Trung tâm thương mại

Bên trong Trung tâm Eaton Toronto tại Toronto, Ontario, Canada.
Westfarms Mall ở West Hảtford, Connecticut.
Trung tâm IsoKristiina tại Lappeenranta, Phần Lan.
Bên trong trung tâm mua sắm Aviapark tại Moskva, Nga.
Bên trong trung tâm thương mại Stadsfeestzaal tại Antwerp, Bỉ.

Trung tâm thương mại (Tiếng Anh Mỹ: shopping mall, Khối thịnh vượng chung: shopping centre), trung tâm mua sắm hay thương xá là một nhóm các cửa hàng được xây dựng cùng nhau, đôi khi dưới một mái nhà.[1] Các loại hình trung tâm mua sắm tại Bắc Mỹ, bao gồm các "shopping mall", được kết hợp gồm cửa hàng bách hoá, trung tâm thương mại quy mô khu dân cư nhỏ hơn, thậm chí nhỏ hơn là các trung tâm mua sắm dải (strip mall). Các trung tâm mua sắm cũng có thể được chuyên môn hoá cho các mục đích bao gồm các trung tâm quyền lực về bán lẻ, lối sống, mua bán ngoài trời (factory outlet) và các không gian lễ hội ngoài trời.[2]

Tại Vương quốc Anh, sự khác biệt được thể hiện giữa các trung tâm mua sắm (cửa hàng dưới một mái nhà), khu mua sắm (khu vực dành cho người đi bộ của một thị trấn hoặc thành phố nơi có nhiều cửa hàng bán lẻ),[3] "high street" (đường phố - dành cho người đi bộ hoặc không - tập trung nhiều cửa hàng bán lẻ),[4] và các khuôn viên bán lẻ (thường nằm ngoài trung tâm thành phố, 5000 m2 hoặc lớn hơn và tại đó có cửa hàng lớn hoặc siêu thị, thay vì các cửa hàng bách hóa).[5]

Các loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng Trung tâm Mua sắm Quốc tế phân loại trung tâm mua sắm thành tám loại cơ bản: trung tâm khu phố, trung tâm cộng đồng, trung tâm khu vực, trung tâm siêu địa phương (superregional), trung tâm thời trang /mang nét đặc sắc, trung tâm quyền lực, trung tâm chủ đề/lễ hội và trung tâm ngoài trời.[2] Những định nghĩa này được xuất bản năm 1999, không bị giới hạn ở các trung tâm mua sắm ở bất kỳ quốc gia cụ thể nào, nhưng các phiên bản sau này đã được thực hiện cụ thể cho Hoa Kỳ với một bộ riêng cho Châu Âu.

Tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến hết năm 2010, Việt Nam có 83 trung tâm thương mại, trong đó tập trung chủ yếu tại Hà Nội (18 trung tâm thương mại), Hải Phòng (7), Bình Dương (5), thành phố Hồ Chí Minh (4), Nghệ An (4) và Đà Nẵng (4)[6].

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trung tâm thương mại lớn trên thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Shopping centre", Oxford Learners Dictionary
  2. ^ a b “ICSC Shopping Center Definitions: Basic Configurations and Types” (PDF). International Council of Shopping Centers. 1999. Lưu trữ (PDF) bản gốc 8 tháng 3 năm 2014. Truy cập 31 tháng 1 năm 2013.
  3. ^ "Khu mua sắm", Từ điển Cambridge
  4. ^ "High street", Từ điển Oxford”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2020.
  5. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên cushman
  6. ^ “Báo cáo Số lượng: chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, đơn vị có giao dịch thương mại điện tử năm 2010 của Bộ Công Thương, tháng 6/2011”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2012.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
FOMO - yếu tố khiến các Nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường
FOMO - yếu tố khiến các Nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường
Hãy tưởng tượng hôm nay là tối thứ 6 và bạn có 1 deadline cần hoàn thành ngay trong tối nay.
Bạn biết những biện pháp bảo vệ mắt nào?
Bạn biết những biện pháp bảo vệ mắt nào?
Cùng tìm hiểu những biện pháp bảo vệ đôi mắt các bạn nhé
[Phần 1] Nhật ký tình yêu chữa trĩ của tôi
[Phần 1] Nhật ký tình yêu chữa trĩ của tôi
Một câu truyện cười vl, nhưng đầy sự kute phô mai que
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Nghe thấy rất nhiều tin tốt về một dự án tưởng như sẽ là tương lai với backers xịn, KOLs lớn tâng bốc lên mây, bạn lập tức mua vào và chờ ngày x10 x100