Trần Ngọc Đường

Trần Ngọc Đường
Chức vụ
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ1997 – 2002
Thông tin cá nhân
Sinh25 tháng 7, 1945 (79 tuổi)
Quảng Trung, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
Nghề nghiệpgiáo sư, chính trị gia
Học vấngiáo sư, tiến sĩ luật

Trần Ngọc Đường (sinh ngày 25 tháng 7 năm 1945) là một giáo sư, tiến sĩ luật, chính trị gia người Việt Nam. Ông từng giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam kiêm trợ lý Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa X (1997-2002) Nông Đức Mạnh, khóa XI (2002-2007) Nguyễn Văn An, khóa XII (2007-2011) Nguyễn Phú Trọng[1], Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X (1997-2002) thuộc đoàn đại biểu tỉnh Kiên Giang[2], ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa X,[3][4] ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông là người hướng dẫn luận văn tiến sĩ luật học của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.[5] Ông là chuyên gia cao cấp của Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội Việt Nam, thành viên thường trực Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992[6][7], ủy viên Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước Việt Nam ngành Luật học nhiệm kỳ 2014-2019[8]. Ông là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trực tiếp tham gia giám sát, kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV vào tháng 5 năm 2016 tại Hải Phòng, Quảng Ninh và một số địa phương khác.[9]

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 25 tháng 7 năm 1945, quê quán ở xã Quảng Trung, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào.[2]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1997 đến năm 2002 ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X (1997-2002) thuộc đoàn đại biểu tỉnh Kiên Giang. Lúc này ông là Phó Giáo sư, Phó tiến sĩ Luật.[2]

Năm 2013, ông là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam.[10]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Bàn về quyền con người quyền công dân: Sách tham khảo / Trần Ngọc Đường. - Hà Nội: Chính trị Quốc gia, 2004. - 184tr.; 19 cm.
  2. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tập 2 / Trần Ngọc Đường. - Hà Nội: Chính trị Quốc gia, 2000. - 187tr.; 19 cm.
  3. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam: T3 / Trần Ngọc Đường. - Hà nội: Chính trị Quốc gia, 2000. - 519 tr.; 19 cm. - Trần, Ngọc Đường
  4. Khái niệm pháp lý trong các văn bản pháp luật / Trần Ngọc Đường, Nguyên Thành. - Hà Nội: Tư pháp, 2007. - 622 tr.; 24 cm. - Nguyên Thành
  5. Lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Tập 1 / Trần Ngọc Đường. - Hà Nội: Chính trị Quốc gia, 2000. - 480tr.; 19 cm.
  6. Mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, Chính phủ trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam / Trần Ngọc Đường, Ngô Đức Mạnh. - Hà Nội: Chính trị Quốc gia, 2008. - 515 tr.; 21 cm.
  7. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc xây dựng và ban hành hiến pháp: Sách chuyên khảo / Trần Ngọc Đường, Bùi Ngọc Sơn. - Hà Nội: Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2013. - 447 tr.; 24 cm.
  8. Trần Ngọc Đường, Một số vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2011
  9. Đỗ Nguyên Phương và Trần Ngọc Đường: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền, Nhà xuất bản Sự thật, H.1992

