Tu viện Thánh Gall

Nhà thờ chính tòa Thánh Gall
The Cathedral of Saint Gall
Kathedrale St. Gallen
Địa điểmSt. Gallen
Quốc giaThụy Sĩ
Hệ pháiCông giáo
Trang chínhWebsite of the Cathedral
Lịch sử
Ngày thành lậpThế kỷ 8
Kiến trúc
Tình trạngĐang hoạt động
Tình trạng chức năngNhà thờ chính tòa
Di sản chỉ địnhDi sản thế giới của UNESCO
Phong cáchBaroque
Thông số
Số kiến trúc vòm1
Số lượng spire2
Chiều cao đỉnh nhọn68 m (223 ft)[1]
Quản lý
Giáo phậnGiáo phận Saint Gallen
Giáo sĩ
Giám mụcMarkus Büchel
Tiêu chuẩnVăn hóa: ii, iv
Tham khảo268
Công nhận1983 (Kỳ họp 7)

Tu viện Thánh Gall (tiếng Đức: Abtei St. Gallen) là một cựu tu viện (747–1805) tại thành phố St. GallenThụy Sĩ. Đây là một công trình mang kiến trúc Carolus Phục hưng đã tồn tại từ 719 và trở thành một độc lập công quốc từ giữa thế kỷ thứ 9 đến 13, và trong nhiều thế kỷ là một trong những trụ sở tu viện dòng Biển Đức ở châu Âu. Tu viện Thánh Othmar thành lập ngay tại nơi Thánh Gall đã dựng lên ẩn thất của ngài. Thư viện Tu viện Thánh Gall là một trong những thư viện tu viện thời Trung Cổ lâu đời nhất trên thế giới.[2] Thành phố St. Gallen có nguồn gốc là một khu định cư liền kề bên cạnh tu viện. Sau khi tu viện được hoàn tục vào khoảng năm 1800, nhà thờ cũ của tu viện đã trở thành một nhà thờ vào năm 1848. Kể từ năm 1983, toàn bộ khu vực còn lại của tu viện đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào khoảng năm 613, Gallus (Thánh Gall) là một tu sĩ truyền giáo Hiberno-Scotland cùng với môn đệ và bạn đồng hành Thánh Côlumbanô đã thành lập một ẩn thất tại địa điểm mà sau này trở thành tu viện. Ông sống trong căn phòng riêng cho đến khi qua đời vào năm 646, và được chôn cất ở đó[3] tại Arbon.[4] Sau đó, người dân tôn kính ông như một vị thánh và cầu nguyện tại lăng mộ của ông.[4]

Sau cái chết của Thánh Gall, Charles Martel bổ nhiệm Othmar làm người trông coi di tích của Thánh Gall. Có nhiều khoảng thời gian khác nhau được xem là ngày thành lập tu viện, bao gồm năm 719[4] 720,[5] 747[6] và giữa thế kỷ thứ 8.[7] Dưới thời trị vì của Pépin III (Pépin Lùn) vào thế kỷ 8, Othmar thành lập Tu viện Thanh Gall theo phong cách Carolus, nơi nghệ thuật, văn học và khoa học phát triển mạnh mẽ. Tu viện phát triển nhanh chóng và nhiều nhà quý tộc Alemanni trở thành tu sĩ. Vào cuối triều đại của Othmar, Professbuch đã đề cập đến 53 cái tên. Hai tu sĩ của tu viện là Magnus von Füssen và Theodor thành lập các tu viện tại KemptenFüssenAllgäu. Với sự gia tăng số lượng các tu sĩ, tu viện cũng phát triển mạnh mẽ hơn về mặt kinh tế. Phần lớn đất đai ở Thurgau, Zürichgau và phần còn lại của Alemanni cho đến tận Neckar đã được chuyển giao cho tu viện như là một sự quyên góp.[4] Dưới thời cai quản của trưởng tu viện là Waldo của Reichenau (740–814), việc sao chép các bản thảo đã được thực hiện và một thư viện nổi tiếng đã được ra đời. Nhiều tu sĩ người Anglo-Saxon và Ireland đến đây sao chép các bản thảo. Theo yêu cầu của Charlemagne, Giáo hoàng Ađrianô I đã gửi những người xướng âm xuất sắc từ Roma, những người đã truyền việc sử dụng bình ca Gregoriano. Năm 744, nhà quý tộc Alemanni Beata bán một số tài sản cho tu viện để có tiền cho chuyến hành trình tới Roma.[8]

Thời đại hoàng kim

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thế kỷ tiếp theo, tu viện Thánh Gall xung đột với giám mục vương quyền Constance gần đó, và sau đó đã giành được quyền tài phán đối với tu viện Reichenau trên hồ Constance. Chỉ đến khi hoàng đế Louis Mộ Đạo (trị vì 814–840) vào năm 813 xác nhận sự gần gũi hoàng gia với tu viện (imperial immediacy), thì xung đột này mới chấm dứt.[3] Tu viện trở thành Tu viện Hoàng gia (Reichsabtei). Vua Ludwig Người Đức đã xác nhận vào năm 833 quyền miễn trừ của tu viện và cho phép các tu sĩ tự do lựa chọn tu viện trưởng của họ.[8] Cuối cùng vào năm 854, tu viện đã đạt được quyền tự chủ hoàn toàn khi vua Ludwig đã giải phóng tu viện khỏi nghĩa vụ phải nộp một phần mười cho tòa giám mục Constance.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Abbey of St Gall (1983) Lưu trữ 2020-10-30 tại Wayback Machine, Federal Office of Culture FOC.
  2. ^ Codices Electronici Sangallenses-Description Lưu trữ 2017-07-02 tại Wayback Machine, e-codices – Virtual Manuscript Library of Switzerland
  3. ^ a b Alston, Cyprian (1909). “Abbey of St. Gall” . Trong Herbermann, Charles (biên tập). Catholic Encyclopedia. 6. New York: Robert Appleton Company.
  4. ^ a b c d Saint Gall (Princely Abbey) bằng các tiếng Đức, Pháp, và Ý trong quyển Từ điển lịch sử Thụy Sĩ.
  5. ^ “Sankt Gallen”. Encyclopædia Britannica online. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2015.
  6. ^ “Abbey of St Gall”. World Heritage List. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization, UNESCO. 1983. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.
  7. ^ Coolidge, W. A. B. (1911). “St Gall” . Trong Chisholm, Hugh (biên tập). Encyclopædia Britannica. 24 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. tr. 4.
  8. ^ a b “Zeittafel zur Geschichte der Abtei St.Gallen” [History chronology about the Abbey of St Gall] (PDF) (bằng tiếng Đức). Staatskanzlei St. Gallen. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2015.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan