp thành Trường Đại học Luật - trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội.[1][3][4][5]

Nhân lực

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Luật thừa hưởng đội ngũ 127 cán bộ cơ hữu của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong đó, đội ngũ cán bộ giảng dạy cơ hữu là 83 người, trong đó có 50 tiến sĩ (60,2% cán bộ giảng dạy); 06 giáo sư và 19 phó giáo sư (30,1% cán bộ giảng dạy) 8 thạc sĩ đang làm nghiên cứu sinh[6]. Trong số các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội có tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ là cao nhất. Căn cứ quy mô đào tạo của Trường và số giảng viên quy đổi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì tỷ lệ tổng số sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh trên giảng viên sau quy đổi là 17,54. Nếu chỉ tính tỷ lệ sinh viên đại học chính quy trên giảng viên thì tỷ lệ này là 11,4.

Ban Giám hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệu trưởng:

[sửa | sửa mã nguồn]

(trống)

Phó hiệu trưởng phụ trách:

[sửa | sửa mã nguồn]
  • PGS.TS. Trịnh Tiến Việt.

Phó hiệu trưởng:

[sửa | sửa mã nguồn]
  • PGS. TS. Nguyễn Hoàng Anh.

Chương trình đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học (04)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Luật.
  • Luật (CLC).
  • Luật thương mại quốc tế.
  • Luật kinh doanh.

Thạc sĩ (08)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Luật dân sự và tố tụng dân sự.
  • Luật hình sự và tố tụng hình sự.
  • Luật kinh tế.
  • Luật quốc tế.
  • Luật hiến pháp và luật hành chính.
  • Pháp luật về quyền con người.
  • Luật biển và quản lý biển.
  • Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng.

Tiến sĩ (06)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lý luận, lịch sử nhà nước và pháp luật.
  • Luật hiến pháp và luật hành chính.
  • Luật hình sự và tố tụng hình sự.
  • Luật dân sự và tố tụng dân sự.
  • Luật kinh tế.
  • Luật quốc tế.

Cơ cấu tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Đơn vị đào tạo trực thuộc (06)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khoa Lý luận, lịch sử nhà nước và pháp luật,
  • Khoa Tư pháp hình sự.
  • Khoa Luật dân sự.
  • Khoa Luật kinh doanh.
  • Khoa Luật Quốc tế.
  • Khoa Luật Hiến pháp và Luật Hành chính.

Trung tâm (05)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trung tâm Luật so sánh.
  • Trung tâm nghiên cứu Quyền con người và Quyền công dân.
  • Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ pháp lý.
  • Trung tâm Nghiên cứu Luật hình sự - Tội phạm học.
  • Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế.

Hội đồng (02)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hội đồng Khoa học và Đào tạo (19 thành viên).
  • Hội đồng Giáo sư cơ sở (15).

Phòng chức năng (06)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phòng Quản lý đào tạo và Công tác chính trị học sinh sinh viên.
  • Phòng Tổ chức cán bộ và Thanh tra pháp chế.
  • Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục.
  • Phòng Quản lý khoa học và hợp tác phát triển.
  • Phòng Hành chính - quản trị.
  • Phòng Kế hoạch - tài chính.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội trở thành Trường Đại học Luật”. Giáo dục Việt Nam. 23 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
  2. ^ “Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội - VNU, School of Law”. law.vnu.edu.vn. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
  3. ^ “Thành lập trường Đại học Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
  4. ^ baochinhphu.vn (23 tháng 9 năm 2022). “Thành lập Trường ĐH Luật thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội”. Báo điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
  5. ^ Trí, Dân. “Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội trở thành Trường đại học Luật”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
  6. ^ “Trường Đại học Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội - VNU, University of Law”. law.vnu.edu.vn. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2023.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sơ lược lịch sử đầy chính trị của Phở
Sơ lược lịch sử đầy chính trị của Phở
Phở đã trở nên gần gũi với Văn hóa Việt Nam tới mức người ta đã dùng nó như một ẩn dụ trong các mối quan hệ tình cảm
Cái chết bí ẩn của thảo thần tiền nhiệm và sự kiện tại Sumeru
Cái chết bí ẩn của thảo thần tiền nhiệm và sự kiện tại Sumeru
Như chúng ta đều biết, mỗi đất nước mà chúng ta đi qua đều sẽ diễn ra một sự kiện mà nòng cốt xoay quanh các vị thần
Bài học từ chiếc túi hàng hiệu
Bài học từ chiếc túi hàng hiệu
Mình sở hữu chiếc túi designer bag đầu tiên cách đây vài năm, lúc mình mới đi du học. Để mà nói thì túi hàng hiệu là một trong những ''life goals" của mình đặt ra khi còn bé
Nhân vậy Fūka Kiryūin - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vậy Fūka Kiryūin - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Fūka Kiryūin (鬼き龍りゅう院いん 楓ふう花か, Kiryūin Fūka) là một học sinh thuộc Lớp 3-B