Tòa nhà Bộ Tư pháp Robert F. Kennedy ở Washington, D.C. | |
Tổng quan Cơ quan | |
---|---|
Thành lập | 22 tháng 6 năm 1870 1 tháng 7 năm 1870 |
Quyền hạn | Chính phủ liên bang Hoa Kỳ |
Trụ sở | Tòa nhà Bộ tư pháp Robert F. Kennedy 950 Đại lộ Pennsylvania NW Washington, D.C. 38°53′35,7″B 77°1′29,9″T / 38,88333°B 77,01667°T |
Số nhân viên | 112,500+ (2005) |
Ngân quỹ hàng năm | $46,2 tỉ (2008) |
Các Lãnh đạo Cơ quan | |
Website | http://www.justice.gov |
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (United States Department of Justice hay viết tắt là DOJ) là một bộ hành pháp liên bang của chính phủ Hoa Kỳ có nhiệm vụ thực thi luật pháp liên bang và quản trị tư pháp tại Hoa Kỳ. Bộ này tương đương với bộ tư pháp hoặc bộ nội vụ của các quốc gia khác. Bộ này do Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ đứng đầu, người báo cáo trực tiếp với Tổng thống Hoa Kỳ và là thành viên của Nội các tổng thống. Bộ trưởng Tư pháp đương nhiệm là Merrick Garland, người đã nhận nhiệm sở từ tháng 3 năm 2021.
Bộ Tư pháp điều hành hầu hết các cơ quan thực thi pháp luật liên bang của Hoa Kỳ, bao gồm Cục Điều tra Liên bang, Cục Cảnh sát Tư pháp Hoa Kỳ, Cục Rượu, Thuốc lá, Súng và Chất nổ, Cục Phòng chống Ma túy và Cục Nhà tù Liên bang. Bộ này cũng có tám bộ phận luật sư đại diện cho chính phủ liên bang Hoa Kỳ trong các vụ kiện tụng: Vụ Hình sự, Dân sự, Chống độc quyền, Thuế, Dân quyền, Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, An ninh Quốc gia và Quản lý Tư pháp. Bộ này cũng bao gồm Văn phòng Công tố viên Liên bang Hoa Kỳ cho mỗi một trong 94 khu vực tư pháp liên bang của Hoa Kỳ.
Quốc hội Hoa Kỳ đã thành lập Bộ Tư pháp vào năm 1870 dưới thời tổng thống Ulysses S. Grant. Chức năng của Bộ Tư pháp ban đầu có từ năm 1789, khi Quốc hội thành lập văn phòng Bộ trưởng Tư pháp.
Ban đầu Bộ trưởng Tư chỉ là một người đơn độc, làm việc một phần thời gian, được lập ra theo Đạo luật Tư pháp năm 1789. Có khi người này giúp tư vấn pháp luật cho Quốc hội Hoa Kỳ cũng như cho Tổng thống Hoa Kỳ nhưng sau đó thì chấm dứt vào năm 1819 vì sức tải của công việc.
Năm 1867, Ủy ban Hạ viện Hoa Kỳ đặc trách về Tư pháp (U.S. House Committee on the Judiciary), do dân biểu William Lawrence lãnh đạo, đã tiến hành một cuộc thăm dò để thành lập một"bộ luật pháp"có một Tổng chưởng lý lãnh đạo và gồm có nhiều luật sư các bộ khác nhau và các Công tố viên Hoa Kỳ. Vào ngày 19 tháng 2 năm 1868, Lawrence giới thiệu một đạo luật tại Quốc hội Hoa Kỳ để thành lập Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Tuy nhiên đạo luật đầu không thành công vì Lawrence không thể tận dụng nhiều thời gian để nó được thông qua mà ông bận phải dành thời gian cho việc luận tội Tổng thống Andrew Johnson.
Đạo luật thứ hai được dân biểu Rhode Island là Thomas Jenckes trình lên Quốc hội ngày 25 tháng 2 năm 1870, và nó được thông qua ở cả Thượng viện và Hạ viện. Tổng thống Ulysses S. Grant ký đạo luật này thành luật vào ngày 22 tháng 6 năm 1870. Bộ Tư pháp chính thức bắt đầu hoạt động vào ngày 1 tháng 7 năm 1870.
Đạo luật có tên "Đạo luật thành lập Bộ Tư pháp" đã không thay đổi trách nhiệm của Tổng chưởng lý nhiều cũng như tiền lương và nhiệm kỳ vẫn giữ như cũ. Luật dựng lên một văn phòng mới có tên là Tổng biện lý sự vụ (Solicitor General) để giám sát và thực hiện các vụ kiện hay tranh chấp của chính phủ trước Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ.
Với việc thông qua Đạo luật Thương mại Liên tiểu bang năm 1887, Chính phủ liên bang Hoa Kỳ bắt đầu bắt tay đảm nhiệm một số trách nhiệm thi hành pháp lý mà Bộ Tư pháp là cơ quan thực hiện các bổn phận này.[1]
Năm 1872, việc giám sát các nhà tù liên bang đã được thuyên chuyển từ Bộ Nội vụ Hoa Kỳ sang cho bộ mới thành lập này. Các cơ sở vật chất mới được xây dựng trong đó có trại cải huấn ở Leavenworth năm 1895, và một nhà tù dành cho phụ nữ ở Tây Virginia. Trại tù Alderson được xây vào năm 1924.[2]
Tòa nhà Bộ Tư pháp Hoa Kỳ được xây hoàn thành vào năm 1935 từ bản thiết kế của Milton Bennett Medary. Sau khi Medary mất vào năm 1929, các cộng sự khác trong công ty Philadelphia của ông lãnh trách nhiệm đối với dư án. Tòa nhà có khoảng 1 triệu ft vuông chỗ văn phòng, nằm trên một lô đất được bao bọc bởi Đại lộ Constitution và Đại lộ Pennsylvania, Phố số 9 và Phố số 10, khu định hướng Tây Bắc của thủ đô Washington D.C. Nhà điêu khắc C. Paul Jennewein đóng vai trò là nhà tư vấn thiết kế cho toàn bộ dư án tòa nhà, đóng góp hơn 50 mẫu điêu khắc bên trong và ngoài tòa nhà.
Nhiều cố gắng được thực hiện nhưng không hoàn toàn thành công để định nghĩa ý nghĩa của khẩu hiệu bằng chữ Latin nằm trên con dấu của Bộ Tư pháp Qui Pro Domina Justitia Sequitur. Thậm chí người ta cũng không biết rõ là từ khi nào phiên bản gốc của con dấu được sử dụng hay từ khi nào mà khẩu hiệu xuất hiện trên con dấu lần đầu tiên. Ý kiến có uy nhất là từ Bộ Tư pháp thì cho rằng khẩu hiệu này ám chỉ đến Tổng chưởng lý (và vì thế ám chỉ Bộ Tư pháp)"người đứng ra truy tố thay mặt công lý (hay Nữ thần Công lý)".
Tòa nhà được đổi tên để vinh danh cựu Tổng chưởng lý Robert F. Kennedy vào năm 2001. Đôi khi tòa nhà này còn được gọi là"Main Justice".[3]
Một số cơ quan thi hành luật pháp do Bộ Tư pháp quản lý gồm có: