Truyện cười dân gian là một thể loại truyện dân gian chứa đựng cái hài, dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để thực hiện chức năng phê phán, châm biếm, đả kích cái xấu xa và mua vui giải trí.
Đặc điểm chung của truyện cổ dân gian là ngắn gọn, nặng về lí trí, có kết cấu chặt chẽ và kết thúc đột ngột, bất ngờ.
Có thể chia truyện cổ dân gian Việt Nam thành hai loại hình chính: truyện cười kết chuỗi và truyện cười không kết chuỗi.
Truyện cười không kết chuỗi (hay truyện cười phiếm chỉ) ở nước ta rất phong phú, đa dạng, gồm nhiều tiểu loại khác nhau, như:
Truyện khôi hài (hay hài hước), tiếng cười có tác dụng mua vui là chủ yếu, không hoặc ít có tính chất phê phán đả kích (ví dụ: truyện Ba anh chàng ngủ mê, truyện Tay ải tay ai,…).
Truyện trào phúng (hay châm biếm) chứa đựng tiếng cười có nội dung phê phán, đả kích mạnh mẽ (ví dụ: truyện Lạy cụ đề ạ, truyện Phú hộ ngã sông, truyện Nam mô boong,…).
Truyện tiếu lâm (theo nghĩa hẹp) là những truyện cười dân gian mang yếu tố tục, có tác dụng gây cười mạnh mẽ (ví dụ: truyện Đỡ đẻ giỏi nhất đời, truyện Đầy tớ,…)