Lục quân Hoa Kỳ

Lục quân Hoa Kỳ
Con dấu Lục quân Hoa Kỳ
Logo của Lục quân Hoa Kỳ
Hoạt động 14 tháng 6 năm 1775; 249 năm trước (1775-06-14)
Quốc gia  Hoa Kỳ
Quân chủng Lục quân
Lực lượng - Lực lượng chính quy: 475.000 quân

- Vệ Binh Quốc gia: 342.000 quân

- Lục quân Trừ Bị: 198.000 quân

- Lực lượng dân quân: 253.000 quân

- 4984 trực thăng

Bộ phận thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
Bộ Lục quân Hoa Kỳ
Khẩu hiệu "Ea Nos Vallo"
(Chúng tôi bảo vệ điều này)
Tham chiến Chiến tranh Cách mạng Mỹ
Chiến tranh Mỹ-México
Nội chiến Hoa Kỳ
Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha
Chiến tranh Mỹ-Philippines
Chiến tranh chống Nghĩa Hòa Đoàn
Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh Hoa Kỳ-Anh Quốc
Chiến tranh thế giới thứ hai
Chiến tranh Triều Tiên
Chiến tranh Việt Nam
Chiến tranh Vùng Vịnh
Chiến tranh Kosovo
Chiến tranh Afghanistan
Chiến tranh Iraq

Các tư lệnh
Tham mưu trưởng Đại tướng Randy A. George
Tham mưu phó Đại tướng James J. Mingus

Lục quân Hoa Kỳ là một quân chủng của Quân đội Hoa Kỳ có trách nhiệm với các chiến dịch quân sự trên bộ. Đây là một trong những quân chủng lâu đời và lớn nhất về quân sự của Hoa Kỳ, và là một trong 8 lực lượng đồng phục của Hoa Kỳ (uniformed services). Lục quân hiện đại có nguồn gốc từ Lục quân Lục địa được thành lập vào ngày 14 tháng 6 năm 1775,[1] trước khi Hoa Kỳ được khai sinh để đáp ứng nhu cầu cho Chiến tranh Cách mạng Mỹ. Quốc hội Liên hiệp (Congress of the Confederation) thành lập Lục quân Hoa Kỳ vào ngày 14 tháng 6 năm 1784 sau khi kết thúc chiến tranh để thay thế Lục quân Lục địa bị giải tán. Lục quân tự xem mình là hậu duệ của Lục quân Lục địa và vì thế coi ngày thành lập của mình chính là ngày thành lập của lực lượng Lục quân Lục địa.[1]

Nhiệm vụ chính của Lục quân Hoa Kỳ là "cung ứng các lực lượng và khả năng cần thiết... để hỗ trợ chiến lược phòng vệ và an ninh quốc gia."[2] Lục quân Hoa Kỳ được điều hành và chỉ huy bởi Bộ Lục quân Hoa Kỳ, đây là một trong ba bộ quân sự trực thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Người lãnh đạo dân sự là Bộ trưởng Lục quân Hoa Kỳ. Sĩ quan quân sự cao cấp nhất trong bộ là Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ trừ khi Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ hay Tổng tham mưu phó Liên quân Hoa Kỳ là sĩ quan lục quân. Lục quân hiện dịch hiện có 475.000 quân, Lục quân Vệ binh Quốc gia có 342.000 quân và Lục quân Trừ bị Hoa Kỳ có 198.000 quân. Tính chung tất cả thì tổng lực lượng lên đến 1.015.000 quân (năm tài khóa 2016).[3]

Sứ mạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Lục quân Hoa Kỳ phục vụ với vai trò là binh chủng trên bộ của Quân đội Hoa Kỳ. Mục §3062 trong Điều 10 Bộ luật Hoa Kỳ đã định nghĩa mục đích của Lục quân như sau:[4]

  • Duy trì hòa bình và an ninh, cung ứng lực lượng bảo vệ Hoa Kỳ, các thịnh vượng chung, thuộc địa, và bất cứ vùng đất nào mà Hoa Kỳ chiếm giữ.
  • Hỗ trợ các chính sách của quốc gia.
  • Thực thi các mục tiêu của quốc gia.
  • Vượt lên chiến thắng bất cứ quốc gia nào có những hành động gây hấn mà đe dọa hòa bình và an ninh của Hoa Kỳ.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Tấn công đồn số 10 trong trận bao vây Yorktown.

Lục quân Lục địa được Quốc hội Lục địa thành lập vào ngày 14 tháng 6 năm 1775 với vai trò là quân đội thống nhất của mười ba thuộc địa chống lại Vương quốc Anh. Khi đó George Washington được bổ nhiệm làm tư lệnh của đội quân thống nhất này.[1] Lục quân ban đầu do các quân nhân phục vụ trong Lục quân Anh hay các dân quân thuộc địa. Những người này đã mang theo di sản quân đội Anh cùng với họ khi gia nhập Lục quân Lục địa. Khi Chiến tranh Cách mạng Mỹ đang tiến triển thì Lục quân Lục địa nhận được sự trợ giúp và tiếp liệu cũng như học thuyết của Pháp nên có phần ảnh hưởng đến lực lượng này. Sự trợ giúp của Phổ và các huấn luyện viên Phổ như Friedrich Wilhelm von Steuben cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với Lục quân Lục địa.

George Washington đã sử dụng chiến lược Fabian (tránh đối đầu trực tiếp, từng bước tiêu hao lực lượng địch), chiến thuật đánh và rút nhằm vào nơi yếu điểm nhất của địch để tiêu hao các lực lượng Anh và đồng minh đánh thuê của họ. Washington đã dẫn dắt lục quân chiến thắng chống lại người Anh tại các trận TrentonPrinceton, và rồi quay trở về miền nam. Với chiến thắng có tính quyết định tại trận bao vây Yorktown và sự giúp đỡ của người Pháp, Tây Ban Nha, và Hà Lan, Lục quân Lục địa toàn thắng trước người Anh. Theo Hiệp định Paris (1783), nền độc lập của Hoa Kỳ được công nhận.

Sau chiến tranh, Lục quân Lục địa nhanh chóng bị giải tán vì người Mỹ không tin tưởng vào quân đội hiện có mà thay vào đó quân dân từ các tiểu bang trở thành lực lượng bộ binh duy nhất của quốc gia mới, trừ một trung đoàn được giữ lại để bảo vệ vùng Lãnh thổ Tây Bắc và một đại đội pháp binh bảo vệ kho vũ khí ở West Point. Tuy nhiên vì xung đột tiếp tục xảy ra giữa Hoa Kỳ và người bản thổ Mỹ nên Hoa Kỳ nhận thấy rằng một lục quân hiên dịch được huấn luyện là điều cần thiết. Đơn vị đầu tiên là Lê Dương Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1791.

Thế kỷ XIX

[sửa | sửa mã nguồn]
Trận Gettysburg, bước ngoặt của Nội chiến Hoa Kỳ

Chiến tranh năm 1812 là cuộc chiến thứ hai và cũng là cuối cùng của người Mỹ chống lại người Anh nhưng không thành công bằng Chiến tranh Cách mạng Mỹ trước kia. Một cuộc xâm nhập vào Canada bị thất bại và quân đội Hoa Kỳ không thể ngăn cản được người Anh hỏa thiêu thủ đô mới của Hoa Kỳ vào lúc đó là Washington, D.C.. Tuy nhiên, Lục quân chính quy dưới quyền của các vị tướng Winfield ScottJacob Brown đã chứng tỏ được sự chuyên nghiệp của họ và có thể đánh bại quân đội Anh trong Chiến dịch Niagara vào năm 1814. Hai tuần sau khi một hiệp ước được ký kết, Andrew Jackson đã đánh bại cuộc xâm nhập New Orleans của người Anh. Tuy nhiên cuộc chiến thắng này không có ảnh hưởng lớn vì hiệp ước đã bắt buộc hai bên trở về vị trí ban đầu của mình.