Bài viết

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Bàn về chính phủ kiến tạo trong mối quan hệ với quốc hội / Trần Ngọc Đường. - 2017. - // Nghiên cứu Lập pháp, Viện nghiên cứu Lập pháp, 06/2017, Số 11 (339), tr. 18-21
  2. Trần Ngọc Đường: Thực trạng và nhu cầu giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh trong thời gian tới từ thực tiễn hoạt độngcủa Quốc hội / Hội thảo Giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh theo Hiến pháp năm 2013 của Viện Nghiên cứu lập pháp Hà nội tháng 6 năm 2016
  3. Thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội-Thực trạng và giải pháp / Trần Ngọc Đường. - 2008. - // Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, 2008, Số 1(115), tr.10-13;22
  4. "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ" thể hiện xuyên suốt, nhất quán trong toàn bộ nội dung của Hiến pháp năm 2013 / Trần Ngọc Đường. - 2014. - // Khoa học pháp lý, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, 2013, Số 02(81), tr.3-7
  5. Bàn về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan tài phán hiến pháp ở Việt Nam / Trần Ngọc Đường. - 2007. - // Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, 2007, Số 10(109), tr.5-7
  6. Bàn về thực trạng và nhu cầu pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước và pháp luật về quyền con người theo Nghị quyết 48 của Bộ chính trị/ Trần Ngọc Đường. - 2010. - // Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, 2010, Số 14(175), tr.5-13
  7. Bàn về thực trạng và nhu cầu pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước và pháp luật về quyền con người theo Nghị quyết 48 của Bộ chính trị (tiếp theo kỳ trước số 14(175) tháng 7/2010)/ Trần Ngọc Đường. - 2010. - // Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, 2010, Số 15(176), tr.5-12
  8. Bộ luật quốc tế về quyền con người: giá trị, ý nghĩa và cam kết của Việt Nam / Trần Ngọc Đường. - 2009. - // Khoa học pháp lý, Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, 2009, Số 5(54), tr.22-28
  9. Các nguyên tắc xây dựng pháp luật/ Trần Ngọc Đường. - 2004. - // Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, 2004, Số 1 (36), tr.40-44
  10. Dân chủ hóa hơn nữa quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện các nghị quyết quan trọng của nhà nước / Trần Ngọc Đường. - 2009. - // Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, 2009, Số 21 (158), tr. 5-8
  11. Đổi mới căn bản về nhận thức cũng như tổ chức thực hiện việc giải thích chính thức hiến pháp, luật và pháp lệnh ở nước ta hiện nay / Trần Ngọc Đường. - 2008. - // Nghiên cứu Lập pháp, Viện Nghiên cứu Lập pháp, 2008, Số 3, tr. 09 - 13
  12. Đổi mới cơ quan điều tra của Viện kiểm sát trong tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta / Trần Ngọc Đường. - 2014. - // Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 2014, Số 4, tr.49-54
  13. Đổi mới nhận thức và tổ chức thực tiễn công tác giáo dục pháp luật / Trần Ngọc Đường. - 1990. - // Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, 1990, Số 71, tr.15-20
  14. Góp ý dự thảo Cương lĩnh chính trị (sửa đổi): Vấn đề "Phân công, phối hợp quyền lực và kiểm soát quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam/ Trần Ngọc Đường. - 2010. - // Khoa học pháp lý, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 2010, Số 5(60), tr.3-9
  15. Hoàn thiện pháp luật về xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của tòa án đáp ứng yêu cầu phòng,chống tội phạm trong tình hình mới / Trần Ngọc Đường. - 2014. - // Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 2014, Số 5, tr.33-36
  16. Hoạt động lập pháp của nhiệm kỳ quốc hội khóa XII / Trần Ngọc Đường. - 2011. - // Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, 2011, Số 1 (186), tr. 19-29
  17. Hoạt động lập pháp của Quốc hội trong mười năm qua (2005-2015) / Trần Ngọc Đường. - 2016. - // Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, 2016, Số 02+03 (306+307), tr. 8-13
  18. Kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam / Trần Ngọc Đường. - 2011. - // Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, 2011, Số 16 (201), tr.5-9; 18
  19. Mô hình hiến pháp với việc sửa đổi bổ sung hiến pháp năm 1992 / Trần Ngọc Đường. - 2012. - // Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, 2012, Số 10(218), tr.3-7;12
  20. Một số suy nghĩ về nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội / Trần Ngọc Đường. - 2009. - // Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, 2009, Số chuyên đề 7 (144), tr.5-14
  21. Một vài suy nghĩ về học thuyết pháp chế XHCN trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta / Trần Ngọc Đường. - 1994. - // Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 1994, Số 1, tr.8-12;7
  22. Trần Ngọc Đường(2004) "Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật-nhiệm vụ trọng tâm xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân", nhà nước và pháp luật số 7

