Trạng nguyên

Trạng nguyên (chữ Hán: 狀元) là một danh hiệu thuộc học vị tiến sĩ của người đỗ thứ hạng cao nhất trong các khoa thi Đình, thời phong kiếnTrung Quốc, Việt Nam, Cao Ly. Người đỗ Trạng nguyên và tất cả những người đỗ tiến sĩ đều phải vượt qua cả 3 kỳ thi: thi Hương, thi Hộithi Đình. Trạng nguyên, Bảng nhãnThám hoa lần lượt là các danh hiệu dành cho các vị trí nhất, nhì, ba.[1] Ngoài ra, Trạng nguyên cũng là một tước hiệu trong triều đình phong kiến Việt Nam.

Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Việt Nam, các kỳ thi Nho học dưới chế độ phong kiến đã được tổ chức từ thời nhà Lý, khoa thi đầu tiên được tổ chức năm 1075 là Khoa thi Minh Kinh (những người uyên bác Kinh sử) và khoa thi cuối cùng năm 1919. Trải qua 844 năm, cả nước tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ 2898 vị đỗ đại khoa. Nhưng ngôi vị Trạng nguyên thì không phải được quy định ngay từ đầu mà chỉ đến năm Thiên Ứng Chính Bình 1247 đời vua Trần Thái Tông mới đặt ra định chế Tam khôi, theo đó sỹ tử sẽ trải qua đủ ba kỳ thi là: thi Hương, thi Hội, thi Đình. Tại kỳ thi Đình, sẽ lấy đỗ tam giáp là đệ nhất giáp tiến sỹ cập đệ, đệ nhị giáp tiến sỹ xuất thân và đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân. Trong đệ nhất giáp lại lấy tam khôi (người đỗ cao nhất là Trạng Nguyên, người thứ 2 là Bảng Nhãn, người thứ ba là Thám Hoa). Theo đó năm 1247, Trạng nguyên đầu tiên là Nguyễn Quan Quang, Bảng nhãn là Phạm Văn Tuấn và Thám hoa là Vương Hiểu Phùng.

Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Trạng nguyên đầu tiên của Trung Quốc là Tôn Phục Già năm 622, Trạng nguyên cuối cùng là Lưu Xuân Lâm năm 1904. Trong khoảng 1.300 năm tại Trung Quốc lấy 504 trạng nguyên? (nếu tính cả các Trạng nguyên do nhà Liêu lấy là 18 người, nhà Kim 15 người, Đại Tây quốc 1 người (Trương Hiến Trung), Thái Bình thiên quốc 14 người thì tổng cộng có 552 Trạng nguyên. Thời nhà Đường, không tổ chức Điện thi (tức thi Đình) mà chỉ tổ chức tỉnh thi (thi tỉnh). Bài thi Trạng nguyên cổ nhất hiện còn giữ được là bài thi của Triệu Bỉnh Trung (1573-1626) thời nhà Minh. Cả cha và con đều đỗ Trạng nguyên là chuyện rất hiếm. Cụ thể, tại Trung Quốc chỉ có:

Triều đại Số khoa thi Số trạng nguyên Ghi chú
Nhà Tùy ? 7 (tiến sĩ) Nhà Tùy ngắn ngủi, mới thi hành chế độ khoa cử.
Nhà Đường 263 148 Có sách nói nhà Đường tổ chức 270 kỳ thi
Ngũ đại Thập quốc 47 24
Nhà Tống 118 118
Nhà Liêu 57 56
Tây Hạ không rõ 1
Nhà Kim 41 39
Nhà Nguyên 16 32 Nhà Nguyên chia thí sinh người Hán và người Mông Cổ thành hai bảng tả, hữu. Mỗi khoa lấy 2 trạng nguyên
Nhà Minh 90 90
Đại Tây quốc 1 5
Nhà Thanh 112 114
Thái Bình thiên quốc không rõ 15
Tổng cộng 745 638

Lưỡng quốc Trạng nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Lưỡng quốc Trạng nguyên, có nghĩa trạng nguyên hai nước, là một danh hiệu xưng tặng cho một vài trạng nguyên Việt Nam. Theo giai thoại dân gian, tuy không chính thức đỗ trạng nguyên ở Trung Quốc, nhưng học vấn của họ được triều đình Trung Quốc khen ngợi như một trạng nguyên của nước họ. Trong 49 vị trạng nguyên của Việt Nam, có bốn người được giai thoại gọi là "Lưỡng quốc Trạng nguyên": Mạc Đĩnh Chi,[cần dẫn nguồn] Nguyễn Trực,[2][3] Nguyễn Đăng Đạo[cần dẫn nguồn]Nguyễn Nghiêu Tư.[cần dẫn nguồn] Tuy nhiên tất cả những trường hợp trên đều chỉ là giai thoại dân gian hư cấu, còn thực tế thì chính sử của cả Trung Quốc và Việt Nam đều không chép về việc có ai từng được phong là Lưỡng quốc Trạng nguyên. Ngoài ra còn có thể kể đến Phùng Khắc Khoan và Tống Trân, được các Hoàng đế Trung Hoa đặc cách phong là Lưỡng quốc Trạng Nguyên.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Trạng nguyên". Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ Nguyễn Trực: Lưỡng quốc Trạng nguyên[liên kết hỏng]. Báo Bình Dương
  3. ^ Nguyễn Trực – Lưỡng quốc Trạng nguyên Lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2009 tại Wayback Machine. Nhà xuất bản Giáo dục tại Tp. Đà Nẵng.
Khoa bảng
Thi Hương Thi Hội Thi Đình
Giải nguyên Hội nguyên Đình nguyên
Hương cống
Sinh đồ
Thái học sinh
Phó bảng
Trạng nguyên
Bảng nhãn
Thám hoa
Hoàng giáp
Đồng tiến sĩ xuất thân
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu Anime/Manga Kaiju No.8 - Tân binh tiềm năng
Giới thiệu Anime/Manga Kaiju No.8 - Tân binh tiềm năng
Kaiju No.8 đạt kỉ lục là Manga có số lượng bản in tiêu thụ nhanh nhất với 4 triệu bản in
Có thể Celestia đã hạ sát Guizhong
Có thể Celestia đã hạ sát Guizhong
Ma Thần Bụi Guizhong đã đặt công sức vào việc nghiên cứu máy móc và thu thập những người máy cực kì nguy hiểm như Thợ Săn Di Tích và Thủ Vệ Di Tích
Nợ công quốc gia có phải là vấn đề lớn như mọi người vẫn lầm tưởng?
Nợ công quốc gia có phải là vấn đề lớn như mọi người vẫn lầm tưởng?
Chúng ta sẽ cùng nhau truy vấn xem tính hợp pháp của một loại tiền tệ đến từ đâu?
Brooklyn 99 - nét mới trong thể loại sitcom
Brooklyn 99 - nét mới trong thể loại sitcom
B99 đúng là có tình yêu, nói về tình bạn nhưng đều ở mức vừa đủ để khiến một series về cảnh sát không bị khô khan nhàm chán