Giữa năm 1815 và 1860, tinh thần của cái gọi là Vận mệnh hiển nhiên trở nên quen thuộc tại Hoa Kỳ và khi người định cư Mỹ di chuyển về phía tây thì Lục quân Hoa Kỳ lại phải đối phó với một loại các vụ tập kích và trận đánh để chống lại người bản thổ Mỹ trong khi những người thực dân Mỹ đã làm lật tung nơi ăn chốn ở của họ. Lục quân Hoa Kỳ cũng phải chiến đấu trong Chiến tranh Mỹ-México (1846–1848). Đây là sự kiện mang tính định đoạt đối với cả hai quốc gia.[5] Sự chiến thắng của người Mỹ đã thu về cho Hoa Kỳ một vùng lãnh thổ rộng lớn mà sau này trở thành toàn bộ hay một phần của các tiểu bang California, Nevada, Utah, Colorado, Arizona, WyomingNew Mexico.

Nội chiến Hoa Kỳ là cuộc chiến đắt giá nhất thời kỳ này. Sau khi đa số các tiểu bang miền nam ly khai và thành lập liên minh miền Nam Hoa Kỳ, Lực lượng miền nam nổ súng tấn công lực lượng miền bắc và khởi sự cuộc nội chiến tại Đồn SumterCharleston, Nam Carolina. Trong khoảng thời gian hai năm đầu nội chiến, lực lượng miền nam thắng đậm Lục quân Hoa Kỳ nhưng sau các trận đánh có tính quyết định tại Gettysburg ở miền đông và Vicksburg ở miền tây cùng với sức mạnh siêu đẳng về quân số cũng như công nghệ quân đội liên bang đã thực hiện một chiến dịch thần sầu vượt qua lãnh thổ của phe miền nam và cuộc nội chiến kết thúc khi phe miền nam đầu hàng vào tháng 4 năm 1865. Theo con số điều tra dân số năm 1860, có đến 8% nam người Mỹ da trắng tuổi từ 13 đến 43 chết trong cuộc chiến này trong đó khoảng 6% ở miền bắc và 18% ở miền nam.[6]

Sau nội chiến, Lục quân Hoa Kỳ đánh một cuộc chiến kéo dài với người bản thổ Mỹ vì người bản thổ Mỹ chống lại việc người Mỹ mở rộng lãnh thổ vào bên trong giữa lục địa Bắc Mỹ. Vào thập niên 1890, Hoa Kỳ trở thành một nhân tố tầm cỡ quốc tế khi Hoa Kỳ thắng cuộc trong Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha và thắng cuộc chiến gây tranh cãi và ít biết đến hơn là Chiến tranh Mỹ-Philippines cũng như sự can thiệp của Hoa Kỳ vào châu Mỹ Latincuộc khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn.

Thế kỷ XX

[sửa | sửa mã nguồn]
Binh sĩ thuộc Sư đoàn Bộ binh 89 thuộc Lục quân Hoa Kỳ vượt sông Rhine bằng tàu, năm 1945.

Năm 1910, Quân đoàn Truyền tin Hoa Kỳ trực thuộc Lục quân Hoa Kỳ (U.S. Signal Corps) mua và sử dụng các phi cơ đầu tiên cho Lục quân Hoa Kỳ, đó là các phi cơ có cánh hai tầng Wright Type A.[7] Hoa Kỳ tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất vào năm 1917 bên cạnh Vương quốc Anh, Pháp, và Nga. Quân đội Hoa Kỳ được đưa đến mặt trận và tham gia vào cuộc tấn công mà cuối cùng đã phá vỡ được các phòng tuyến của Đức. Khi hiệp ước đình chiến được ký kết ngày 11 tháng 11 năm 1918 thì Lục quân Hoa Kỳ một lần nữa bị cắt giảm lực lượng.

Hoa Kỳ tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ hai sau khi Đế quốc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng. Tại chiến trường châu Âu, các lực lượng thuộc Lục quân Hoa Kỳ đã hình thành nên một bộ phận nổi bật của các lực lượng chiếm Bắc PhiSicilia. Vào ngày mà ngày nay gọi là D-Day và sau đó là giải phóng châu Âu và đánh bại Phát xít Đức thì đã có đến hàng triệu binh sĩ Lục quân Hoa Kỳ đóng vai trò trung tâm của lực lượng đồng minh. Tại mặt trận Thái Bình Dương, các binh sĩ Lục quân Hoa Kỳ đã cùng với Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tham gia vào chiến dịch tấn công chớp nhoáng vào các hải đảo để giành lấy từng đảo này từ tay của Đế quốc Nhật Bản. Sau khi phe trục đầu hàng vào tháng 5 (Đức) và tháng 8 (Nhật) năm 1945, binh sĩ Lục quân Hoa Kỳ được triển khai để chiếm đóng hai quốc gia bại trận là Nhật và Đức. Hai năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Không lực Lục quân Hoa Kỳ được tách ra khỏi Lục quân Hoa Kỳ và trở thành Không lực Hoa Kỳ vào ngày 18 tháng 9 năm 1947 sau nhiều thập niên tìm cách tách ra khỏi lục quân. Vào năm 1948, Lục quân Hoa Kỳ cũng chấm dứt việc tách ly chủng tộc trong quân đội.

Tuy nhiên, cuốiChiến tranh thế giới thứ hai cũng là thời điểm sinh ra sự đối đầu giữa Đông và Tây mà được biết đến với tên gọi Chiến tranh lạnh. Với sự kiện nổ ra Chiến tranh Triều Tiên, mối quan tâm đến sự phòng thủ Tây Âu phát sinh. Hai quân đoàn, V và VII, được tái phối trí hoạt động dưới quyền của Lục quân 7 Hoa Kỳ vào năm 1950. Lực lượng của Hoa Kỳ tại châu Âu gia tăng từ một sư đoàn lên đến bốn sư đoàn. Hàng trăm ngàn binh sĩ đóng quân Tây Đức cùng với một số khác ở Bỉ, Hà Lan, Vương quốc Anh cho đến thập niên 1990 nhằm ngăn chăn một cuộc tấn công có thể có của Liên Xô.

Binh sĩ thuộc Sư đoàn Bộ binh số 2 đang chốt giữ một khẩu súng máy trong Chiến tranh Triều Tiên

Trong Chiến tranh lạnh, các binh sĩ Mỹ và đồng minh đã chiến đấu chống các lực lượng cộng sản tại Triều Tiên và Việt Nam (xem Thuyết Domino). Chiến tranh Triều Tiên xảy ra vào năm 1950 khi Liên Xô rời bỏ phòng họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và vì thế đã bỏ mất quyền phủ quyết có thể có của họ. Dưới cây dù của Liên Hợp Quốc, hàng trăm ngàn binh sĩ của Hoa Kỳ đã tham chiến để ngăn cản Bắc Triều Tiên chiếm Nam Triều Tiên và rồi sau đó xâm nhập vào lãnh thổ miền bắc. Sau nhiều lần tiến thoái của cả hai bên và Trung Quốc nhảy vào vòng chiến thì một cuộc ngưng bắn được tuyên bố, kêu gọi hai bên rút về vị trí mà đã được tạo ra vào năm 1953.

Một toán bộ binh Hoa Kỳ đang tấn công một vị trí ở Đăk Tô trong Chiến dịch Hawthorne, Chiến tranh Việt Nam

Chiến tranh Việt Nam thường được xem như một điểm thấp trong hồ sơ lịch sử của Lục quân Hoa Kỳ vì việc sử dụng các binh sĩ bị bắt buộc thi hành quân dịch, thiếu sự ủng hộ chiến tranh của dân chúng Mỹ và những hạn chế gây bức xúc bị áp đặt cho Lục quân Hoa Kỳ từ các nhà lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ (thí dụ như không có cuộc xâm nhập nào của bộ binh được tiến hành vào lãnh thổ của Bắc Việt). Trong lúc các lực lượng Mỹ đóng quân tại Việt Nam Cộng hòa từ năm 1959 với vai trò tình báo, huấn luyện và cố vấn thì họ vẫn chưa triển khai quân với số lượng lớn mãi cho đến năm 1965, sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Các lực lượng Mỹ thiết lập và kiểm soát hữu hiệu chiến trường "truyền thống" nhưng họ lại phải đối phó với các chiến thuật đánh và rút của Quân Giải phóng miền Nam Việt NamQuân đội Nhân dân Việt Nam. Về cấp chiến thuật, các binh sĩ Mỹ không thua một trận chiến tầm cỡ nào.[8] Thí dụ trong trận công kích Tết Mậu Thân năm 1968, Lục quân Hoa Kỳ đã chuyển được tình thế từ bị tấn công thành phản công gây thiệt hại nặng cho các lực lượng Cộng sản tại miền Nam Việt Nam. Chính do kết quả này mà sau đó, đa số các trận đánh lớn khác của Lục quân Hoa Kỳ chỉ xảy ra với lực lượng quân đội chính quy của miền Bắc được bổ sung vào với danh nghĩa Quân giải phóng miền Nam. Tuy nhiên, cuối cùng, sự phản chiến của giới chính trị trong nước buộc Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam vào năm 1973. Năm 1975, Việt Nam thống nhất dưới một chính phủ cộng sản.

Năm 1967, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara quyết định rằng 15 sư đoàn của Lực lượng Vệ Binh Quốc gia là không cần thiết và cắt giảm 8 sư đoàn bao gồm 1 sư đoàn Bộ Binh Cơ Giới, 2 sư đoàn Thiết Giáp và 5 sư đoàn Bộ Binh nhưng tăng số lượng lữ đoàn từ 7 lên 18 gồm 1 lữ đoàn Nhảy Dù, 1 lữ đoàn Thiết Giáp, 2 lữ đoàn Bộ Binh Cơ Giới và 14 lữ đoàn Bộ Binh.

Chính sách tổng lực lượng được Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ là Đại tướng Creighton Abrams đưa ra sau Chiến tranh Việt Nam là coi ba thành phần của Lục quân Hoa Kỳ – Lục quân Chính quy, Lục quân Vệ binh Quốc gia và Lục quân Trừ bị là một lực lượng đơn độc.[9] Vì tin rằng không có một vị Tổng thống Hoa Kỳ nào có thể đưa Hoa Kỳ (và đặc biệt hơn là Lục quân Hoa Kỳ) vào chiến tranh mà không có sự ủng hộ của dân chúng Mỹ nên đại tướng Abrams kết hợp cơ cấu tổ chức ba thành phần của Lục quân Hoa Kỳ theo cái cách khiến cho các hoạt động quân sự kéo dài không thể nào thực hiện được mà không có sự tham gia của cả Lục quân Vệ binh Quốc gia và Lục quân Trừ bị.

Thập niên 1980 là một thập niên tái tổ chức của Lục quân. Lục quân đã biến đổi lực lượng thành lực lượng toàn binh sĩ tình nguyện phục vụ với điểm nhấn là huấn luyện và sử dụng kỹ thuật. Đạo luật Goldwater-Nichols năm 1986 tạo nên các Bộ tư lệnh Chiến đấu Thống nhất (unified combatant command), đưa Lục quân Hoa Kỳ cùng với bốn quân chủng khác nằm dưới các cơ cấu chỉ huy theo vị trí địa lý và thống nhất. Lục quân cũng đóng một vai trò trong cuộc xâm nhập Grenada năm 1983 (Chiến dịch Urgent Fury) và Panama năm 1989 (Chiến dịch Just Cause).

Năm 1989 nước Đức thống nhất và Chiến tranh lạnh kết thúc. Các nhà lãnh đạo lục quân thực hiện một kế hoạch cắt giảm quân số. Đến tháng 11 năm 1989 các nhà phác thảo quân sự của Ngũ Giác Đài trình lên một kế hoạch nhằm cắt giảm 23% lực lượng thuộc Lục quân Hoa Kỳ từ 750.000 xuống còn 580.000.[10] Một số sáng kiến giảm quân số được đưa ra như việc cho hồi hưu sớm được sử dụng. Năm 1990 khi Iraq xâm lược quốc gia nhỏ bé lân cận là Kuwait, các lực lượng bộ binh Hoa Kỳ do Sư đoàn Dù 82 lãnh đạo, nhanh chóng triển khai binh sĩ nhằm bảo vệ Ả Rập Xê Út. Tháng 1 năm 1991 Chiến dịch Bảo Sa mạc bắt đầu, lực lượng liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo khai triển trên 500.000 binh sĩ, đa số từ các lực lượng thuộc Lục quân Hoa Kỳ cho đến khi Iraq bị đánh bật khỏi lãnh thổ Kuwait. Chiến dịch kết thúc bằng sự toàn thắng đối với Lục quân khi các lực lượng liên quân phương Tây đánh bật Quân đội Iraq trong chỉ một trăm giờ.

Sau Chiến dịch Bão Táp Sa mạc, Lục quân Hoa Kỳ không gặp một chiến dịch quân sự lớn nào cho hết thập niên 1990. Các đơn vị của lục quân tham gia vào một số hoạt động gìn giữ hòa bình như ở Somalia năm 1993, nơi đã diễn ra Chiến dịch Gothic Serpent truy quét các chỉ huy cấp cao của quân nổi dậy Somali đang chiếm giữ thủ đô Mogadishu đã khiến cho 18 lính Biệt Động Quân, đặc nhiệm Delta và Trung đoàn 160 Không Vận Đặc Biệt tử trận cùng với hơn 100 lính đặc nhiệm khác bị thương, sau đó các lực lượng quốc tế rút bỏ khỏi quốc gia này. Lục quân cũng góp binh sĩ vào lực lượng gìn giữ hòa bình tại Nam Tư vào cuối thập niên 90.

Thế kỷ XXI

[sửa | sửa mã nguồn]
Binh sĩ Hoa Kỳ và Iraq tuần tra biên giới tại Iraq.

Sau sự kiện 11 tháng 9, và như là một phần của cuộc Chiến tranh chống khủng bố toàn cầu, các lực lượng kết hợp của Hoa Kỳ và Tổ chức Liên phòng Bắc Đại Tây Dương xâm chiếm Afghanistan vào 2001, lật đổ chính phủ Taliban.

Lục quân Hoa Kỳ tham gia vào cuộc xâm chiếm phối hợp giữa Hoa Kỳ và đồng minh vào Iraq năm 2003. Những năm theo sau đó, sứ mệnh của cuộc xâm chiếm này thay đổi từ xung đột vũ trang giữa các quân đội chính quy sang chống chiến tranh du kích. Có một con số lớn các vụ tấn công tự sát đã khiến cho Hoa Kỳ tổn thất hơn 4.000 binh sĩ (tính đến tháng 3 năm 2008) và làm bị thương hàng ngàn binh sĩ khác.[11] Vì bất ổn tại Iraq nên Hoa Kỳ đã phải khai triển dài hạn lực lượng Lục quân chính quy cũng như các lực lượng vệ binh quốc gia và trừ bị.

Kế hoạch hiện đại hóa chính của Lục quân Hoa Kỳ là chương trình FCS (future combat systems có nghĩa là Hệ thống chiến đấu tương lai). Nhiều hệ thống đã bị hủy bỏ và phần còn lại được đưa vào chương trình hiện đại hóa BCT (brigade combat team có nghĩa là Đội ngũ chiến đấu lữ đoàn).

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Các bộ phận của Lục quân Hoa Kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
Các tướng lãnh Hoa Kỳ trong Chiến tranh thế giới thứ hai tại châu Âu:
hàng phía sau (từ trái sang phải): Ralph Francis Stearley, Hoyt Vandenberg, Walter Bedell Smith, Otto P. Weyland, Richard E. Nugent;
hàng phía trước: William Hood Simpson, George S. Patton, Carl Andrew Spaatz, Dwight D. Eisenhower, Omar Bradley, Courtney Hodges, Leonard T. Gerow.

Công việc tổ chức Lục quân Hoa Kỳ đã được bắt đầu vào năm 1775.[12] Trong thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, "Lục quân Quốc gia" được tổ chức để tham chiến cuộc xung đột này.[13] Nó bị giải thể vào cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất và được thay thế bởi Lục quân chính quy, các quân đoàn trừ bị có tổ chức, và dân quân tiểu bang. Trong thập niên 1920 và 1930, các quân nhân theo "binh nghiệp" được gọi là "Lục quân chính quy" và các quân đoàn sĩ quan trừ bị và quân đoàn binh sĩ trừ bị sẽ được thay thế vào các vị trí trống khi cần thiết.[14]

Năm 1941, "Lục quân của Hoa Kỳ" (Army of the United States) là bộ phận binh sĩ thi hành quân dịch trực thuộc Lục quân Hoa Kỳ được thành lập để tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Lục quân chính quy, Lục quân của Hoa Kỳ, Vệ binh Quốc gia và các quân đoàn sĩ quan/binh sĩ trừ bị cùng tồn tại. SauChiến tranh thế giới thứ hai, các quân đoàn sĩ quan và binh sĩ trừ bị được kết hợp lại thành Lục quân Trừ bị Hoa Kỳ. Lục quân của Hoa Kỳ được tái thành lập cho Chiến tranh Triều TiênChiến tranh Việt Nam và rồi bị giải thể ngay khi việc tuyển mộ quân dịch bị đình chỉ.[14]

Hiện tại, Lục quân Hoa Kỳ được chia thành Lục quân Chính quy, Lục quân Trừ bị, và Lục quân Vệ binh Quốc gia.[13] Lục quân cũng được chia thành cách phân binh chủng chính như pháo phòng không, bộ binh, không lực, thông tin (signal corps), công binh, và cơ giới. Trước năm 1903, các binh sĩ thuộc Vệ binh Quốc gia được coi là binh sĩ thuộc các tiểu bang trừ khi được Tổng thống Hoa Kỳ liên bang hóa. Từ khi Đạo luật Dân quân 1903 ra đời, tất cả các binh sĩ thuộc Vệ binh Quốc gia là thuộc cả tiểu bang mà họ đóng quân và thuộc liên bang Hoa Kỳ: các binh sĩ vệ binh này nằm dưới quyền của thống đốc tiểu bang của họ và cũng là lực lượng trừ bị của Lục quân Hoa Kỳ dưới quyền của Tổng thống Hoa Kỳ.

Từ khi áp dụng chính sách tổng lực lượng theo sau kết cục của Chiến tranh Việt Nam, các binh sĩ thuộc thành phần trừ bị đóng một vai trò hoạt động hơn trong các chiến dịch quân sự của Hoa Kỳ. Các đơn vị Vệ binh Quốc gia và lực lượng trừ bị đã tham gia trong Chiến tranh Vùng Vịnh, giữ hòa bình tại Kosovo, và cuộc xâm chiếm Iraq vào năm 2003.

Vô số lực lượng phòng vệ tiểu bang cũng tồn tại, đôi khi được gọi là dân quân tiểu bang do các chính quyền tiểu bang riêng biệt bảo trợ và phục vụ như là một đoàn quân thay thế cho Vệ binh quốc gia. Trừ khi trong thời gian quá nguy cấp cho quốc gia, thí dụ như Hoa Kỳ bị xâm chiếm, nếu không thì các lực lượng dân quân được hoạt động độc lập với Lục quân Hoa Kỳ và được xem là các lực lượng của chính quyền tiểu bang hơn là một thành phần quân sự quốc gia.

Mặc dù Lục quân ngày nay gồm toàn lực lượng tình nguyện, được gia tăng quân số khi cần từ các lực lượng Lục quân Trừ bị và Lục quân Vệ binh Quốc gia nhưng chính sách quân dịch vẫn còn tồn tại trong trường hợp có tai họa, thí dụ như Hoa Kỳ bị tấn công trong phạm vi lớn hay chiến tranh thế giới bùng nổ.

Giai đoạn cuối cùng của việc tổng động viên được biết đến với tên gọi "tái hoạt động các quân dân chưa được tổ chức" sẽ đặt toàn thể nam giới trong hạn tuổi phục vụ gia nhập Lục quân Hoa Kỳ. Lần cuối cùng xảy ra sự việc như thế là trong thời Nội chiến Hoa Kỳ khi liên minh miền Nam Hoa Kỳ kêu gọi nhập ngũ vào năm 1865, bắt buộc tất cả nam giới không phân biệt tuổi tác hay sức khỏe vào quân đội miền Nam.

Các bộ tư lệnh Lục quân và bộ tư lệnh thành phần của Lục quân

[sửa | sửa mã nguồn]
Các bộ tư lệnh Lục quân (Army commands) Tư lệnh hiện thời Tổng hành dinh
Bộ tư lệnh các lực lượng Lục quân Hoa Kỳ (United States Army Forces Command) Đại tướng Charles C. Campbell Trại McPherson, Georgia
Bộ tư lệnh Học thuyết và Đào tạo Lục quân Hoa Kỳ (United States Army Training and Doctrine Command) Đại tướng Martin Dempsey Trại Monroe, Virginia
Bộ tư lệnh Quân trang Lục quân Hoa Kỳ (U.S. Army Materiel Command)) Đại tướng Ann E. Dunwoody Trại Belvoir, Virginia
Các bộ tư lệnh thành phần của Lục quân (Army service component commands) Tư lệnh hiện thời Tổng hành dinh
Lục quân Hoa Kỳ đặc trách châu Phi (United States Army Africa) Thiếu tướng William B. Garrett III Vicenza, Ý
Lục quân Hoa Kỳ đặc trách miền Trung (United States Army Central) Trung tướng William G. Webster[15] Trại McPherson, Georgia
Lục quân Hoa Kỳ đặc trách miền Bắc (United States Army North) Trung tướng Thomas R. Turner II Trại Sam Houston, Texas
Lục quân Hoa Kỳ đặc trách miền Nam (United States Army South) Thiếu tướng Keith M. Huber Trại Sam Houston, Texas
Lục quân Hoa Kỳ đặc trách châu Âu (United States Army Europe) Đại tướng Carter F. Ham[16] Heidelberg, Đức
Lục quân Hoa Kỳ đặc trách Thái Bình Dương (United States Army Pacific) Trung tướng Benjamin R. Mixon[17] Trại Shafter, Hawaii
Lục quân 8 Hoa Kỳ (Eighth United States Army) Trung tướng Joseph F. Fil, Jr. Binh trại Yongsan, Seoul
Bộ tư Hành quân Đặc biệt Lục quân Hoa Kỳ (United States Army Special Operations Command) Trung tướng John F. Mulholland Jr Trại Bragg (North Carolina)
Bộ tư lệnh Phối trí và Triển khai Vận tải (Surface Deployment and Distribution Command) BG James L. Hodge[18] Trại Eustis, Virginia
Bộ tư lệnh Phòng không chống tên lửa và không gian Lục quân Hoa Kỳ (United States Army Space and Missile Defense Command) Trung tướng Kevin T. Campbell Khu quân trang Redstone, Alabama
Các đơn vị trực thuộc khác Tư lệnh hiện thời Tổng hành dinh
Bộ tư lệnh Kỹ thuật Hệ thống Điện toán Lục quân (Army Network Enterprise Technology Command) Thiếu tướng Susan Lawrence Trại Huachuca, Arizona
Bộ tư lệnh Quân y Lục quân Hoa Kỳ (United States Army Medical Command)) Trung tướng Eric Schoomaker Trại Sam Houston, Texas
Bộ tư lệnh An ninh và Tình báo Lục quân Hoa Kỳ (United States Army Intelligence and Security Command) Thiếu tướng David B. Lacquement Trại Belvoir, Virginia
Bộ tư lệnh Điều tra tội phạm Lục quân Hoa Kỳ (U.S. Army Criminal Investigation Command) Chuẩn tướng Colleen L. McGuire Trại Belvoir, Virginia
Công binh Lục quân Hoa Kỳ (United States Army Corps of Engineers) Trung tướng Robert Van Antwerp Jr. Washington, D.C.
Quân khu thủ đô Washington Lục quân Hoa Kỳ Thiếu tướng Richard J. Rowe Jr. Trại McNair, Washington, D.C.
Bộ tư lệnh Thử nghiệm và Định lượng Quân trang (U.S. Army Test & Evaluation Command) Thiếu tướng Roger A. Nadeau Alexandria, Virginia
Học viện Quân sự Hoa Kỳ (United States Military Academy) Trung tướng Franklin Hagenbeck West Point, New York
Bộ tư lệnh Lục quân Trừ bị Hoa Kỳ (United States Army Reserve Command) Trung tướng Jack C. Stultz Trại McPherson, Georgia
Bộ tư lệnh Quản lý Cơ sở Lục quân Hoa Kỳ (United States Army Installation Management Command)) Trung tướng Robert Wilson Arlington, Virginia

Nguồn: Tổ chức Lục quân Hoa Kỳ[19]

Lục quân Hoa Kỳ gồm có ba thành phần: chính quy; 2 thành phần trừ bị là Lục quân Vệ binh Quốc gia và Lục quân Trừ bị. Cả hai thành phần trừ bị gồm có các binh sĩ bán thời gian, tham dự huấn luyện chỉ một lần trong tháng và tham dự một khóa huấn luyện thường niên dài từ hai đến ba tuần mỗi năm. Trong khi Lục quân Vệ binh Quốc gia được tổ chức, huấn luyện và trang bị như một thành phần của Lục quân Hoa Kỳ, khi nó không phục vụ cho liên bang thì mỗi đơn vị riêng của nó nằm dưới quyền của các thống đốc lãnh thổ và tiểu bang riêng biệt hay thị trưởng Đặc khu Columbia. Tuy nhiên Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ có thể bị liên bang hóa bằng sắc lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ cho dù thống đốc tiểu bang có đồng ý hay không.[20]

Phù hiệu cầu vai Lục quân Hoa Kỳ cấp đại đội

Lục quân Hoa Kỳ do Bộ trưởng Lục quân thuộc giới dân sự lãnh đạo. Bộ trưởng này trực tiếp báo cáo với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và phục vụ với vai trò giám sát về mặt dân sự cho Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ. Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ là một thành viên của Bộ tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, đây là một bộ phận chung gồm các tham mưu trưởng của các quân chủng có nhiệm vụ cố vấn cho Tổng thống Hoa Kỳ và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ trong các vấn đề về quân sự dưới sự chỉ đạo của Tổng tham mưu trưởng và Tổng tham mưu phó Liên quân Hoa Kỳ.

Năm 1986, Đạo luật Goldwater-Nichols đặt ra thứ tự lãnh đạo theo hệ thống dây chuyền từ Tổng thống Hoa Kỳ đến Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ rồi trực tiếp đến các tư lệnh của các Bộ tư lệnh Tiền phương Thống nhất (Unified Combatant Command). Những vị tư lệnh này nắm giữ tất cả các đơn vị vũ trang thuộc mọi quân chủng trong vùng địa lý trách nhiệm của họ. Vì thế mỗi tham mưu trưởng của các quân chủng chỉ có trách nhiệm tổ chức, huấn luyện và trang bị cho quân chủng của mình. Các quân chủng này sẽ cung ứng lực lượng đã được huấn luyện cho các tư lệnh chiến trường sử dụng.

Cho đến năm 2013, Lục quân Hoa Kỳ sẽ thực hiện xong việc chuyển đổi sang sáu bộ tư lệnh vùng địa lý để hợp với sáu Bộ tư lệnh Tiền phương Thống nhất của Hoa Kỳ (mỗi Bộ tư lệnh Tiền phương Thống nhất gồm có tất cả các quân chủng):

Lục quân đang thay đổi cấp đơn vị cơ bản từ sư đoàn sang lữ đoàn. Cấp Sư đoàn vẫn sẽ được giữ nhưng Bộ Tư lệnh của các Sư đoàn có quyền điều khiển bất kì Lữ đoàn nào chứ không chỉ Lữ đoàn dưới quyền điều động của mình. Phần chính của việc hiện đại hóa này là các Lữ đoàn sẽ được tổ chức giống nhau và bất kì Lữ đoàn nào cũng có thể được điều động bởi bất kì Sư đoàn nào. Sẽ có ba loại Lữ đoàn chiến đấu mặt đất chính như sau:

  • Lữ đoàn Hạng nặng: Thiết Giáp có 4.700 binh sĩ bao gồm 90 xe tăng M1 Abrams, 90 xe thiết giáp M2 Bradley (BFV), 120 thiết quân vận M-113 (APC) và HMMWVs.
  • Lữ đoàn Hạng trung: Stryker (sử dụng loại xe cơ giới 8 bánh thuộc dòng xe Stryker) có 4.500 binh sĩ gồm 300 xe thiết giáp Stryker các loại, 1 lữ đoàn Stryker có khả năng triển khai bất kì nơi nào trên thế giới trong vòng 24h và trong vòng 96h triển khai hoàn chỉnh 1 sư đoàn Thiết giáp Stryker.
  • Lữ đoàn Hạng nhẹ: Bộ Binh, Nhảy Dù có 4.400 binh sĩ, các lữ đoàn nhẹ này có khả năng triển khai đến bất kì đâu trên thế giới trong vòng 18h.

Ngoài ra cũng sẽ có các lữ đoàn hỗ trợ phục vụ và hỗ trợ chiến đấu. Các lữ đoàn hỗ trợ chiến đấu gồm có các lữ đoàn không vận gồm có các phi cơ hạng nặng và nhẹ các loại, các lữ đoàn pháo binh, và các lữ đoàn hậu cần.

Tổ chức lực lượng chiến đấu chính quy

[sửa | sửa mã nguồn]
Binh sĩ Lục quân Hoa Kỳ tham gia tuần tra trên một cánh đồng ở Afghanistan

Lục quân Hoa Kỳ gồm có 10 sư đoàn hiện dịch cũng như có một số đơn vị độc lập. Lực lượng đang trong tình trạng phát triển với bốn lữ đoàn nữa theo kế hoạch đã được thành lập vào năm 2013 với quân số sẽ tăng thêm 74.200 binh sĩ tính từ tháng 1 năm 2007. Mỗi sư đoàn sẽ có bốn lữ đoàn tác chiến bộ binh, sẽ có ít nhất một lữ đoàn không vận cũng như một lữ đoàn pháo binh và một lữ đoàn hậu cần.

Trong Lục quân Vệ binh Quốc gia và Lục quân Trừ bị có thêm 8 sư đoàn với 15 lữ đoàn hỗn hợp, gồm các lữ đoàn hỗ trợ chiến đấu và hỗ trợ phục vụ chiến đấu, và các lữ đoàn kỵ binh, bộ binh, pháo binh, không lực, công binh, hỗ trợ độc lập.

Vào năm 2015, Lục quân chính quy đã được cắt giảm xuống còn 32 lữ đoàn chiến đấu với 490.000 quân. Tướng Raymond Odierno cho biết vào năm 2018, Lục quân sẽ có quân số gồm 450.000 quân chính quy, 335.000 quân thuộc Vệ Binh Quốc gia và 195.000 quân thuộc Lục quân trừ bị.

Tên Tổng hành dinh tổ chức
Sư đoàn thiết giáp 1 Fort Bliss, Texas Lữ đoàn Stryker 1, lữ đoàn thiết giáp 2, 4, lữ đoàn pháo binh sư đoàn, lữ đoàn hàng không chiến đấu, lữ đoàn hậu cần.
Sư đoàn kỵ binh 1 Fort Hood, Texas Lữ đoàn thiết giáp 1, 2, 3, Trung đoàn kỵ binh thiết giáp 3, lữ đoàn hàng không chiến đấu, lữ đoàn pháo binh, lữ đoàn hậu cần.
Sư đoàn bộ binh 1 Fort Riley, Kansas Lữ đoàn thiết giáp 1, 2, lữ đoàn hàng không chiến đấu, lữ đoàn pháo binh sư đoàn, lữ đoàn hậu cần.
Sư đoàn bộ binh 2 Camp Red Cloud, Hàn Quốc Lữ đoàn thiết giáp 1, lữ đoàn Stryker 2, 3, lữ đoàn hàng không 2, lữ đoàn pháo 210, lữ đoàn hậu cần, lữ đoàn cơ giới 16 thuộc lục quân Hàn Quốc.
Sư đoàn bộ binh 3 Fort Stewart, Georgia Các đơn vị gồm lữ đoàn thiết giáp 1, lữ đoàn bộ binh 2, lữ đoàn bộ binh 48 (vệ binh quốc gia), lữ đoàn pháo binh sư đoàn 3, lữ đoàn hậu cần. Từ 10-2017, lữ đoàn bộ binh 2 được đổi lại thành lữ đoàn thiết giáp.
Sư đoàn bộ binh 4 Fort Carson, Colorado Lữ đoàn Stryker 1, lữ đoàn bộ binh 2 và lữ đoàn thiết giáp 3, lữ đoàn hàng không 4, lữ đoàn pháo binh sư đoàn, lữ đoàn hậu cần.
Sư đoàn sơn cước 10 Fort Drum, New York Lữ đoàn bộ binh 1, 2, 3 và lữ đoàn bộ binh 48 (vệ binh quốc gia), lữ đoàn hàng không 10, lữ đoàn pháo binh sư đoàn, lữ đoàn hậu cần.
Sư đoàn bộ binh 25 Schofield Barracks, Hawaii Lữ đoàn Stryker 1, lữ đoàn bộ binh 2, 3, lữ đoàn dù 4, lữ đoàn hàng không 25, lữ đoàn pháo binh sư đoàn, lữ đoàn hậu cần.
Sư đoàn dù 82 Trại Bragg, North Carolina Lữ đoàn dù 1, 2, 3, Lữ đoàn hàng không 82, lữ đoàn pháo binh và lữ đoàn hậu cần
Sư đoàn dù 101 (xung kích đường không) Trại Campbell, Kentucky Lữ đoàn dù 1, 2, 3 và Lữ đoàn hàng không 101, lữ đoàn pháo binh sư đoàn, lữ đoàn hậu cần
Lữ đoàn Dù 173 Vicenza, Ý 3 tiểu đoàn dù, 1 tiểu đoàn kỵ binh dù, 1 tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn hậu cần.
Trung đoàn kỵ binh 2 Vilseck, Đức 3 tiểu đoàn bộ binh Stryker, 1 tiểu đoàn trinh sát, 1 tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn hậu cần, 1 tiểu đoàn công binh.

Các lực lượng hành quân đặc biệt

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ tư lệnh Chiến dịch Đặc biệt Lục quân Hoa Kỳ (lính dù)

Tên Tổng hành dinh
Lực lượng Đặc biệt (green berets) (mũ nồi xanh) Trại Bragg, North Carolina
Trung đoàn 75 Biệt Động Quân Trại Benning, Georgia
Trung đoàn Không vận các chiến dịch Đặc biệt 160 (biệt kích đêm) Trại Campbell, Kentucky
Liên đoàn Chiến tranh Tâm lý 4 (4th Psychological Operations Group) Trại Bragg, North Carolina
Lữ đoàn 95 Dân chính (95th Civil Affairs Brigade) Trại Bragg, North Carolina
Lữ đoàn 528 Hậu cần Trại Bragg, North Carolina
Lực lượng Delta Trại Bragg, North Carolina

Nhân sự

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là các cấp bậc của Lục quân Hoa Kỳ hiện đang được sử dụng và các cấp bậc tương ứng của chúng trong lực lượng NATO.

Các sĩ quan:[21]

Bậc lương O-1 O-2 O-3 O-4 O-5 O-6 O-7 O-8 O-9 O-10 Đặc biệt1
Quân hàm
Cấp bậc Thiếu úy Trung úy Đại úy Thiếu tá Trung tá Đại tá Chuẩn tướng Thiếu tướng Trung tướng Đại tướng Thống tướng
Tiếng Anh Second
Lieutenant
First
Lieutenant
Captain Major Lieutenant
Colonel
Colonel Brigadier
General
Major
General
Lieutenant
General
General General
of the Army
Viết tắt tiếng Anh 2LT 1LT CPT MAJ LTC COL BG MG LTG GEN GA
Chuẩn bậc NATO OF-1 OF-2 OF-3 OF-4 OF-5 OF-6 OF-7 OF-8 OF-9

1 Được trao như cấp bậc vinh dự hoặc trong lúc tuyên chiến.

Chuẩn úy:[21]

Bậc lương của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ W-1 W-2 W-3 W-4 W-5
Quân hàm
Cấp bậc Chuẩn úy 1 Chuẩn úy 2 Chuẩn úy 3 Chuẩn úy 4 Chuẩn úy 5
Tiếng Anh Warrant Officer 1 Chief Warrant Officer 2 Chief Warrant Officer 3 Chief Warrant Officer 4 Chief Warrant Officer 5
Viết tắt WO1 CW2 CW3 CW4 CW5
chuẩn bậc NATO WO-1 WO-2 WO-3 WO-4 WO-5

Binh sĩ và hạ sĩ quan:[21][22]

Bậc lương của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ E-1 E-2 E-3 E-4 E-5 E-6 E-7 E-8 E-9
Quân hàm Không quân hàm
Cấp bậc Binh nhì Binh nhì Binh nhất Hạ sĩ nghiệp vụ Hạ sĩ Trung sĩ Trung sĩ tham mưu Trung sĩ nhất Thượng sĩ Thượng sĩ nhất Thượng sĩ Cố vấn Thượng sĩ Cố vấn Chỉ huy trưởng Thượng sĩ Cố vấn Lục quân
Tiếng Anh Private Private Private
First Class
Specialist Corporal Sergeant Staff
Sergeant
Sergeant
First Class
Master
Sergeant
First
Sergeant
Sergeant
Major
Command
Sergeant Major
Sergeant Major
of the Army
Viết tắt tiếng Anh PVT ¹ PV2 ¹ PFC SPC ² CPL SGT SSG SFC MSG 1SG SGM CSM SMA
Chuẩn bậc NATO OR-1 OR-2 OR-3 OR-4 OR-4 OR-5 OR-6 OR-7 OR-8 OR-8 OR-9 OR-9 OR-9
¹ PVT cũng được dùng để viết tắt cho các cấp bậc binh khi bậc lương không được phân biệt
² SP4 đôi khi bị bắt gặp ở chỗ của SPC để chỉ cấp bậc Specialist. Đây là một chỉ số được dùng khi có thêm các cấp bậc phụ Specialist nằm ở bậc lương cao hơn.

Trang bị

[sửa | sửa mã nguồn]
Một số loại súng M16

Lục quân khai triển nhiều loại vũ khí cá nhân khác nhau cho mục đích tạo hỏa lực nhẹ ở tầm ngắn.

Vũ khí phổ biến nhất mà Lục quân Hoa Kỳ sử dụng là súng trường M4A1 carbine[23] phiên bản nâng cấp của M16A4[24]. Súng trường M4 đã thay thế hoàn toàn loại súng M16 trong Lục quân Hoa Kỳ.[25]. Biệt kích Hoa Kỳ sẽ được trang bị với loại súng trường SCAR-H, trong khi các lực lượng đặc biệt sẽ được trang bị súng trường HK416. Loại súng lục đeo bên mình và phổ biến nhất trong Lục quân Hoa Kỳ là súng lục M9 9 mm[26] cùng với súng lục M11. Cả hai loại súng này sẽ được thay thế bằng súng lục M17 trong chương trình hiện đại hóa súng lục của Quân đội Hoa Kỳ. Lục quân Hoa Kỳ sử dụng nhiều loại lựu đạn khác nhau như lựu đạn nổ M67, lựu đạn khói M18 và lựu đạn choáng M84

Nhiều loại vũ khí đặc biệt khác nhau được cung cấp để tăng cường hỏa lực cho cấp tiểu đội gồm có súng máy nhẹ M249,[27] súng máy MK48 là loại súng máy chuẩn hạng nhẹ của Lục quân trang bị cho các lực lượng đặc biệt, súng phóng lựu M320M203 cũng được cung cấp. Súng shotgun Benelli M4 Super 90, M26 Mass hay Mossberg 590 dùng để bật tung cửa khóa và cận chiến. Đối với vũ khí bắn tỉa Lục quân Hoa Kỳ sử dụng súng trường M14, súng trường bắn tỉa tầm xa M2010, súng trường bắn tỉa bán tự động M110 hay súng trường bắn tỉa hạng nặng có khả năng phá vật cản Barrett M82, các lực lượng đặc biệt được trang bị súng bắn tỉa FN SCAR

Lục quân cũng triển khai nhiều loại vũ khí tập thể để tăng cường hỏa lực ở ngoài tầm vũ khí cá nhân.

Súng máy M240 là loại chuẩn tầm trung của Lục quân.[28]. Súng máy hạng nặng M2 được dùng như súng máy chống cá nhân và chống phá vật cản. Súng máy M2 cũng thường là vũ khí chính trên các loại xe tác chiến bộ binh Stryker và là hệ thống vũ khí thứ hai trên xe tăng M1 Abrams. Súng máy phóng lựu MK 19 được sử dụng chính yếu trong các đơn vị cơ giới.[29] Loại này được sử dụng phổ biến trong vai trò bổ sung đối với súng máy hạng nặng M2.

Lục quân sử dụng ba loại súng cối để hỗ trợ hỏa lực gián tiếp khi pháo binh nặng bắn không chính xác hay chưa sẵn có. Loại nhỏ nhất trong số súng cối là loại súng cối M224 60 mm, thường được giao cho các đơn vị cấp đại đội bộ binh.[30] Ở cấp bậc đơn vị kế tiếp là cấp tiểu đoàn thì dùng súng cối M252 81 mm.[31] Loại súng cối lớn nhất của Lục quân là súng cối M120 120 mm hay M121, thường được các tiểu đoàn cơ giới, các đơn vị xe Stryker, và các binh sĩ kỵ binh sử dụng bởi vì chúng cồng kềnh và nặng nề nên cần phải chuyển vận bằng vận xa hay kéo đằng sau xe.[32]

Các loại pháo binh kéo theo xe được sử dụng để yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị bộ binh nhẹ trong đó có pháo binh M119A1 105 mm[33]pháo binh M777 155 mm (sẽ thay thế pháo binh M198).[34]

Lục quân Hoa Kỳ cũng dử dụng nhiều loại tên lửa vác vai khác nhau để hỗ trợ bộ binh trong khả năng tấn công và phòng thủ chống cơ giới. Vũ khí tấn công đa mục đích được bắn từ trên vai AT4, M141M72 LAW là những loại tên lửa không điều khiển có thể tiêu diệt các công trình phòng vệ cố định hay cơ giới ở tầm xa. M3 MAAWS là súng chống tăng không giật. BGM-71 TOW là loại tên lửa chống tăng hạng nặng có điều khiển. Tên lửa FGM-148 Javelin là loại tên lửa "bắn rồi không phải điều khiển nữa" (fire-and-forget) có thể chọn đánh từ trên xuống để tránh phần bọc thép dày phía trước; Javelin và TOW là các loại tên lửa hạng nặng, có khả năng xuyên phá cơ giới ở tầm xa 2.000 mét

Các loại xe và phi cơ

[sửa | sửa mã nguồn]

Học thuyết quân sự của Lục quân Hoa Kỳ đặt nặng lên chiến tranh cơ giới. Lục quân Hoa Kỳ đạt tỷ lệ "lính-cơ giới" cao nhất thế giới vào năm 2009. Lục quân Hoa Kỳ đã sử dụng một phần đáng kể ngân sách để quân sự của mình để duy trì một số lượng xe và phi cơ đủ các chủng loại.

M1 Abrams đang khai hỏa trên một sa mạc Kuwait

Loại xe phổ biến nhất của Lục quân là Humvee, có khả năng phục vụ đa nhiệm vụ với các vai trò như chở binh sĩ, tiếp liệu, nơi đặt vũ khí, tải thương và còn nhiều vai trò khác nữa.[35], xe Humvee đang được thay thế dần bằng loại xe Oshkosh L-ATV từ năm 2015. Mặc dù lục quân sử dụng nhiều loại xe hỗ trợ tác chiến khác nhau nhưng loại phổ biến nhất là nhóm xe chiến thuật cơ động mở rộng hạng nặng HEMTT. M1A2 Abrams là loại xe tăng tác chiến chính của lục quân,[36] trong khi đó M2A3 Bradley là xe chiến đấu bộ binh chuẩn của lục quân.[37] Các loại xe quân sự khác gồm có xe tác chiến kỵ binh M3A3 thuộc dòng xe chiến đấu Bradley, dòng xe Stryker,[38] và thiết vận xa bộ binh M113,[39] và nhiều loại xe bộ binh bọc thép có thể chống được mìn bẫy.

Vũ khí pháo binh của Lục quân Hoa Kỳ khá đa dạng. AN/TWQ-1 Avenger, MIM 104 PatriotTHAAD là 3 hệ thống tên lửa phòng không. Pháo mặt đất gồm lựu pháo M777, M119, pháo tự hành M109A6 Paladin[40], hệ thống pháo phóng loạt cơ động cao M142 HIMARS và hệ thống phóng nhiều tên lửa M270,[41] được đặt trên bệ phóng có thể di chuyển bằng dây xích hay được triển khai cho các đơn vị cơ giới nặng.

