Trường Cao đẳng Công thương Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM
Địa chỉ
Số 20, Tăng Nhơn Phú, Phường Phước Long B, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
, ,
Thông tin
LoạiCao đẳng
Thành lập20 tháng 10 năm 1976; 48 năm trước (1976-10-20)
Hiệu trưởngBùi Mạnh Tuân
Giáo viên247 (2010)[1]
Websitehitu.edu.vn
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngNguyễn Anh Tuấn
Đặng Công Quốc

Trường Cao đẳng Công thương Thành phố Hồ Chí Minh là một trường Cao đẳng công lập trực thuộc Bộ Công Thương.

Trường được thành lập năm 1976 với tên gọi Trường Kỹ thuật nghiệp vụ công nghiệp nhẹ, trực thuộc Bộ Công nghiệp Nhẹ, tính đến thời điểm hiện tại trường đã mang bốn cái tên khác nhau.

Lịch sử hình thành và phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 1 (Từ 1976 đến 1991)

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 20 tháng 10 năm 1976, trường được thành lập với tên Trường mang tên Trường kỹ thuật nghiệp vụ công nghiệp nhẹ trực thuộc Bộ Công nghiệp Nhẹ,[2] có nhiệm vụ đào tạo các bậc:

  • Trung cấp chuyên nghiệp
  • Kỹ thuật viên
  • Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý làm việc trong ngành công nghiệp nhẹ ở khu vực Miền Nam, với các chức danh từ tổ trưởng sản xuất, chuyền trưởng đến quản đốc, giám đốc xí nghiệp, thuộc Bộ Công nghiệp Nhẹ

Giai đoạn 2 (Từ 1991 đến 2000)

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường được nâng cấp, phát triển thành Trường Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Nhẹ Thủ Đức trực thuộc Bộ Công nghiệp, được giao thêm các nhiệm vụ sau:

  • Đào tạo đa ngành đối với trình độ TCCN và THN và Công nhân kỹ thuật
  • Đào tạo bậc cao đẳng chính quy (liên kết).

Giai đoạn 3 (Từ 2000 đến 2009)

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp II trực thuộc Bộ Công nghiệp, được giao thêm các nhiệm vụ sau:

  • Đào tạo trình độ cao đẳng, hệ chính quy và tại chức
  • Đào tạo trung cấp nghề.
  • Đào tạo liên thông thí điểm đối với 3 ngành kế toán, công nghệ dệt, công nghệ kỹ thuật cơ khí.
  • Liên kết với các trường Đại học đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học.

Giai đoạn 4 (Từ 2009 đến nay)

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường được đổi tên thành Trường Cao đẳng Công thương thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc Bộ Công Thương. Đây là thời điểm đầu của giai đoạn phát triển thứ tư của nhà trường với định hướng phấn đấu nâng cấp thành trường Đại học Công thương thành phố Hồ Chí Minh.

Đội ngũ cán bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Cao đẳng Công thương Thành phố Hồ Chí Minh có trên 300 cán bộ CNV, giảng viên; Trong đó có trên 15 Tiến sĩ, trên 150 thạc sĩ và một số giảng viên đang làm NCS; Đội ngũ giảng viên được đào từ nước ngoài.

Cơ sở vật chất

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 2 tòa nhà 7 tầng (khu A, D), 1 tòa nhà 5 tầng (khu C), 1 tòa nhà 4 tầng và 3 tầng (khu B) và khu giảng đường A
  • 100 giảng đường, phòng học lý thuyết hiện đại trang bị Projector
  • 60 xưởng, phòng thí nghiệm, phòng thực hành.
  • Thư viện: 1000m2, Internet không dây.
  • Ký túc xá: 2000 chỗ ở, sân bóng, khu thể thao và giải trí.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Trường Cao đẳng Công thương thành phố Hồ Chí Minh”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ “Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM tuyển sinh năm học 2016”. Báo Thanh Niên. 26 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đánh giá và hướng dẫn build Zhongli - Nham vương đế quân
Đánh giá và hướng dẫn build Zhongli - Nham vương đế quân
Hướng dẫn build Zhongli đầy đủ nhất, full các lối chơi
[Review Sách] Sống thực tế giữa đời thực dụng - Khi nỗ lực trở thành bản năng
[Review Sách] Sống thực tế giữa đời thực dụng - Khi nỗ lực trở thành bản năng
Trải qua thời thơ ấu không như bao đứa trẻ bình thường khác, một phần nào đó đã tác động không nhỏ đến cái nhìn của Mễ Mông
Vì sao Ryomen Sukuna là kẻ mạnh nhất trong Jujutsu Kaisen
Vì sao Ryomen Sukuna là kẻ mạnh nhất trong Jujutsu Kaisen
Con người tụ tập với nhau. Lời nguyền tụ tập với nhau. So sánh bản thân với nhau, khiến chúng trở nên yếu đuối và không phát triển
Rối loạn nhân cách ái kỷ - có nên được giảm nhẹ tội trong pháp lý?
Rối loạn nhân cách ái kỷ - có nên được giảm nhẹ tội trong pháp lý?
Dành cho ai thắc mắc thuật ngữ ái kỷ. Từ này là từ mượn của Hán Việt, trong đó: ái - yêu, kỷ - tự bản thân mình