Trưng cầu ý dân về Cộng hòa Hồi giáo Iran 1979

Trưng cầu ý dân về Cộng hòa Hồi giáo
30—31 tháng 3 năm 1979[1]

Nhân danh Thượng đế
Chính phủ Cách mạng Hồi giáo lâm thời
Bộ Nội vụ
Lá phiếu trưng cầu ý dân
Thay đổi chế độ chính trị thành Cộng hòa Hồi giáo
mà hiến pháp sẽ do nhân dân phê chuẩn.[2]
Lá phiếu trưng cầu ý dân gồm hai phần, xanh là "Đồng ý" và đỏ là "Không đồng ý"[2]
Chế độ bỏ phiếuPhổ thông đầu phiếu
Kết quảThể chế cộng hoà Hồi giáo được thành lập
Kết quả
Kết quả
Bỏ phiếu %
Đồng ý 20.147.855 99,31%
Không đồng ý 140.996 0,69%
Tổng số phiếu 20.288.851 100.00%
Cử tri đã đăng ký/đã bỏ phiếu ~22.000.000[1] 89[3]%

Một cuộc trưng cầu ý dân về việc thành lập một chế độ cộng hòa Hồi giáo được tổ chức tại Iran vào ngày 30 và 31 tháng 3 năm 1979. Ruhollah Khomeini không cho phép lựa chọn chế độ chính trị khác vì ông cho rằng nhân dân Iran đã lựa chọn "Cộng hòa Hồi giáo" trong những cuộc biểu tình chống Shah. Những đảng như Mặt trận Dân chủ Quốc gia và Tổ chức Du kích Cảm tử Nhân dân Iran tẩy chay cuộc trưng cầu ý dân.

Tổ chức Mujahedin Nhân dân Iran, Đảng Nhân dân Iran, Phong trào Tự do Iran, Mặt trận Dân tộc Iran và Đảng Cộng hòa Nhân dân Hồi giáo phản đối việc Khomeini áp đặt lựa chọn Cộng hòa Hồi giáo.[4] Theo kết quả chính thức, 98,2% cử tri bỏ phiếu ủng hộ Cộng hòa Hồi giáo.[5]

Độ tuổi bỏ phiếu được hạ từ 18 xuống 16 để cho phép thanh niên Iran bỏ phiếu trưng cầu ý dân.

Sau cuộc trưng cầu ý dân, hiến pháp năm 1906 bị bãi bỏ và hiến pháp Cộng hòa Hồi giáo được soạn thảo và phê chuẩn trong một cuộc trưng cầu ý dân khác vào tháng 12 năm 1979.

Lập trường của các đảng

[sửa | sửa mã nguồn]
Lập trường Tổ chức Tham khảo
Đồng ý
Đảng Cộng hòa Hồi giáo [6]
Mặt trận Dân tộc Iran [6][7]
Phong trào Tự do [6][7]
Đảng Nhân dân Iran [6][7]
Tổ chức Mojahedin Nhân dân [6]
Đảng Cộng hòa Nhân dân Hồi giáo [6]
Đảng Lao động Dân tộc Iran [8]
Đảng Iran [cần dẫn nguồn]
Đảng toàn Iran [9]
Đảng Dân tộc Iran [9]
Tẩy chay
Mặt trận Dân chủ Dân tộc [6]
Tổ chức Du kích cảm tử Nhân dân Iran [10]
Du kích cảm tử Nhân dân [11]
Tổ chức Đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân [9]
Đảng Dân chủ Kurdistan Iran [6]
Hội Lao động Cách mạng Kurdistan Iran [6]

Bỏ phiếu

[sửa | sửa mã nguồn]
Phụ nữ đi bỏ phiếu trưng cầu ý dân

Phiếu trưng cầu ý dân gồm ba phần, hai phần có nội dung sau:

بسمه تعالی
دولت موقّت انقلاب اسلامی
وزارت کشور
تعرفهٔ انتخابات رفراندم
تغییر رژیم سابق به جمهوری اسلامی
که قانون اساسی آن از تصویب ملّت خواهد گذشت.
Nhân danh Thượng đế
Chính phủ Cách mạng Hồi giáo lâm thời
Bộ Nội vụ
Lá phiếu trưng cầu ý dân
Thay đổi chế độ chính trị thành Cộng hòa Hồi giáo
mà hiến pháp sẽ do nhân dân phê chuẩn.

