Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Chi Lăng

Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Chi Lăng
(Sân bay Thất Sơn)[1]:5-504
 
Chi Lăng, Châu Đốc ở Việt Nam Cộng hòa
Chi Lăng trên bản đồ Việt Nam
Chi Lăng
Chi Lăng
Hiển thị trong Việt Nam
Tọa độ10°31′37″B 105°01′26″Đ / 10,527°B 105,024°Đ / 10.527; 105.024
LoạiTrung tâm Huấn luyện
Thông tin địa điểm
Người điều khiểnQuân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH)
Lục quân Hoa Kỳ (Quân đội Mỹ)
Lục quân New Zealand
Điều kiệnBỏ hoang
Lịch sử địa điểm
Xây dựng1966 (1966)
Sử dụng1966–1972
Trận đánh/chiến tranh
Chiến tranh Việt Nam
Thông tin sân bay
Độ cao100 foot (30 m) AMSL
Các đường băng
Hướng Chiều dài và bề mặt
00/00 2.000 foot (610 m) Thảm lót Marsden

Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Chi Lăng (còn gọi là Quân trường Chi Lăng, Trại Biệt kích Thất Sơn hoặc Sân bay Thất Sơn) là cơ sơ đào tạo quân nhân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) tại thị trấn Chi Lăng, tỉnh Châu Đốc, Việt Nam Cộng hòa.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tâm này nằm cách vùng biên giới Campuchia khoảng mười hai kilômét (7,5 mi) về phía đông bắc dãy Thất Sơn và cách tỉnh Châu Đốc 22 kilômét (14 mi) về phía nam-tây nam.[1]

Ban đầu, Biệt đội A-432 Liên đoàn 5 Biệt kích quân Mỹ sử dụng trung tâm này làm Trại Biệt kích Thất Sơn. Sau đó, nơi đây được Đội Cố vấn 61 của QLVNCH và MACV tiếp quản dùng làm trung tâm huấn luyện chính của QLVNCH tại Quân đoàn IV.[1]

Tháng 1 năm 1971, Đội Huấn luyện Lục quân New Zealand số 1 tại Việt Nam (1 NZATTV) gồm 25 người, bao gồm những thành viên từ các binh chủng khác nhau của Lục quân New Zealand được triển khai đến trung tâm này nhằm hỗ trợ Đội Huấn luyện Lục quân Mỹ trong việc huấn luyện các đơn vị QLVNCH.[2]:474–5 Đội phụ trách công tác huấn luyện sĩ quan chỉ huy cấp trung đội QLVNCH về vũ khí và chiến thuật, quy mô lớp học lên tới 150 người nhưng số người tham dự ít và trải qua chín khóa học mà chỉ có 634 người được huấn luyện mà thôi. Nhiều huấn luyện viên nhận định người lính VNCH không quan tâm đến việc chiến đấu.[2]:477

Ngày 9 tháng 1 năm 1972, có hai tiểu đoàn QLVNCH từ các sư đoàn khác nhau đã tranh chấp về khẩu phần gạo của họ dẫn đến một cuộc đấu súng khiến hai người thiệt mạng và 12 người bị thương.[2]:479

1 NZATTV vẫn ở lại Chi Lăng cho đến khi họ phải triệt thoái như một phần trong đợt rút quân chung của quân đội New Zealand rời khỏi miền Nam Việt Nam vào tháng 12 năm 1972.[2]:486

Trại Thất Sơn được dùng làm hình mẫu cho trại Phan Châu hư cấu trong cuốn sách The Green Berets của Robin Moore.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Kelley, Michael (2002). Where we were in Vietnam. Hellgate Press. tr. 5-104. ISBN 978-1555716257.
  2. ^ a b c d McGibbon, Ian (2010). New Zealand's Vietnam War: A history of combat, commitment and controversy. Exisle, Auckland NZ & Ministry of Culture and Heritage. ISBN 978-0-908988969.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Dead Poets Society (1989): Bức thư về lý tưởng sống cho thế hệ trẻ
Dead Poets Society (1989): Bức thư về lý tưởng sống cho thế hệ trẻ
Là bộ phim tiêu biểu của Hollywood mang đề tài giáo dục. Dead Poets Society (hay còn được biết đến là Hội Cố Thi Nhân) đến với mình vào một thời điểm vô cùng đặc biệt
Cách Zoom Tăng Tỉ Lệ Chuyển Đổi Chỉ Với 1 Thay Đổi Trong Design
Cách Zoom Tăng Tỉ Lệ Chuyển Đổi Chỉ Với 1 Thay Đổi Trong Design
Bạn có thể sử dụng Zoom miễn phí (max 40p cho mỗi video call) hoặc mua gói Pro/Business dành cho doanh nghiệp.
Lời nguyền bất hạnh của những đứa trẻ ngoan
Lời nguyền bất hạnh của những đứa trẻ ngoan
Mình là một đứa trẻ ngoan, và mình là một kẻ bất hạnh
Chie Hoshinomiya giáo viên chủ nhiệm Lớp 1-B
Chie Hoshinomiya giáo viên chủ nhiệm Lớp 1-B
Chie Hoshinomiya (星ほし之の宮みや 知ち恵え, Hoshinomiya Chie) là giáo viên chủ nhiệm của Lớp 1-B.