Quốc hội Việt Nam | |
---|---|
Quốc hội khóa XI | |
Dạng | |
Mô hình | |
Các viện | Quốc hội |
Thời gian nhiệm kỳ | 5 năm |
Lịch sử | |
Thành lập | 6 tháng 1 năm 1946 |
Tiền nhiệm | Quốc hội Việt Nam khóa X |
Kế nhiệm | Quốc hội Việt Nam khóa XII |
Lãnh đạo | |
Cơ cấu | |
Số ghế | 498 |
Chính đảng | Đảng Cộng sản (447-89,75%) Không đảng phái (51-10,25%) |
Nhiệm kỳ | 2002-2007 |
Trụ sở | |
Hội trường Ba Đình, Hà Nội | |
Trang web | |
quochoi |
Quốc hội Việt Nam khóa XI (nhiệm kỳ 2002-2007) có 498 đại biểu, được bầu vào ngày 19 tháng 5 năm 2002.[1] Kỳ họp đầu tiên của quốc hội đã được diễn ra từ ngày 19 tháng 7 đến ngày 12 tháng 8 năm 2002.[1]
Cuộc bầu cử cho kỳ họp Quốc hội Việt Nam khóa XI đã được thực hiện vào ngày 19 tháng 5 năm 2002 với 99,73% cử tri bỏ phiếu (khoảng 49.768.515 người). Tỉ lệ này cao hơn cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa trước đó với tổng số 498 đại biểu được bầu.[1][2]
Cơ cấu thành phần của Quốc hội:[3]
Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XI được diễn ra tại Hà Nội từ ngày 19 tháng 7 đến ngày 12 tháng 8 năm 2002 và bầu cử:[1]
Ngày 17 tháng 3 năm 2003, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết thành lập 3 cơ quan chuyên môn là Ban Công tác lập pháp, Ban Công tác đại biểu và Ban Dân nguyện trực thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ 11, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XI (từ ngày 20 tháng 3 đến ngày 2 tháng 4 năm 2007), Quốc hội đã xem xét, thảo luận và thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội nhằm tạo điều kiện để Quốc hội khóa XII tiếp tục đổi mới về tổ chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Theo đó, Quốc hội đã nhất trí về việc thành lập mới Uỷ ban pháp luật và Uỷ ban tư pháp của Quốc hội trên cơ sở Uỷ ban pháp luật; thành lập mới Uỷ ban kinh tế và Uỷ ban tài chính của Quốc hội trên cơ sở Uỷ ban kinh tế và ngân sách hiện nay.
Trong suốt nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XI đã ban hành và sửa đổi 84 bộ luật và 34 pháp lệnh.[1]