Chính phủ lâm thời Iran mời một phái đoàn gồm bốn luật gia quốc tế từ Hiệp hội Luật sư Dân chủ Quốc tế đến giám sát cuộc trưng cầu ý dân.[12] Theo tờ báo The Washington Post, các điểm bỏ phiếu không có buồng bỏ phiếu và những người quan sát có thể thấy rõ ràng màu lá phiếu. Trưởng phái đoàn nói rằng "đây không phải là cách tiến hành trưng cầu ý dân ở phương Tây và không đáp ứng các tiêu chí dân chủ".[13] Sadegh Zibakalam mô tả cuộc trưng cầu ý dân là "tự do và công bằng".[14] Michael Axworthy tuyên bố "có thể có một số bất thường trong cuộc trưng cầu ý dân nhưng hầu hết những người quan sát công tâm khi đó và kể từ đó đều chấp nhận rằng một cuộc trưng cầu ý dân vào thời điểm đó với câu hỏi đó sẽ luôn có kết quả áp đảo cho cùng một lựa chọn bất kể điều kiện".[15]

Chính phủ báo cáo tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao trên cả nước, ngoại trừ ở Turkmen Sahra và Kurdistan Iran, nơi cuộc trưng cầu ý dân không được tổ chức đầy đủ do xung đột vũ trang.[16]

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]
Lựa chọnPhiếu bầu%
Đồng ý20.147.85599.31
Không đồng ý140.9960.69
Tổng cộng20.288.851100.00
Tổng cộng phiếu bầu20.440.108
Cử tri phiếu bầu đã đăng ký20.857.39198.00
Nguồn: Nohlen et al[1], Cổng thông tin dữ liệu Iran[17]

Theo tỉnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Tỉnh Lựa chọn %
Đồng ý Không đồng ý Đồng ý Không đồng ý
Đông Azerbaijan 2.001.628 5.354 99,73% 0,27%
Tây Azerbaijan 640.323 5.547 99,14% 0,86%
Isfahan 1.357.605 4.470 99,67% 0,33%
Ilam 161.942 16 99,99% 0,01%
Kermanshah 612.830 6.159 99,00% 1,00%
Bushehr 200.023 333 99,83% 0,17%
Tehran 3.462.449 72.980 97,94% 2,06%
Chaharmahal và Bakhtiari 210.936 885 99,58% 0,42%
Khorasan 1.983.458 712 99,66% 0,34%
Khuzestan 1.248.591 8.557 99,32% 0,68%
Zanjan 765.786 875 99,89% 0,11%
Semnan 185.674 424 99,77% 0,23%
Sistan và Baluchestan 314.319 1.052 99,67% 0,33%
Fars 1.224.821 5.281 99,57% 0,43%
Kurdistan 318.360 2.570 99,20% 0,80%
Kerman 651.011 1.507 99,77% 0,23%
Kohgiluyeh và Boyer-Ahmad 159.463 254 99,84% 0,16%
Gilan 810.708 7.539 99,08% 0,92%
Lorestan 643.216 821 99,87% 0,13%
Mazandaran 1.205.501 3.871 99,68% 0,32%
Markazi 771.189 1.052 99,86% 0,14%
Hormozgan 252.791 3.842 98,50% 1,50%
Hamadan 744.636 1.023 99,86% 0,14%
Yazd 241.024 187 99,92% 0,08%
Abroad 118.069 12.444 90,47% 9,53%
Tổng cộng 20.286.353 153.755 99,25% 0,75%
Nguồn: Bộ Nội vụ Iran[liên kết hỏng]
  • Ngày Cộng hòa Hồi giáo Iran
  • Trưng cầu ý dân về hiến pháp Iran 1979

