Trang Chu mộng hồ điệp, tranh của họa sĩ người Nhật thế kỷ 18 Ike no Taiga
Mộng hồ điệp (tiếng Trung: 夢胡蝶) hay Trang Chu mộng hồ điệp (莊周夢胡蝶) là tên người ta đặt cho một đoạn văn trong sách Trang tửcủa Trung Quốc. Đoạn văn này rất nổi tiếng, nó đã trở thành một điển tích thường dùng trong văn chương xưa ở Trung Quốc và Việt Nam.
Tích giả Trang Chu mộng vi hồ điệp, hủ hủ nhiên hồ điệp dã. [Tự dụ thích chí dư!] bất tri Chu dã. Nga nhiên giác, tắc cừ cừ nhiên Chu dã. Bất tri Chu chi mộng vi hồ điệp dư? hồ điệp chi mộng vi Chu dư? [Chu dữ hồ điệp tắc tất hữu phân hĩ.] Thử chi vị vật hóa.
Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê:
Có lần Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa bướm vui vẻ bay lượn, mà không biết mình là Chu nữa, rồi bỗng tỉnh dậy, ngạc nhiên thấy mình là Chu. Không biết phải mình là Chu nằm mộng thấy hóa bướm hay là bướm mộng thấy hóa Chu. Trang Chu với bướm tất có chỗ khác nhau. Cái đó gọi là "vật hoá".
Trang Tử Mộng Bướm, tranh vẽ của họa sĩ Nhật Bản thế kỷ 18 Ike no Taiga
Giấc mơ thành bướm của Trang Tử gợi ra nhiều câu hỏi trong các lĩnh vực triết học tâm thức, triết học ngôn ngữ, và nhận thức luận. Không chỉ là một thành ngữ thường gặp trong tiếng Trung, "Mộng hồ điệp" còn lan sang cả các ngôn ngữ phương Tây. Nó được dùng làm một trong các minh họa trong bài luận nổi tiếng "A New Refutation of Time" (Một phủ định mới về thời gian) của Jorge Luis Borges, và có thể đã gợi cảm hứng cho truyện ngắn năm 1918 "Polaris" của H. P. Lovecraft.
Nếu bạn là một fan của dòng phim kinh dị Hannibal hay Chef’s Table thì Devil’s Diner (Tiệm Ăn Của Quỷ) chắc chắn sẽ khiến bạn đứng ngồi không yên vào dịp Tết này.
Sự phát triển của loài người đã trải qua nhiều thời kỳ đồ đá, đồ đồng....và bây giờ là thời dầu mỏ. Khác với vàng, dầu mỏ dùng để sản xuất, tiêu thụ, hoạt động