Trận Cold Harbor

Trận Cold Harbor
Một phần của Nội chiến Hoa Kỳ

Battle of Cold Harbor
Minh họa: Kurz và Allison, 1888.
Thời gian31 tháng 512 tháng 6 năm 1864
Địa điểm
Kết quả Chiến thắng lớn của Liên minh miền Nam [1]
Tham chiến
Hoa Kỳ Liên bang miền Bắc Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Liên minh miền Nam
Chỉ huy và lãnh đạo
Hoa KỳUlysses S. Grant
Hoa KỳGeorge G. Meade
Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Robert E. Lee
Thành phần tham chiến
Binh đoàn Potomac
Quân đoàn XVIII
Binh đoàn Bắc Virginia
Lực lượng
108.000[2] 59.000[2]
Thương vong và tổn thất
12.737
(1.844 chết,
 9.077 bị thương,
 1.816 bị bắt/mất tích)[3]
4.595
(83 chết,
 3.380 bị thương,
 1.132 bị bắt/mất tích)[3]

Trận Cold Harbor xảy ra từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 12 tháng 6 năm 1864 (với diễn biến chính diễn ra trong ngày 3 tháng 6) thời Nội chiến Hoa Kỳ. Đây là một trong những trận cuối cùng trong chiến dịch Overland của trung tướng miền Bắc Ulysses S. Grant, và nổi tiếng vì được ghi nhận là một trận chiến đẫm máu và "một chiều" bậc nhất của lịch sử Hoa Kỳ. Hàng ngàn binh lính miền Bắc đã bị chết hoặc bị thương khi dàn hàng tấn công trực diện trong vô vọng và bị quân miền Nam dưới quyền đại tướng Robert E. Lee nằm sau các vị trí phòng thủ kiên cố bắn gục hết lớp này đến lớp khác. Trước trận thảm bại này, Bộ Tham mưu của các tướng Grant và George G. Meade chưa hề có chuẩn bị chu đáo gì cho cuộc giao chiến.[1] Song, trận đánh Cold Harbor là chiến thắng cuối cùng của Lee.[4]

Ngày 31 tháng 5, trong khi đội quân của Grant đang một lần nữa bọc đánh sườn phải của Lee, thì kỵ binh miền Bắc đã chiếm giữ đầu mối giao thông Old Cold Harbor, cách thủ đô Richmond của miền Nam 10 dặm về phía đông bắc, và cố thủ tại đây cho đến khi bộ binh đến. Cả Grant và Lee, đều có quân đội đã bị tổn thất nặng nề trong chiến dịch Overland, đã cùng nhận được tiếp viện. Tối ngày 1 tháng 6, các quân đoàn VI và XVIII của miền Bắc đã tới nơi liền mở cuộc tấn công vào các công sự của miền Nam tại phía tây giao lộ và thu được một số thành công.

Ngày 2 tháng 6, các lực lượng còn lại của hai bên đều tới nơi và quân miền Nam đã xây dựng một loạt các công sự phức tạp kéo dài đến 7 dặm. Sáng sớm ngày 3 tháng 7, 3 quân đoàn miền Bắc tấn công các công sự ở đầu phía nam phòng tuyến này và bị đẩy lui dễ dàng với thương vong nặng nề. Các nỗ lực nhằm tấn công đoạn cuối phía bắc phòng tuyến hay tiếp tục công kích ở phía nam cũng đều thất bại. Đáng nhớ nhất là 7 nghìn quân miền Bắc đã bị tiêu vong chỉ trong vòng 30 phút, họ thua tan tác mà không thể nào triệt binh được.[1]

Đối với Trung tướng Grant, trận thua tại Cold Harbor là một thảm kịch.[1] Trong hồi ký của ông, ông viết "Tôi luôn hối hận đã mở cuộc tấn công sau cùng tại Cold Harbor.... Quân ta hoàn toàn không đạt được lợi ích gì đề bù lại cho tổn thất quá nặng nề". Thất bại tại trận Cold Harbor nói riêng và tổn thất nặng nề của quân đội miền Bắc trong Chiến dịch Overland nói chung đã khiến cho chí khí của người miền Bắc bị suy sụp.[1] Ngoài ra, trận đánh đẫm máu này cũng góp phần khiến người đời gọi Grant là "gã đồ tể".[5] Hai đội quân tiếp tục đứng đối diện nhau tại các phòng tuyến này cho đến đêm 12 tháng 6, khi Grant tiếp tục chiến dịch của ông[5] bằng việc thúc sườn trái quân đội mình tiến đến sông James. Dẫu sao đi chăng nữa, tuy chịu tổn thất to lớn trong trận thua ở Cold Harbor cùng với các trận đánh đẫm máu khác của Chiến dịch Overland, người miền Bắc đã gây cho người miền Nam những tổn hại mà họ không thể nào khôi phục được.[4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Keith D. Dickson, The Civil War For Dummies
  2. ^ a b Eicher, trg 685; Esposito, chú chích bản đồ 136. Salmon, trg 295, dẫn lực lượng của miền Nam là 62.000. Kennedy, trg 294, dẫn rằng có 117.000 quân miền Bắc, 60.000 quân miền Nam. McPherson, trg 733, chỉ ra có cites 109.000 quân miền Bắc, 59.000 quân miền Nam.
  3. ^ a b Bonekemper, trg 311. Tính toán của các tác giả khác xem trong mục Kết quả.
  4. ^ a b Bob Navarro, The Country in Conflict, trang 344
  5. ^ a b BreAnn Rumsch, Ulysses S. Grant, trang 19

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đã biết có cố gắng mới có tiến bộ, tại sao nhiều người vẫn không chịu cố gắng?
Đã biết có cố gắng mới có tiến bộ, tại sao nhiều người vẫn không chịu cố gắng?
Những người càng tin vào điều này, cuộc sống của họ càng chịu nhiều trói buộc và áp lực
Nhân vật Makima - Chainsaw Man
Nhân vật Makima - Chainsaw Man
Cô được tiết lộ là Ác quỷ Kiểm soát (支 し 配 は い の 悪 あ く 魔 ま Shihai no Akuma?), Hiện thân của nỗi sợ kiểm soát hoặc chinh phục
[Review phim] Người Vợ Cuối Cùng - Liệu có đáng xem hay không?
[Review phim] Người Vợ Cuối Cùng - Liệu có đáng xem hay không?
Điểm cộng của phim rơi hết vào phần hình ảnh, âm thanh và diễn xuất của hầu hết dàn diễn viên.
7 kẻ không thể không build trong Honkai: Star Rail
7 kẻ không thể không build trong Honkai: Star Rail
Chúng ta biết đến cơ chế chính trong combat của HSR là [Phá Khiên]... Và cơ chế này thì vận hành theo nguyên tắc