Trấn nước

Ván nước được trình bày tại Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng. Tù nhân bị còng chân vào cột bên phải và còng tay ở bên trái; sau đó, Khmer Đỏ bịt mặt và đổ nước lên mặt.

Trấn nước (tiếng Anh là waterboarding'',[1] đôi khi dịch là ván và nước)[2] là một hình thức tra tấn mà nạn nhân bị trói chặt và bị dội nước vào mặt, làm ngạt thở và hít nước vào phổi, gây ra cảm giác tương tự khi bị ngạt nước và sắp sửa chết đuối.[3] Đây là một hình thức tra tấn bị các tổ chức và nhà hoạt động nhân quyền lên án dữ dội vì nó gây tổn hại trầm trọng đến sức khỏe và tinh thần nạn nhân. Trấn nước được coi là tra tấn bởi nhiều người, bao gồm luật sư,[4][5] chính khách, cựu chiến sĩ,[6][7] viên chức tình báo,[8] quan tòa quân sự,[9] và tổ chức nhân quyền.[10][11] Vào thời Tòa án dị giáo Tây Ban Nha, người ta đã bắt đầu sử dụng phương pháp này để thẩm vấn, để phạt và đe dọa, và để ép cung.[12]

Phương pháp waterboarding

[sửa | sửa mã nguồn]

Khác với trấn nước, khi đầu bị dìm xuống nước mặt trước, waterboarding gây phản xạ nôn gần như ngay.[13] Waterboarding không nhất thiết phải tổn thương cơ thể một cách lâu dài. Tuy nhiên, nó có thể làm rất đau đớn, nghẹt thở, đâm phổi, thương não do thiếu oxy, tổn thương một cách khác như gãy xương vì vẫy đạp vào những khóa tay, bị chấn thương lâu dài, hoặc, sau hết, bị chết.[4] Những tổn thương có thể mới bắt đầu hiện ra nhiều tháng sau khi nằm trên ván nước; những kết quả tâm lý có thể kéo dài nhiều năm.[14]

Năm 2007, thuật ngữ "waterboarding" trở thành phổ biến sau khi báo chí cho biết rằng Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) thực hiện phương pháp này để thẩm vấn những tù nhân ngoại tụng và rằng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã cho phép.[15][16] Tin tức này dẫn đến vụ bê bối chính trị ở khắp thế giới. Những tình nghi Al-Qaeda bị CIA thực hiện Waterboarding bao gồm Khalid Sheikh Mohammed, Abu Zubaydah, và Abd al-Rahim al-Nashiri.[17][18]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Katherine Eban (ngày 17 tháng 7 năm 2007). “Rorschach and Awe”. Vanity Fair (bằng tiếng Anh). Thành phố New York: Condé Nast Publications. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2007.
  2. ^ Thanh Bình (ngày 9 tháng 3 năm 2008). “Tổng thống Bush phủ quyết dự luật hạn chế thẩm vấn”. VietNamNet. Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2009.
  3. ^ Josh White (ngày 8 tháng 11 năm 2007). “Waterboarding Is Torture, Says Ex-Navy Instructor”. The Washington Post (bằng tiếng Anh). Washington D.C.: The Washington Post. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2007.
  4. ^ a b “Open Letter to Attorney General Alberto Gonzales” (bằng tiếng Anh). Thành phố New York: Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. ngày 5 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2009.
  5. ^ Benjamin G. Davis (ngày 8 tháng 10 năm 2007). “Endgame on Torture: Time to Call the Bluff”. JURIST (bằng tiếng Anh). Pittsburgh, Pennsylvania: Đại học Pittsburgh. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2007.
  6. ^ “French Journalist Henri Alleg Describes His Torture Being Waterboarded by French Forces During Algerian War” (bằng tiếng Anh). Democracy Now!. ngày 5 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2007.
  7. ^ John McCain (ngày 21 tháng 11 năm 2005). “Torture's Terrible Toll”. Newsweek (bằng tiếng Anh). Thành phố New York: Công ty The Washington Post. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2009.
  8. ^ Stephen Grey (2006). Ghost plane: the true story of the CIA torture program (bằng tiếng Anh). Thành phố New York: Nhà xuất bản St. Martin's. tr. 226. ISBN 0-312-36023-1. OCLC 70335397. As one former CIA official, once a senior official for the directorate of operations, told me: 'Of course it was torture. Try it and you'll see.' Another, also a former higher-up in the directorate of operations, told me: 'Yes, it's torture…'
  9. ^ Nicole Bell (ngày 2 tháng 11 năm 2007). “Retired JAGs Send Letter To Leahy: 'Waterboarding is inhumane, it is torture, and it is illegal.'. Crooks and Liars (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2009.
  10. ^ “CIA Whitewashing Torture” (bằng tiếng Anh). Thành phố New York: Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. ngày 21 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2009.
  11. ^ “Amnesty International Response to Cheney's 'No-Brainer' Comment” (Thông cáo báo chí) (bằng tiếng Anh). Luân Đôn: Ân xá Quốc tế. ngày 26 tháng 10 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2009.
  12. ^ Scott Shane (ngày 7 tháng 11 năm 2007). “A Firsthand Experience Before Decision on Torture”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Thành phố New York: Công ty The New York Times. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2009.
  13. ^ Brian Ross (ngày 18 tháng 11 năm 2007). “CIA's Harsh Interrogation Techniques Described”. ABC News (bằng tiếng Anh). Richard Esposito. Thành phố New York: Công ty Walt Disney. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2009.
  14. ^ Jane Mayer (ngày 14 tháng 2 năm 2005). “Outsourcing Torture”. The New Yorker (bằng tiếng Anh). Thành phố New York: Condé Nast Publications. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2009.
  15. ^ “History of an Interrogation Technique: Water Boarding”. ABC News (bằng tiếng Anh). Thành phố New York: Công ty Walt Disney. ngày 29 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2009.
  16. ^ “Secret U.S. Endorsement of Severe Interrogations”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Thành phố New York: Công ty The New York Times. ngày 4 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2009.
  17. ^ Caitlin Price (ngày 5 tháng 2 năm 2008). “CIA chief confirms use of waterboarding on 3 terror detainees”. JURIST (bằng tiếng Anh). Pittsburgh, Pennsylvania: Đại học Pittsburgh. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2009.
  18. ^ Mark Trần (ngày 5 tháng 2 năm 2008). “CIA admit 'waterboarding' al-Qaida suspects”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Luân Đôn: Tập đoàn Guardian. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2009.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan