Ukraina xâm lược Nga là một cuộc tiến công và chiếm đóng lãnh thổ Liên bang Nga do Lực lượng vũ trang Ukraina tiến hành năm 2024, một phần của cuộc chiến tranh lớn hơn - Chiến tranh Nga-Ukraina. Ban đầu, cuộc xâm lược mang tính chất một cuộc đột kích hồi đầu tháng 6 năm 2024. Nhưng, cùng với việc đóng giữ kéo dài cho tới tận hiện nay và việc tổ chức bộ máy quản lý vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, nó trở thành một cuộc xâm lược. Mục đích của Ukraina, như tuyên bố của Tổng thống Volodymyr Oleksandrovych Zelenskyy là chuyển bớt binh lực của Nga khỏi mặt trận Đông Ukraina và giảm sức ép cho quân phỏng thủ Ukraina ở đó, đồng thời gây áp lực ngoại giao lên Nga, tạo ra lợi thế đàm phán. Đây là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lãnh thổ Nga bị quân đội nước ngoài xâm lược.[1]
Cuối năm 2023, làn sóng biểu tình và bất tuân dân sự đã bùng nổ ở Kyiv. Các cuộc biểu tình đã biến thành cuộc cách mạng với yêu cầu Tổng thống Viktor Fedorovych Yanukovych và chính quyền của Thủ tướng Mykola Yanovych Azarov từ chức. Tổng thống Yanukovych và nhiều bộ trưởng đã bỏ chạy. Một chính phủ tạm quyền không thân Nga đã được thành lập. Như một phần của phản ứng trước thay đổi chính quyền ở Ukraina, Nga đã xâm lược và sáp nhập Krym vào tháng 2 năm 2023, đồng thời hậu thuẫn lực lượng ly khai ở Donbas thành lập Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk dù Krym cũng như tỉnh Donetsk và tỉnh Lugansk là lãnh thổ của Ukraina. Các chính quyền Ukraina đã tiến hành các hoạt động quân sự nỗ lực giành quyền kiểm soát ở Donetsk và Lugansk, gây nhiều thiệt hại cho lực lượng ly khai. Thỏa thuận Minsk - do Đức và Pháp làm trung gian - được ký kết lần đầu tiên vào năm 2014 nhưng đã không chấm dứt được Chiến tranh Donbas. Liên bang Nga đỗ lỗi cho Ukraina về đổ vỡ của Thỏa thuận Minsk và phát động một cuộc xâm lược Ukraina từ ngày 24 tháng 2 năm 2022. Sau thời gian đầu cầm cự, Ukraina đã phản công mạnh mẽ, đẩy quân Nga khỏi phía bắc và đông bắc Ukraina cũng như ra khỏi bờ phải sông Dniepr ở Kherson. Thực hiện chiến lược đẩy chiến tranh về phía lãnh thổ Nga, Lực lượng vũ trang Ukraina đã tấn công bằng tên lửa, UAV vào lãnh thổ Nga và tổ chức một số cuộc đột kích từ tỉnh Kharkiv vào các tỉnh Belgorod, Bryansk, Kursk nhưng chưa bao giờ chiếm giữ lãnh thổ Nga trước tháng 8 năm 2024.
Sau khi Lực lượng vũ trang Ukraina không có nhiều thành công trong chiến dịch tiến công giải phóng miền đông vào mùa hè và mùa thu năm 2023, đến lượt quân Nga công kích chậm nhưng mạnh trở lại ở khu vực Donetsk khiến Ukraina liên tục thất thủ ở Bakhmut (tháng 5 năm 2023), Marinka (tháng 12 năm 2024), Avdiivka (tháng 2 năm 2024), bị tấn công dữ dội ở Chasiv Yar (tháng 4 năm 2024 đến nay), thất thủ ở Krasnohorivka và ở Ocheretyne (tháng 4 năm 2024), bị bao vây ở Vuhledar. Tháng 5 năm 2024, Lực lượng vũ trang Nga lại tiến quân vào Kharkiv. Để kéo quân Nga khỏi mặt trận Donbass và giảm căng thẳng cho lực lượng phòng thủ Ukraina, lực lượng Ukraina đã đột kích vào Kursk. Các nguyên nhân khác, theo công bố của lãnh đạo Ukraina, có thể là: tạo một vùng đệm ở phần lãnh thổ Nga[2], đổi lãnh thổ với Nga[3][4]. Trong khi đó, phía Nga cho rằng mục đích của Ukraina khi tấn công Kursk là chiếm Nhà máy điện hạt nhân Kursk[5] dù Ukraina phủ nhận[6].
Ngày 6 tháng 8 năm 2024, Lực lượng vũ trang Ukraina với quy mô khoảng 1000 quân đã bí mật, bất ngờ, nhanh và mạnh tấn công vào điểm yếu của Nga trong vùng biên giới ở tỉnh Kursk.[7][8][9] Lực lượng Nga ở khu vực này đã không kịp và không thành công ngăn lực lượng Ukraina đột kích vào Sudzha và Nikolayevo-Darino, huyện Sudzhansky, tỉnh Kursk. Sau khi đột kích sâu, lực lượng Ukraina đã thành công trong việc mở rộng sang hai cánh và chiếm giữ được một khu vực rộng lớn ở Sudzhansky.[10]
Sau khi chiếm giữ được khoảng 100 khu dân cư rộng khoảng 1300 km vuông[11], quân đội Ukraina đã thiết lập chính quyền quân sự trên phần lãnh thổ chiếm giữ được.[12] Tổng thống Zelenskyy công khai ý định giữ vô thời hạn vùng chiếm được ở Kursk[13], thậm chí xem xét việc thành lập chính quyền dân sự quản lý khu vực chiếm giữ được ở Nga[14].
Khi quân đội Nga và có thể cả Quân đội Nhân dân Triều Tiên tiến công giải phóng Sudzhansky, Ukraina đã chọn cách xây dựng hệ thống công trình phòng thủ và tăng cường các đơn vị Ukraina đến đây.[15] Có chính trị gia Ukraina thừa nhận việc này là chiếm đóng lãnh thổ như cách định nghĩa tại Điều 42 của Hiệp ước Hague, nhưng cho rằng tính chất của cuộc xâm lược lãnh thổ Nga của Ukraina khác với của cuộc xâm lược lãnh thổ Ukraina của Nga và rằng trong khi cuộc xâm lược của Nga là tội ac, thì cuộc xâm lược của Ukraina là đáp trả tội ác.[16] Lực lượng chiếm đóng Ukraina được cho là bị giám sát chặt chẽ để không vi phạm các quy tắc đạo đức trong chiến tranh, điều mà Ukraina tố cáo quân đội Nga đã vi phạm khi xâm lược Ukraina.[17]
Trang hay phần này đang được viết mới, mở rộng hoặc đại tu. Bạn cũng có thể giúp xây dựng trang này. Nếu trang này không được sửa đổi gì trong vài ngày, bạn có thể gỡ bản mẫu này xuống. Nếu bạn là người đã đặt bản mẫu này, đang viết bài và không muốn bị mâu thuẫn sửa đổi với người khác, hãy treo bản mẫu {{đang sửa đổi}} .Sửa đổi cuối: Phó Nháy (thảo luận · đóng góp) vào 6 ngày trước. (làm mới) |