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Nohlen, Dieter; Grotz, Florian; Hartmann, Christof (2001). “Iran”. Elections in Asia: A Data Handbook. I. Oxford University Press. tr. 68. ISBN 0-19-924958-X.
  2. ^ a b Hovsepian-Bearce, Yvette (2015). The Political Ideology of Ayatollah Khamenei: Out of the Mouth of the Supreme Leader of Iran. Routledge. tr. 13. ISBN 978-1317605829.
  3. ^ Hiro, Dilip (2013). Holy Wars (Routledge Revivals): The Rise of Islamic Fundamentalism. Routledge. tr. 169. ISBN 978-1135048310.
  4. ^ Paydar, Parvin (1995). Women and the Political Process in Twentieth-Century Iran. Cambridge University Press. tr. 226. ISBN 978-0-521-59572-8.
  5. ^ Chehabi, Houchang Esfandiar (1986). Modernist Shi'ism and Politics: The Liberation Movement of Iran (Luận văn) (bằng tiếng Anh). Đại học Yale. tr. 500.
  6. ^ a b c d e f g h i Paydar, Parvin (1995). Women and the Political Process in Twentieth-Century Iran. Cambridge University Press. tr. 226. ISBN 978-0-521-59572-8.
  7. ^ a b c Baktiari, Bahman (1996). Parliamentary Politics in Revolutionary Iran: The Institutionalization of Factional Politics. University Press of Florida. tr. 55. ISBN 978-0-8130-1461-6.
  8. ^ Haddad Adel, Gholamali; Elmi, Mohammad Jafar; Taromi-Rad, Hassan. Political Parties: Selected Entries from Encyclopaedia of the World of Islam. EWI Press. tr. 209–215. ISBN 9781908433022.
  9. ^ a b c “بررسی فرایند برگزاری همه‌پرسی نظام جمهوری اسلامی در فروردین 1358”. historydocuments.
  10. ^ Hiro, Dilip (2013). Iran Under the Ayatollahs (Routledge Revivals). Routledge. tr. 128. ISBN 978-1135043810.
  11. ^ Maziar, Behrooz (2000). Rebels With A Cause: The Failure of the Left in Iran. I.B.Tauris. tr. 109. ISBN 1860646301.
  12. ^ Albala, Nuri; Dossou, Robert; Dreyfus, Nicole; Youssoufi, Abderahmane (tháng 5 năm 1979), Commission internationale d'enquete en Iran sur la preparation et le deroulement du referendum des 30 et 31 mars, la situation actuelle des droits de Phomme et la mise en place des nouvelles institutions, les crimes du regime Pahlavi (bằng tiếng Pháp), Association Internationale des Juristes Démocrates
  13. ^ Ronald Koven (2 tháng 4 năm 1979). “Khomeini Decrees Islamic Republic After Vote in Iran”. The Washington Post. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2017.
  14. ^ Sadegh Zibakalam (2014). “To Rule or Not to Rule? An Alternative Look at the Political Life of Ayatollah Khomeini between 1960 and 1980”. Trong Arshin Adib-Moghaddam (biên tập). A Critical Introduction to Khomeini. Cambridge University Press. tr. 272. ISBN 978-1-107-72906-3.
  15. ^ Axworthy, Michael (2013), Revolutionary Iran: A History of the Islamic Republic, Oxford University Press, tr. 373–374
  16. ^ “Landslide Victory for Khomeini Reported in Voting”. The New York Times. 2 tháng 4 năm 1979. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2017.
  17. ^ “Referenda”, The Iran Social Science Data Portal, Princeton University, truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Zesshi Zetsumei - Overlord
Nhân vật Zesshi Zetsumei - Overlord
Zesshi Zetsumei (絶 死 絶命) là người giữ chức vị đặc biệt trong tổ chức Hắc Thánh Kinh.
Nhân vật Pochita - Chainsaw Man
Nhân vật Pochita - Chainsaw Man
Pochita (ポ チ タ Pochita?) hay Chainsaw Devil (チ ェ ン ソ ー の 悪 魔, Chensō no akuma) là hiện thân của nỗi sợ máy cưa
Blue Period - Bộ Anime truyền động lực và cảm hứng
Blue Period - Bộ Anime truyền động lực và cảm hứng
Bộ phim kể về Yutaro - nhân vật chính, một cậu học sinh cấp 3 "học giỏi, chơi giỏi" nhưng tất cả những điều đó chỉ khiến cậu ta càng thêm trống rỗng và cảm thấy cuộc sống thật nhàm chán và vô vị
Nhân vật Entoma Vasilissa Zeta - Overlord
Nhân vật Entoma Vasilissa Zeta - Overlord
Entoma Vasilissa Zeta (エ ン ト マ ・ ヴ ァ シ リ ッ サ ・ ゼ ー タ, εντομα ・ βασιλισσα ・ ζ) là một chiến hầu người nhện và là thành viên của "Pleiades Six Stars," đội chiến hầu của Great Tomb of Nazarick. Cô ấy được tạo ra bởi Genjiro.