Trần Văn Linh

Trần Văn Linh
Chủ tịch Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòa thứ 3
Nhiệm kỳ
Tháng 12 năm 1971 – 30 tháng 4 năm 1975
Đề cử bởiNguyễn Văn Thiệu
Tiền nhiệmTrần Minh Tiết
Kế nhiệmCuối cùng (Sài Gòn thất thủ, chức vụ bị bãi bỏ)
Chủ tịch Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòa thứ 1
Nhiệm kỳ
22 tháng 10 năm 1968 – 21 tháng 11 năm 1969
Đề cử bởiNguyễn Văn Thiệu
Tiền nhiệmChức vụ được lập
Kế nhiệmTrần Minh Tiết
Thông tin cá nhân
Sinh(1924-03-05)5 tháng 3, 1924[1][2][3]
Biên Hòa, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương[4][1][2][3]
Mất18 tháng 1, 2021(2021-01-18) (96 tuổi)[3]
Baton Rouge, Louisiana, Hoa Kỳ[3]
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Nghề nghiệpThẩm phán
Tôn giáoPhật giáo[4][1][2]

Trần Văn Linh[5] (5 tháng 3 năm 1924[1][2][3] – 18 tháng 1 năm 2021[3]) là thẩm phán người Việt Nam, nguyên Chủ tịch Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòa đầu tiên và cuối cùng.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thân thế và học vấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Văn Linh sinh ngày 5 tháng 3 năm 1924[1][2] tại làng Bình Long, tỉnh Biên Hòa, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương.[4][1][2]

Thuở thiếu thời, ông nhập học Trường Tiểu học Tân Uyên. Học xong bậc tiểu học, ông lên Sài Gòn dự thi và được trúng tuyển vào Trường Trung học Pétrus Ký với hạng thứ 13 trong tổng số hai ngàn thí sinh trên toàn quốc về tham dự vào năm 1938. Sau khi thi đỗ bằng thành chung, ông cũng phải thi tuyển để vào học lớp đệ tam.[3]

Năm đó, 1942, lớp đệ tam Trường Pétrus Ký chỉ tuyển 70 học sinh cho 2 lớp. Lần nầy, ông trúng tuyển vào hạng 5 trong tổng số hơn năm trăm thí sinh tham dự. Ông tốt nghiệp bằng tú tài 2 vào năm 1945. Năm 1947, ông vào học Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn vừa khai giảng cho niên khóa đầu tiên.[3] Ông tốt nghiệp bằng luật tại trường này vào năm 1950.[4][1][2]

Hoạt động tư pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đó, ông trúng tuyển vào ngạch Thẩm phán. Sau khi tốt nghiệp ngành này, ông ra làm phó biện lý Tòa Sơ thẩm Sài Gòn. Từ năm 1954 đến năm 1955, ông là biện lý Tòa Sơ thẩm Vĩnh Long và Mỹ Tho.[4][1][2] Trở lại Sài Gòn, ông là Hội thẩm Tòa Thượng thẩm Sài Gòn và Chánh án Tòa Sơ thẩm Sài Gòn. Sau đó, ông làm Thẩm phán Tòa Thượng thẩm và trở thành Chánh án Tòa Thượng thẩm Sài Gòn.[3]

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đề cử ông vào chức vụ Thẩm phán Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòa và được sự chấp thuận của Thượng nghị viện tại Quốc hội.[3] Đến năm 1968, ông được đa số trong tổng số 9 vị Thẩm phán Tối cao Pháp viện bầu chọn làm Chủ tịch Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòa.[3] Ông giữ chức vụ này tới hai lần từ năm 1968 đến năm 1969 và từ năm 1971 đến năm 1975.[4][1][2]

Sau năm 1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ông đặt chân đến nước Mỹ vào đầu tháng 5 cùng năm. Sau những năm sách vở trở lại trường đại học, ông thi đậu lấy bằng thạc sĩ.[3] Kế đó, ông lên làm Giám đốc quản thủ thư viện tại Trường Đại học Luật Khoa tại New Orleans cho đến khi về hưu.[3] Trong thời gian hưu trí, thỉnh thoảng, ông có tham gia vào những buổi sinh hoạt về Phật giáo. Ông thích sống ẩn dật, thường nghiên cứu và viết sách về lý thuyết Phật học.[3]

Ông qua đời ngày 18 tháng 1 năm 2021 tại Baton Rouge, Louisiana, Hoa Kỳ, hưởng thọ 97 tuổi.[3]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông là người theo tín ngưỡng Phật giáo,[4][1][2] lấy pháp danh là Quang Trí.[3] Đã kết hôn,[4][1][2] và có năm cô con gái.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l Who's who in Vietnam 1972. Vietnam Press Agency. 1972. tr. 254. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2022.(tiếng Anh)
  2. ^ a b c d e f g h i j k l Who's who in Vietnam 1974 (PDF) (bằng tiếng Anh). Saigon: Vietnam Press Agency. 1974. tr. 456. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p “Thẩm phán Trần Văn Linh”. Ái Hữu Luật Khoa Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ a b c d e f g h i j Who's who in Vietnam 1969. Vietnam Press Agency. 1969. tr. tvl0969 1-2. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2022.(tiếng Anh)
  5. ^ “南越最高法院裁定阮高祺無資格參選” [Tối cao Pháp viện Nam Việt Nam ra phán quyết rằng Nguyễn Cao Kỳ không đủ điều kiện tranh cử]. Công Thương nhật báo (bằng tiếng Trung). Công Thương nhật báo hữu hạn công ty. 6 tháng 8 năm 1971. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2023.
Chức vụ Pháp luật
Tiền vị:
Trần Minh Tiết
Chủ tịch Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòa thứ 3
1971 – 1975
Cuối cùng
Nguyên nhân:Sài Gòn thất thủ, chức vụ bãi bỏ
Tiền vị:
Đầu tiên
Chủ tịch Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòa thứ 1
1968 – 1969
Kế vị:
Trần Minh Tiết
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lịch sử nước biển khởi nguyên - Genshin Impact
Lịch sử nước biển khởi nguyên - Genshin Impact
Thế giới ngày xưa khi chưa có Thần - hay còn gọi là “Thế giới cũ” - được thống trị bởi bảy vị đại vương đáng sợ
Review game Firewatch - Chuyện của những người gác lửa rừng
Review game Firewatch - Chuyện của những người gác lửa rừng
Firewatch là câu chuyện về những con người chạy trốn khỏi cuộc đời mình, câu chuyện của những người gác lửa rừng.
Những câu nói lãng mạn đến tận xương tủy
Những câu nói lãng mạn đến tận xương tủy
Những câu nói lãng mạn này sẽ làm thêm một ngày ấm áp trong bạn
Abraham Lincoln: Người tái sinh Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ
Abraham Lincoln: Người tái sinh Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ
Abraham Linconln luôn tin rằng, khi những Tổ phụ của nước Mỹ tuyên bố độc lập ngày 4/7/1776