Học trò nổi danh

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “DANH SÁCH HỘI ĐỒNG TƯ VẤN VỀ DÂN CHỦ VÀ PHÁP LUẬT Khoá VIII (Nhiệm kỳ 2014 - 2019) (Ban hành kèm theo quyết định số: 234/QĐ-MTTW-ĐCT ngày 17 tháng 3 năm 2015 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2017. line feed character trong |tiêu đề= tại ký tự số 158 (trợ giúp)
  2. ^ a b c “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X Trần Ngọc Đường”. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2017.
  3. ^ “Khoa Luật Hành chính - Nhà nước tham dự Hội thảo quốc tế "Triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013". Trường Đại học Luật TPHCM. 6 tháng 10 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2017.
  4. ^ Văn Nghiệp Chúc (11 tháng 12 năm 2015). “GS, TS Trần Ngọc Đường: Quốc hội ban hành các dự án luật nhiều nhất trong thời kỳ đổi mới”. Báo Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2017.
  5. ^ Đề tài "Tăng cường quản lý nhà nước về an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay", Người hướng dẫn: PGS.PTS Trần Ngọc Đường, Hà Nội, 1996, 173 trang Luận án phó Tiến sĩ khoa học luật học Trần Đại Quang Lưu trữ 2018-09-25 tại Wayback Machine
  6. ^ “Trường ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh phối hợp cùng Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp tổ chức Hội nghị "Góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992". Trường Đại học Luật TPHCM. 1 tháng 3 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2017.
  7. ^ Võ Văn Thành (29 tháng 11 năm 2013). “Chủ quyền nhân dân được nhận thức sâu sắc”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2017.
  8. ^ “Hội đồng Chức danh giáo sư ngành Luật học nhiệm kỳ 2014-2019”. Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2017.
  9. ^ Hoàng Ngọc (20 tháng 5 năm 2016). “Tránh tư tưởng "làm nhanh, xong sớm" để lấy thành tích”. Báo Công lý. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2017.
  10. ^ “GS Thụy Điển tham gia giảng dạy Thạc sĩ Quản lý công tại Việt Nam”. Báo Dân trí. 4 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2017.
  11. ^ Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Các nhà giáo đề nghị phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân - Nhà giáo Ưu tú năm 2012 (kèm theo Tờ trình số 996 /TTr-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2012) url Báo điện tử Chính phủ Việt Nam Lưu trữ 2017-12-02 tại Wayback Machine
  12. ^ “Nhà giáo ưu tú 2012: Lãnh đạo "át" giáo viên miền núi”. Truy cập 4 tháng 12 năm 2017.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Genshin Impact] Tại sao Eula lại hot đến vậy
[Genshin Impact] Tại sao Eula lại hot đến vậy
Bài viết sẽ tổng hợp mọi nội dung liên quan đến nhân vật mới Eula trong Genshin Impact
Tất tần tật về nghề Telesales
Tất tần tật về nghề Telesales
Telesales là cụm từ viết tắt của Telephone là Điện thoại và Sale là bán hàng
Nhân vật Keisuke Baji trong Tokyo Revengers
Nhân vật Keisuke Baji trong Tokyo Revengers
Keisuke Baji (Phát âm là Baji Keisuke?) là một thành viên của Valhalla. Anh ấy cũng là thành viên sáng lập và là Đội trưởng Đội 1 (壱番隊 隊長, Ichiban-tai Taichō?) của Băng đảng Tokyo Manji.
Download Bokutachi wa Benkyou ga Dekinai 2 Vetsub
Download Bokutachi wa Benkyou ga Dekinai 2 Vetsub
Những mẩu truyện cực đáng yêu về học đường với những thiên tài