Chiến dịch Overland

Chiến dịch Overland
Một phần của Nội chiến Hoa Kỳ

Ulysses S. GrantRobert E. Lee, hai viên tư lệnh của chiến dịch Overland
Thời gian4 tháng 524 tháng 6 năm 1864
Địa điểm
Kết quả Liên bang miền Bắc chiến thắng
Tham chiến
Hoa Kỳ Liên bang miền Bắc Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Liên minh miền Nam
Chỉ huy và lãnh đạo
Hoa Kỳ Ulysses S. Grant
Hoa Kỳ George G. Meade
Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Robert E. Lee
Thành phần tham chiến
Binh đoàn Potomac Binh đoàn Bắc Virginia
Lực lượng
118.700[1] 64.000[1]
Thương vong và tổn thất
55.000[2] 32.000[2]

Chiến dịch Overland, hay còn có tên Chiến dịch Overland của Grant hoặc Chiến dịch Wilderness, là một chuỗi các trận đánh diễn ra tại Virginia trong tháng 5 và tháng 6 năm 1864, thời Nội chiến Hoa Kỳ. Trung tướng Ulysses S. Grant, tổng chỉ huy các đội quân Liên bang miền Bắc, đã trực tiếp điều động Binh đoàn Potomac do thiếu tướng George G. Meade làm tư lệnh, cùng nhiều lực lượng khác tấn công Binh đoàn Bắc Virginia của đại tướng Liên minh miền Nam Robert E. Lee. Mặc dù Grant đã chịu nhiều thiệt hại to lớn trong suốt chiến dịch, nhưng đây vẫn là một thắng lợi chiến lược của phe miền Bắc, nó đã giáng cho binh đoàn của Lee những tổn thất nặng nề hơn xét về tỉ lệ quân số và dẫn đến cuộc vây hãm hai thành phố RichmondPetersburg của miền Nam, chỉ trong vòng hơn tám tuần lễ. Tổng quan, chiến dịch này chứng tỏ thành công của Grant trong việc tận dụng ưu thế về quân số của ông[3].

Vượt sông Rapidan vào ngày 4 tháng 5 năm 1864, Grant dự định đánh bại Lee bằng cách nhanh chóng tiến quân xen vào giữa tướng Lee và thủ đô Richmond nhằm dẫn dụ đối phương giao chiến. Lee đã khiến Grant phải bất ngờ khi tấn công dữ dội vào đội quân hùng mạnh hơn của miền Bắc trong trận Wilderness, gây thương vong lớn cho cả hai bên. Tuy nhiên, trận đánh này trở thành một thắng lợi chiến lược của Grant:[4] không giống như những người chỉ huy tiền nhiệm tại Mặt trận miền Đông, ông không rút lui mà tiếp tục tiến về phía đông nam và lại cố gắng xen vào khoảng giữa Lee và Richmond. Quân đội của Lee liền vào vị trí sẵn sàng chặn đánh cuộc hành quân này. Trong trận Spotsylvania Court House, Grant liên tiếp tấn công vào các đoạn phòng tuyến miền Nam, hy vọng tạo được đột phá, nhưng một lần nữa chỉ gây ra tổn thất nặng nề cho cả hai phe.

Grant lại tiếp tục tiến quân, đụng độ với Lee tại sông Bắc Anna trong trận Bắc Anna. Tại đây, Lee đã tổ chức được một thế trận phòng thủ thông minh giúp tạo cơ hội đánh bại từng phần đội quân đối phương, nhưng một trận ốm đã khiến ông không thể tấn công đúng lúc để kịp giăng bẫy Grant. Trận đánh lớn cuối cùng của chiến dịch nổ ra tại Cold Harbor, tại đó Grant mạo hiểm cho rằng quân đội của Lee đã kiệt sức và ra lệnh mở cuộc tấn công quy mô lớn vào các vị trí phòng thủ vững chắc của miền Nam, gây nên tổn thất chênh lệch kinh khủng cho quân miền Bắc. Trong lần tiến quân cuối cùng, Grant qua mặt Lee bằng cách bí mật vượt sông James, đe dọa chiếm thành phố Petersburg, mà nếu mất nó thì thủ đô miền Nam Richmond cũng sẽ thất thủ. Cuộc vây hãm Petersburg sau đó cuối cùng đã khiến Lee phải đầu hàng vào tháng 5 năm 1865 và giúp kết thúc cuộc Nội chiến Hoa Kỳ.

Chiến dịch này còn bao gồm hai cuộc đột kích tầm xa của kỵ binh miền Bắc do thiếu tướng Philip Sheridan chỉ huy. Trong cuộc đột kích thứ nhất nhằm về phía Richmond, viên chỉ huy kỵ binh huyền thoại của miền Nam, thiếu tướng J.E.B. Stuart đã bị tử thương ở trận Yellow Tavern. Cuộc đột kích thứ hai nhằm phá hủy tuyến Đường sắt Trung tâm Virginia ở phía tây, Sheridan bị đánh bại bởi thiếu tướng Wade Hampton trong trận Trevilian Station, trận đánh hoàn toàn bằng kỵ binh lớn nhất của cuộc Nội chiến.

Bối cảnh và lực lượng hai bên

[sửa | sửa mã nguồn]


Trận Wilderness

[sửa | sửa mã nguồn]

Trận Spotsylvania Court House

[sửa | sửa mã nguồn]

Trận Yellow Tavern

[sửa | sửa mã nguồn]

Trận Meadow Bridge

[sửa | sửa mã nguồn]

Trận Bắc Anna

[sửa | sửa mã nguồn]

Trận Wilson's Wharf

[sửa | sửa mã nguồn]

Vượt sông Pamunkey

[sửa | sửa mã nguồn]

Trận Haw's Shop

[sửa | sửa mã nguồn]

Trận Totopotomoy Creek/Bethesda Church

[sửa | sửa mã nguồn]

Trận Old Church/rạch Matadequin

[sửa | sửa mã nguồn]

Trận Cold Harbor

[sửa | sửa mã nguồn]

Vượt sông James

[sửa | sửa mã nguồn]

Trận Trevilian Station

[sửa | sửa mã nguồn]

Trận Saint Mary's Church

[sửa | sửa mã nguồn]

Hậu quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Eicher, trg 660.
  2. ^ a b Xem phần Hậu quả để biết các ước tính số liệu thương vong khác nhau.
  3. ^ William O. Kellogg, American History the Easy Way, trang 146
  4. ^ RODNEY CARLISLE, GEOFFREY GEOFFREY GOLSON, Turning Points—Actual and Alternate Histories: A House Divided during the Civil War Era, trang 230

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lời Thì Thầm Của Trái Tim - Khúc ca dịu êm của tuổi trẻ
Lời Thì Thầm Của Trái Tim - Khúc ca dịu êm của tuổi trẻ
Trong những ngày ngoài kia là trận chiến căng thẳng, trong lòng là những trận chiến của lắng lo ngột ngạt
Những con quỷ không thể bị đánh bại trong Kimetsu no Yaiba
Những con quỷ không thể bị đánh bại trong Kimetsu no Yaiba
Nếu Akaza không nhớ lại được quá khứ nhờ Tanjiro, anh sẽ không muốn tự sát và sẽ tiếp tục chiến đấu
Đã biết có cố gắng mới có tiến bộ, tại sao nhiều người vẫn không chịu cố gắng?
Đã biết có cố gắng mới có tiến bộ, tại sao nhiều người vẫn không chịu cố gắng?
Những người càng tin vào điều này, cuộc sống của họ càng chịu nhiều trói buộc và áp lực
Mao Trạch Đông - Mặt trời đỏ của nhân dân Trung Quốc (P.1)
Mao Trạch Đông - Mặt trời đỏ của nhân dân Trung Quốc (P.1)
Trên cao có một mặt trời tỏa sáng, và trong trái tim mỗi người dân Trung Quốc cũng có một mặt trời không kém phần rực đỏ - Mao Trạch Đông