Urszula Kozioł theo học cấp ba ở Zamość[2] và tốt nghiệp Đại học Wrocław vào năm 1953.[3] Bà cho ra mắt tập thơ đầu tay Gumowe klocki ("Blocks of rubber") vào năm 1957, nhưng chính tập thơ thứ hai Wrytmie korzeni ("In the Rhythm of the Roots", 1963) mới được xem là bước đột phá lớn.[4] Bình luận về bài thơ "Recipe for the Meat Course" (1963) của Urszula Kozioł, dịch giả Karen Kovacik viết rằng: bài thơ này "vừa là một tác phẩm nghệ thuật vừa là một sự đáp trả mỉa mai tới những người tin rằng vị trí của một người phụ nữ chỉ là nơi xó bếp", và bài thơ "miêu tả việc nhà hoặc đời sống gia đình thông qua các mô típ bạo lực và ghẻ lạnh."[5]
Tiểu thuyết Postoje pamięci ("Stations of Memory", 1965) tập trung khắc họa Mirka, con gái của một giáo viên. Cô lớn lên ở một ngôi làng nhỏ trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong khảo sát về văn học Ba Lan, Czesław Miłosz viết rằng tiểu thuyết này là "một trong những lời chứng chân thực nhất về ngôi làng".[6]
Urszula Kozioł trở thành biên tập viên của tạp chí Odra vào năm 1968.[4] Bà cũng sáng tác nhiều vở kịch sân khấu và kịch phát thanh cho người lớn và trẻ em.[3]
Gonitwy (Prapremiera: Zespół Teatralny przy Wyższej Szkole Inżynieryjskiej, Rzeszów 1972)
Kobieta niezależna („Scena" 12/1976)
Biało i duszno (układ dramatyczny) („Scena" 10/1977)
Król malowany (na motywach baśni J. Ch. Andersena pt. Nowe szaty króla 1978; druk: Zjednoczone Przedsiębiorstwa Rozrywkowe, Ośrodek Teatru Otwartego „Kalambur", 1986)
Narada familijna („Teatr Polskiego Radia" 2/1978)
Przerwany wykład („Scena" 12/1978)
Weekend ("Opole" nr 1/1981 i nr 2/1981)
Spartolino, czyli jak Rzempoła ze szwagrem Pitołą stracha przydybali (Prapremiera: Wrocławski Ośrodek Teatru Otwartego „Kalambur" 1982)