Trần Quốc Sơn | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 8 tháng 1, 1976 |
Nơi sinh | Thành phố Hồ Chí Minh |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp | Đạo diễn |
Sự nghiệp nghệ thuật | |
Đào tạo | Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội |
Trần Quốc Sơn (sinh năm 1976) là đạo diễn kiêm biên kịch phim tài liệu Việt Nam. Ngoài vai trò đạo diễn, anh còn viết kịch bản cho Cục Điện ảnh, Hãng phim Giải Phóng và tham gia viết bài cho một số tờ báo như Tạp chí HTV, Thế giới điện ảnh...
Các bài viết của anh thường ký bút danh theo tên con gái anh là Hồng Anh.
Trần Quốc Sơn sinh ngày 08 tháng 01 năm 1976 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Quê nội anh ở Ba Tri, Bến Tre, còn quê ngoại ở Tây Ninh.[1][2]
Trần Quốc Sơn tốt nghiệp ngành Điện tử - Viễn thông tại Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. du học 2000[3] Năm 2004, anh thi tiếp vào Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội ngành Đạo diễn điện ảnh - truyền hình.[4][5] Vào năm học cuối, Trần Quốc Sơn đọc dược một bài phóng sự trên báo Tuổi Trẻ kể về một làng gốm Bàu Trúc của người Chăm ở Ninh Thuận. Dù là một làng gốm cổ truyền nhưng số lượng người theo nghề dang giảm đu rất nhiều. Anh đã thực hiện một bộ phim tài liệu về tâm huyết giữ nghề của những nghệ nhân còn lại của làng gốm. Phim tài liệu Người thổi hồn cho gốm Bàu Trúc ra đời, với tác phẩm này Trần Quốc Sơn đã tốt nghiệp loại giỏi.[5][6]
Sau khi tốt nghiệp, anh làm việc tại Hãng Phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.
Đoạt Huy chương vàng tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc tổ chức tại Quảng Bình vào cuối năm 2015 với bộ phim tài liệu Cuộc gặp gỡ sau 48 năm, đạo diễn Trần Quốc Sơn, Hãng Phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh cảm thấy hạnh phúc vì những nỗ lực của mình và ê kíp làm phim đã được đền đáp xứng đáng. Theo anh, mỗi sản phẩm truyền hình đòi hỏi phải có tính sáng tạo. Nếu xem kỹ khán giả sẽ thấy rõ mỗi tác phẩm phim tài liệu có một phong cách và thủ pháp riêng.
Năm | Tác phẩm | Đạo diễn | Chú thích |
---|---|---|---|
2008 | Bức hoạ tình yêu | Đồng đạo diễn Hồ Ngọc Xum[4] | [2] |
Người thổi hồn cho gốm Bàu Trúc | |||
Người Sài Gòn và cá cảnh | |||
Họa sĩ Trần Đạt - tốc họa | |||
Vang mãi bản hùng ca | |||
2014 | Tượng đài Bác Hồ trong trái tim người dân Thành phố Hồ Chí Minh | ||
2014 | NSƯT Nhạc sĩ Thế Hiển – Nhánh lan rừng nở mãi | ||
2014 | Cuộc gặp gỡ sau 48 năm | ||
Điêu khắc gia Hà Nội | |||
Mùa xuân trên biển đảo | |||
Hoa bóng đá | [1] | ||
Kênh Nhiêu Lộc ngày ấy - bây giờ | |||
2018 | Đất mặn | ||
2015 | Đích đến của trái tim | ||
Thương hiệu trái cây Việt | |||
60 đường Trường Sơn huyền thoại | |||
60 năm Trung đoàn Gia Định anh hùng | |||
Ra biển lớn - Giáo sư Tiến sĩ Đặng Lương Mô | |||
Thành phố Hồ Chí Minh Đô thị thông minh | |||
2017 | Cánh võng tình người | ||
2017 | Hoa bóng đá | ||
2020 | Ra biển lớn | đồng đ | [7] |
Năm | Sự kiện / tổ chức | Giải thưởng | Tác phẩm | Chú thích |
---|---|---|---|---|
2009 | Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh | Phim điện ảnh xuất sắc | Bức hoạ tình yêu | [2][8] |
Liên hoan Điện ảnh, Truyền hình Thể thao và Du lịch quốc tế FICTS Việt Nam lần thứ V | Phim truyện xuất sắc | [9] | ||
2016 | Giải Báo Chí Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 34 | Đoạt giải | Cuộc gặp gỡ sau 48 năm | [9] |
Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 35 | Huy Chương Vàng | [9] | ||
2014 | Hội Cựu chiến binh Việt Nam | Bằng khen | Vang mãi bản hùng ca | [9] |
2018 | Giải Cánh diều lần thứ 16 | Cánh diều bạc | Đất mặn | [9] |
2018 | Giải thưởng Báo chí quốc gia về sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" | Giải B | Tượng đài Bác Hồ trong trái tim người dân Thành phố Hồ Chí Minh | [9][10] |