Một chiếc UH-60 Black Hawk

Mặc dù Lục quân Hoa Kỳ sử dụng một số ít phi cơ có cánh cố định nhưng lại sử dụng nhiều loại máy bay trực thăng. Trong số các loại cánh quạt là trực thăng tấn công AH-64 Apache, trực thăng tấn công hạng nhẹ/trinh sát vũ trang OH-58 Kiowa,[42] trực thăng vận tải tiện ích chiến thuật UH-60 Black Hawk và trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook.[43]. Theo kế hoạch giảm từ 7 xuống còn bốn loại máy bay trực thăng

Đối với UAV. Lục quân Hoa Kỳ triển khai các máy bay không người lái MQ-1C Gray Eagle

Quân phục

[sửa | sửa mã nguồn]
Hai binh sĩ mặc quân phục, người bên trái đội mũ kết và bên phải đội mũ rộng vành.

Quân phục tác chiến của Lục quân Hoa Kỳ có hình thể màu sắc ngụy trang, được thiết kế để sử dụng hợp với những môi trường đô thị, sa mạc, rừng. Các binh sĩ đang tác chiến tại Afghanistan sẽ sớm được phát loại quân phục tác chiến có khả năng chống lửa và hình thể có nhiều màu sắc.[44]

Quân phục chuẩn dùng cho khi đóng quân thường được biết đến là màu xanh lá lục quân (army green) và đã được tất cả các sĩ quan và binh sĩ mặc kể từ khi nó được sử dụng vào năm 1956 khi nó thay thế quân phục khaki màu olive. Quân phục màu xanh nước biển lục quân có lịch sử ngược về giữa thế kỷ XIX, hiện nay là quân phục nghi thức của Lục quân Hoa Kỳ, nhưng nó sẽ thay thế quân phục màu trắng và màu xanh lá và sẽ trở thành quân phục thường ngày mới của Lục quân (dùng trong công việc văn phòng hay ở chốn công cộng). Mũ nồi (beret) sẽ tiếp tục được sử dụng cùng với quân phục tác chiến lục quân mớ khi làm nhiệm vụ ở nơi đóng quân và quân phục thường ngày được dùng khi thực hiện các nhiệm vụ không phải là nghi thức.

Áo giáp cá nhân trong đa số các đơn vị là loại áo chắn ở ngực có cải tiến (improved outer tactical vest) và nón sắt tác chiến MICH TC-2000.

Lều (nhà bạt)

[sửa | sửa mã nguồn]

Lục quân Hoa Kỳ phụ thuộc nhiều vào lều để cung cấp nhiều cơ sở vật chất mà họ cần khi triển khai lực lượng tại một vùng nào đó. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ có nhiều luật lệ gắt gao về chất lượng và đặc tính của lều. Đa số lều được dùng nhất là loại lều dựng làm nơi nghỉ ngơi tạm cho binh sĩ, khu nhà ăn, các căn cứ tiền phương, trung tâm hành quân chiến thuật, các khu giải trí, phúc lợi, tinh thần, các điểm gác...

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c United States Army, 14 June: The Birthday of the U.S. Army. Army.mil.
  2. ^ 2005 Posture Statement Lưu trữ 2008-07-09 tại Wayback Machine. U.S. Army, 6 tháng 2 năm 2005
  3. ^ Army FY2008 Demographics brochure Lưu trữ 2017-12-01 tại Wayback Machine. US Army
  4. ^ DA Pamphlet 10-1 Organization of the United States Army; Figure 1.2 Military Operations.
  5. ^ "The US-Mexican War (1846-1848)". PBS
  6. ^ “The Deadliest War”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2010.
  7. ^ Cragg, p.272.
  8. ^ Woodruff, Mark. Unheralded Victory: The Defeat of the Viet Cong and the North Vietnamese Army 1961-1973 (Arlington, VA: Vandamere Press, 1999).
  9. ^ “Army National Guard Constitution”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2010.
  10. ^ An Army at War: Change in the Midst of Conflict, p.515, via Google Books
  11. ^ U.S. Casualties in Iraq
  12. ^ Organization of the United States Army: America's Army 1775 - 1995, DA PAM 10–1. Headquarters, Department of the Army, Washington, 14 tháng 6 năm 1994 ]
  13. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2010.
  14. ^ a b “Army Reserve Marks First 100 Years: Land Forces: Defense News Air Force”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2010.
  15. ^ “United States Army Central, CG's Bio”. United States Army Central. 11 tháng 2 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2008. Truy cập 4 tháng 7 năm 2008.
  16. ^ “United States Army, Seventh Army, Leaders”. United States Army, Seventh Army. 25 tháng 6 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2008. Truy cập 4 tháng 7 năm 2008.
  17. ^ “Commanding General”. United States Army, Pacific. 23 tháng 4 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2009. Truy cập 4 tháng 7 năm 2008.
  18. ^ “Commanding General”. United States Army, Surface Deployment and Distribution Command. 30 tháng 6 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2008. Truy cập 4 tháng 7 năm 2008.
  19. ^ Tổ chức Lưu trữ 2011-02-14 tại Wayback Machine Lục quân Hoa Kỳ
  20. ^ Perpich v. Department of Defense, 496 U.S. 334 (1990)
  21. ^ a b c From the Future Soldiers Web Site.
  22. ^ From the Enlisted Soldiers Descriptions Web Site.
  23. ^ U.S. Army Fact Files
  24. ^ M-16 Rifle, U.S. Army Fact Files.
  25. ^ “Army position: M4 Carbine is Soldier's battlefield weapon of choice”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2010.
  26. ^ U.S. Army Fact Files
  27. ^ U.S. Army Fact Files
  28. ^ U.S. Army Fact Files
  29. ^ U.S. Army Fact Files
  30. ^ U.S. Army Fact Files
  31. ^ U.S. Army Fact Files
  32. ^ U.S. Army Fact Files
  33. ^ U.S. Army Fact Files
  34. ^ M777 Lightweight 155 mm howitzer (LW155)
  35. ^ U.S. Army Fact Files
  36. ^ U.S. Army Fact Files
  37. ^ U.S. Army Fact Files
  38. ^ U.S. Army Fact Files
  39. ^ U.S. Army Fact Files
  40. ^ [1]
  41. ^ U.S. Army Fact Files
  42. ^ U.S. Army Fact Files
  43. ^ U.S. Army Fact Files
  44. ^ Lopez, C. (20 tháng 2 năm 2010). “Soldiers to get new cammo pattern for wear in Afghanistan”. US Army. US Army. Truy cập 22 tháng 2 năm 2010.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Genshin Impact] Câu truyện về ma điểu và tràng thiếu niên
[Genshin Impact] Câu truyện về ma điểu và tràng thiếu niên
Khái quát lại câu chuyện trên đảo Tsurumi Genshin Impact
Tại vì sao lyrics nhạc MCK suy nhưng vẫn hay đến như vậy?
Tại vì sao lyrics nhạc MCK suy nhưng vẫn hay đến như vậy?
Nger vốn gắn liền với những bản tình ca, nổi nhất với lũ GenZ đời đầu chúng tôi khi đó là “Tình đắng như ly cafe” ft cùng Nân
[Eula] Giải nghĩa cung mệnh - Aphros Delos
[Eula] Giải nghĩa cung mệnh - Aphros Delos
Nhưng những con sóng lại đại diện cho lý tưởng mà bản thân Eula yêu quý và chiến đấu.
Nhân vật Ryuunosuke - Sakurasou No Pet Na Kanojo
Nhân vật Ryuunosuke - Sakurasou No Pet Na Kanojo
Akasaka Ryuunosuke (赤坂 龍之介 - Akasaka Ryūnosuke) là bệnh nhân cư trú tại phòng 102 của trại Sakurasou. Cậu là học sinh năm hai của cao trung Suiko (trực thuộc đại học Suimei).