Wikipedia:Từ điển thuật ngữ

Chào mừng Mục lục trợ giúp Câu hỏi Học mã wiki Câu hỏi thường gặp Thuật ngữ Giúp sử dụng Bàn tham khảo Sách hướng dẫn Báo lỗi

Từ điển thuật ngữ liệt kê theo thứ tự chữ cái và giải thích những thuật ngữ hay sử dụng trong Wikipedia tiếng Việt.

Viết tắt của từ administrator trong tiếng Anh, nghĩa là bảo quản viên.

Bảo quản viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên có các đặc quyền kỹ thuật phục vụ cho việc "bảo quản" Wikipedia. Cụ thể: xóa, khóa trang, cấm thành viên. Chi tiết các quyền: Đặc biệt:Quyền nhóm người dùng.

Viết tắt của robot trong tiếng Anh, đây là một phần mềm được dùng để tự động làm sửa đổi cho các bài trên Wikipedia.

Viết tắt của Bạn có biết; đây là một chuyên mục trên Wikipedia nhằm giới thiệu những bài viết mới có thông tin thú vị, độc lạ.

Bài viết chọn lọc

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một danh hiệu được trao cho những bài viết có chất lượng tốt nhất của Wikipedia.

Bài viết tốt

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh hiệu này dành cho các bài viết có chất lượng cao trên Wikipedia. Cùng với nhiều danh hiệu khác, một bài viết chỉ được công nhận là Bài viết tốt khi thông qua sự bầu chọn của cộng đồng.

Viết tắt của "bất tín nhiệm".

Bất tín nhiệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Là việc thu hồi quyền điều phối viên, bảo quản viên, hành chính viên và kiểm định viên của thành viên đang giữ quyền, thông qua biểu quyết, nếu có thành viên cho rằng thành viên giữ quyền có hành vi lạm quyền hoặc không tôn trọng các quy định, điều lệ của Wikipedia.

Viết tắt của "chất lượng kém".

Viết tắt của Content Translation, tức Công cụ dịch nội dung.

Một hình thức viết đa số dùng nguyên văn bản của một nguồn khác mà không thay đổi văn phong, hình thức, không tạo ra liên kết đến các bài khác và các Wikipedia ngôn ngữ khác. Đây là hình thức viết mà các thành viên Wikipedia không hài lòng nhất. Chi tiết các quyền: Đặc biệt:Quyền nhóm người dùng.

Danh sách chọn lọc

[sửa | sửa mã nguồn]

Một danh hiệu dành cho các bài viết dạng danh sách (liệt kê) có chất lượng cao.

Điều phối viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên có một vài đặc quyền kỹ thuật phục vụ công việc "bảo quản" Wikipedia. Cụ thể: xóa, khóa trang đến mức 30/500.

Eliminator

[sửa | sửa mã nguồn]

Các thành viên có công cụ xóa, giúp bảo quản Wikipedia. Ở đây là điều phối viên.

Tên viết tắt của Free Software Foundation (Quỹ Phần mềm Tự do).

Cũng thường được viết là GNU FDL. Chữ viết tắt của GNU Free Documentation License. Nghĩa tiếng Việt tạm dịch là "Giấy phép Sử dụng Văn bản Tự do GNU". Đây là một văn bản có giá trị pháp lí chiếu theo khái niệm miễn quyền tác giả (copyleft) đã được Quỹ Nhu liệu Miễn phí FSF vận động cho trở thành hiện thực theo dự án của GNU.

Đọc là [nuː]. Là chữ viết tắt của GNU's Not UNIX. Đây là hệ thống chương trình cho phép sử dụng những phần mềm của UNIX một cách miễn phí. Được phát triển bởi FSF.

Giám sát viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Các thành viên có quyền triệt hẳn một số phiên bản sửa đổi ra khỏi dự án, kể cả BQV cũng không xem được. Một lý do điển hình là để bảo mật thông tin cá nhân người dùng nếu có ai lỡ tay đăng, hối hận và muốn xóa hẳn các thông tin này ra khỏi hệ thống. Đọc thông tin đầy đủ tại Giám sát viên (tiếng Anh: Oversight).

Hộp thông tin

[sửa | sửa mã nguồn]

Là hộp tóm tắt các thông tin cơ bản của đối tượng, thường được đặt ở đầu bài viết.

Một người đóng góp không sử dụng tài khoản.

Kiểm định viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên tiếng Anh là CheckUser. Đây là quyền cao nhất và nhạy cảm nhất trên Wikipedia khi phụ thuộc rất lớn vào sự tin tưởng của cộng đồng và ý thức của người nắm quyền. Kiểm định viên có thể kiểm tra IP và các thông tin khác của thành viên để bảo vệ Wikipedia khỏi sự đe dọa hoặc phá hoại.

LLTD (hay LLTĐ)

[sửa | sửa mã nguồn]

Viết tắt của Làm lại từ đầu.

Miễn quyền tác giả

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Anh gọi là copyleft. Trái ngược với khái niệm quyền tác giả (copyright). Khái niệm miễn tác quyền này được FSF chủ trương vào năm 1984. Đây là một khái niệm cho phép người sử dụng có thể trích dẫn, thay đổi hay tái phân phát nội dung cũng như những nguồn sản phẩm mà không cần phải xin phép tác giả.

Là chương trình mà từ điển bách khoa Wikipedia đang sử dụng để vận hành.

Mạo nguồn

[sửa | sửa mã nguồn]

Là một hành động phá hoại tính trung thực của bài viết. Thành viên có ý đồ phá hoại sẽ trích dẫn nguồn cho nội dung đoạn văn mình vừa viết, nhưng nội dung đoạn văn đó không đúng, vô ý hoặc cố ý sai lệch so với nội dung của nguồn trích dẫn, với động cơ lách luật.

Nhóm người dùng Wikimedia

[sửa | sửa mã nguồn]

Là một kiểu hội nhóm đơn giản, linh động và có vai trò ngang hàng trong phong trào của Quỹ Wikimedia.

Viết tắt của Neutral Point Of ViewThái độ trung lập.

Người quản lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Người quản lý là thành viên tham gia có một số chức năng đặc biệt để giúp Wikipedia tiếng Việt phát triển. Chỉ có người quản lý mới có thể thao tác được một số chức năng đặc biệt để quản lý cũng như vận hành dự án. Xu hướng chung hiện tại của cộng đồng Wikipedia là nên hạn chế quyền hành của người quản lý để khía cạnh khách quan cũng như tính cộng đồng của dự án được nâng cao.

Phá hoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ những hành vi thêm thông tin hoặc văn phong mang tính phá hoại vào các bài viết, trang thảo luận v.v... tóm lại là tất cả các miền không gian trên Wikipedia.

Thái độ trung lập

Quỹ Wikimedia

[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng còn gọi đơn giản là Wikimedia. Tiếng Anh gọi là Wikimedia Foundation Inc. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận (NPO) quán xuyến những dự án như Wikipedia (Từ điển bách khoa), Wiktionary (Từ điển từ vựng), Wikibooks (Thư viện), Wikiquote (Từ điển trích dẫn), Wikisource (Thư viện nguồn tài nguyên) hoạt động theo luật tổ chức phi lợi tức của tiểu bang Florida, Hoa Kỳ.

Quyền tác giả

[sửa | sửa mã nguồn]

Quyền tác giả là quyền được bảo đảm cho người đã sáng tác ra tác phẩm nào đó. Đây là một khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ. Công ước Berne là một trong những công ước quốc tế bảo vệ quyền này ở mức tối thiểu trên quy mô quốc tế. Việt Nam đã chính thức kí kết vào Công Ước này vào ngày 26 tháng 10 năm 2004.

Chỉ đến việc các bài viết bị tước đi danh hiệu Bài viết tốt, Bài viết chọn lọc, Danh sách chọn lọc... do không còn đáp ứng các tiêu chí chất lượng nữa.

Xem thêm tại Tài khoản con rối.

Viết tắt của system operator, là bảo quản viên.

Tên miền không gian

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên miền không gian là những tên miền trong địa chỉ đường dẫn của Wikipedia. Tiếng Anh gọi là namespace. Những tên miền không gian hiện thời của Wikipedia tiếng Việt là:

Các không gian tên tại Wikipedia tiếng Việt
Không gian tên nội dung Không gian tên thảo luận
0 (Chính) Thảo luận 1
2 Thành viên Thảo luận Thành viên 3
4 Wikipedia Thảo luận Wikipedia 5
6 Tập tin Thảo luận Tập tin 7
8 MediaWiki Thảo luận MediaWiki 9
10 Bản mẫu Thảo luận Bản mẫu 11
12 Trợ giúp Thảo luận Trợ giúp 13
14 Thể loại Thảo luận Thể loại 15
100 Cổng thông tin Thảo luận Cổng thông tin 101
828 Mô đun Thảo luận Mô đun 829
2300 2301
2302 2303
2600
Không gian tên ảo
-1 Đặc biệt
-2 Phương tiện

Tiếng Anh là Neutral Point Of View (NPOV). Đây là một trong những nguyên tắc hoạt động quan trọng nhất của dự án Wikipedia này. Những bài viết trong Wikipedia được yêu cầu phải có cách nhìn khách quan không có thiên kiến. Wikipedia rất được nhiều người trên thế giới sử dụng, do đó người viết phải dự trù trước nhiều tình huống với những nhận thức giá trị khác nhau để có một cách nhận thức công bằng và đầy thiện chí.

Thể loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Một loại trang của vùng tên miền không gian Category, nơi mà các bài có mục đề liên quan được liệt kê. Một bài có thể được xếp vào nhiều thể loại (thí dụ, Thổ Nhĩ Kỳ có thể thuộc cả Thể loại:Châu ÂuThể loại:Châu Á). Một thể loại cũng có thể thuộc một hay nhiều thể loại lớn hơn; thể loại lớn là "thể loại mẹ" và thể loại nhỏ là "thể loại con" (thí dụ, Thể loại:Kiến trúc sư ÁoThể loại:Kiến trúc sư Đức đều nằm trong Thể loại:Kiến trúc sư).

Tôn trọng người khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Người sử dụng Wikipedia tiếng Việt đến từ mọi nơi trên toàn thế giới. Do đó, nhiều khái niệm về nhân sinh quan, nhận thức lịch sử, quy chuẩn giá trị khác nhau sẽ xuất hiện do môi trường văn hoá, lịch sử cũng như hoàn cảnh sống là một chuyện tất yếu. Vì thế, mọi thành viên tham gia nên bày tỏ sự tôn trọng tới thành viên khác và cùng hướng tới một mục đích chung là biên soạn và phát triển từ điển bách khoa Wikipedia tiếng Việt.

Tuân theo thông lệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Dự án biên soạn từ điển bách khoa Wikipedia tiếng Việt này hoàn toàn không có một trụ sở biên soạn nhất định. Tất cả mọi thao tác đều được thực hiện dựa trên sự đóng góp của các thành viên tham gia trên toàn thế giới. Do đó, nếu cứ mỗi người một ý, một cách làm thì mọi thứ sẽ lộn xộn và trở nên vô hệ thống. Tuân giữ theo những thông lệ là một quy chuẩn đạo đức tối thiểu mà mọi thành viên tham gia nên giữ.

Trang đặc biệt

[sửa | sửa mã nguồn]

Trang mồ côi là một trang chưa được một trang nào khác liên kết đến.

Trang ngẫu nhiên là trang tự động được phần mềm chọn ra một cách ngẫu nhiên trong danh sách của tất cả những trang, khi ấn nút "Trang ngẫu nhiên" ở mục "Dẫn lái".

Tài khoản con rối

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều tài khoản khác nhau thuộc cùng một chủ sở hữu, được lập ra nhằm tạo đồng thuận ảo hoặc lách luật. Nhiều người thường nhầm lẫn khái niệm này với Tài khoản phụ.

Trang wiki

[sửa | sửa mã nguồn]

Đề cập đến một trang nào đó tồn tại trên Wikipedia tiếng Việt, bất kể nó có phải bài viết hay không. Trang wiki có thể nằm trên mọi tên miền không gian.

Thay đổi gần đây

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một miền không gian, có tác dụng cập nhật các sửa đổi mới vừa được thực hiện ở bất cứ đâu trên Wikipedia. Ngoài ra, đây cũng là khu vực để những thành viên thực hiện các tác vụ bảo quản.

Nhóm người dùng Wikimedia

Vi phạm bản quyền

Wiki hoá

Wikipedian

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên tham gia phát triển dự án từ điển bách khoa Wikipedia.

Wikimedian

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên tham gia vào những dự án của Quỹ Wikimedia. Cùng phạm trù với Wikipedian.

Định dạng bài bằng cách dùng thẻ đánh dấu với mã wiki (khác với văn bản thường hay HTML) và tạo các liên kết trong bài để chúng nối với các mục từ khác có trong Wikipedia.

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Làm thế nào để hiểu thấu tâm lý người khác
Làm thế nào để hiểu thấu tâm lý người khác
Những câu truyện nhỏ này sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong nắm bắt tâm lý người khác
Phong trụ Sanemi Shinazugawa trong  Kimetsu no Yaiba
Phong trụ Sanemi Shinazugawa trong Kimetsu no Yaiba
Sanemi Shinazugawa (Shinazugawa Sanemi?) là một trụ cột của Demon Slayer: Kimetsu no Yaiba
Mao Trạch Đông - Mặt trời đỏ của nhân dân Trung Quốc (P.1)
Mao Trạch Đông - Mặt trời đỏ của nhân dân Trung Quốc (P.1)
Trên cao có một mặt trời tỏa sáng, và trong trái tim mỗi người dân Trung Quốc cũng có một mặt trời không kém phần rực đỏ - Mao Trạch Đông
Chàng Trai Khắc Kỷ Sẽ Sống Như Thế Nào?
Chàng Trai Khắc Kỷ Sẽ Sống Như Thế Nào?
Trước khi bắt đầu mình muốn bạn đọc nhập tâm là người lắng nghe thằng homie kể về người thứ 3