Võ Thuần Nho

Võ Thuần Nho (sinh ngày 3 tháng 1 năm 1914 - đã mất) là một chính trị gia, nhà cách mạng người Việt Nam. Ông từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam trong hàng chục năm.[1] Ông là em trai ruột của Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp.[2] Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 1 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Quảng Bình.[3]

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Thân phụ của Võ Thuần Nho là nhà nho Võ Quang Nghiêm.[2] Gia đình Võ Quang Nghiêm thuộc tầng lớp trung nông ở làng An Xá, tổng Đại Phong, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Họ có đủ ruộng đất để cày cấy và có nhà cửa khang trang. Ông Nghiêm là một người sùng đạo Khổng và coi trọng việc thờ cúng tổ tiên.[4] Ông từng hành nghề thầy thuốc (thuốc nam) và dạy học ở làng An Xá quê ông.[4] Võ Quang Nghiêm còn được gọi là Cửu Nghiêm vì ông từng làm thư lại (cửu phẩm) ở dinh quan tuần phủ tỉnh Quảng BìnhĐồng Hới.[4] Thân phụ ông Cửu Nghiêm từng tham gia phong trào Cần vương chống Pháp những năm 1880.[4]

Thân mẫu của Võ Thuần Nho là bà Nguyễn Thị Kiên (mất năm 1961[5]), một người nông dân.[4] Bà lo việc đồng áng và nội trợ gia đình.[4] Cha bà Nguyễn Thị Kiên cũng từng tham gia phong trào Cần Vương giúp vua Hàm Nghi chống Pháp. Ông từng giữ chức Đề đốc trấn giữ đại đồng tiền vệ.[5]

Hai ông bà Võ Quang Nghiêm và Nguyễn Thị Kiên sinh được 8 người con.[4] Hai người con trai đầu của họ mất từ bé.[4] Ba người con kế tiếp là gái, một người mất sớm vì bệnh kiết lị, còn hai người tên là Diễm và Liên. Người con thứ sáu là Võ Nguyên Giáp (1911-2013), sau này là Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.[2][4] Người con thứ bảy là ông Võ Thuần Nho.[4] Người con út thứ 8 là bà Võ Thị Lài.[4]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông cùng anh trai Võ Nguyên Giáp từng trọ học ở Đồng Hới, Quảng Bình.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10 năm 1930, Võ Thuần Nho cùng anh trai Võ Nguyên Giáp bị bắt giam ở Nhà lao Thừa phủ ở Huế, vì tham gia sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh chống thực dân Pháp.[6]

Ông từng là Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện Lệ Thủy, Quảng Bình.[7] Ông trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa đầu tiên ở Quảng Bình.

Ông từng là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam trong hàng chục năm dưới quyền Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên. Hai Thứ trưởng khác là Hồ Trúc và Lê Liêm.[1] Ông từng là Chủ nhiệm (Tổng biên tập) tờ báo Người giáo viên nhân dân (tiền thân của báo Giáo dục và Thời đại).[1]

Năm 1978, Võ Thuần Nho, Thứ trưởng Bộ Giáo dục, đã đề nghị điều chuyển ông Bùi Hiền, lúc đó đang là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội về Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam phụ trách ngoại ngữ trong Cải cách giáo dục, sau đó làm Phó Viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy học phổ thông thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.[8]

Năm 1980, 1981, ông là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ủy viên Ủy ban năm quốc tế những người tàn tật của Việt Nam trong Chính phủ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.[9]

Ông đã qua đời.[10]

Gia đình riêng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông có con trai tên là Võ Hồng Quang, sinh năm 1953, hi sinh tại chiến trường Quảng Trị năm 1972.[11] Ông còn một người con trai tên là Võ Thạch Sơn, sinh năm 1949, là Giáo sư - được nhà nước phong tặng Nhà giáo ưu tú vào năm 2012.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Trần Đức Tam (Quyền TBT Báo GD&TĐ thời kỳ 1994-1995) (8 tháng 12 năm 2014). “Nhớ và nghĩ về những ngày đầu”. Báo Giáo dục và Thời đại. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2018.
  2. ^ a b c Tiên Long (9 tháng 10 năm 2013). “Những cái tên trong cuộc đời Tướng Giáp”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2018.
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2018.
  4. ^ a b c d e f g h i j k Cecil B. Currey, "Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá", “Chuyện ít biết về người thân Đại tướng Võ Nguyễn Giáp”. Zing News. 7 tháng 10 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2018.
  5. ^ a b Mạnh Thường (13 tháng 10 năm 2013). “Người mẹ tuyệt vời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2018.
  6. ^ “Thầy giáo Võ Nguyên Giáp trở thành Đại tướng như thế nào?”. Infonet. 6 tháng 10 năm 2013. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  7. ^ “DANH SÁCH ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA I TỈNH QUẢNG BÌNH (1946-1960)”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2020.
  8. ^ Lê Thị Hằng (8 tháng 5 năm 2017). “PGS.TS Bùi Hiền: "Tiếng Nga là công việc suốt đời tôi". Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2017.
  9. ^ “QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP ỦY BAN NĂM QUỐC TẾ NHỮNG NGƯỜI TÀN TẬT CỦA VIỆT NAM”. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2018.
  10. ^ “Chuyện tìm mộ thân phụ Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2018.
  11. ^ Hồi kí "Hồi ức lính" của Vũ Công Chiến, Nhà xuất bản Trẻ, 2016
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Những Điều Cần Biết Khi Quyết Định Đi Làm Tại Philippines
Những Điều Cần Biết Khi Quyết Định Đi Làm Tại Philippines
Philippines GDP gấp rưỡi VN là do người dân họ biết tiếng Anh (quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về số người nói tiếng Anh) nên đi xklđ các nước phát triển hơn
Quick review: The subtle art of not giving a F* - Mark Manson
Quick review: The subtle art of not giving a F* - Mark Manson
If you're looking for a quick read, then this can be a good one. On top of that, if you like a bit of sarcastic humor with some *cussing* involved, this is THE one.
Yōkoso Jitsuryoku Shijō Shugi no Kyōshitsu e - chương 7 - vol 9
Yōkoso Jitsuryoku Shijō Shugi no Kyōshitsu e - chương 7 - vol 9
Ichinose có lẽ không giỏi khoản chia sẻ nỗi đau của mình với người khác. Cậu là kiểu người biết giúp đỡ người khác, nhưng lại không biết giúp đỡ bản thân. Vậy nên bây giờ tớ đang ở đây
Brooklyn 99 - nét mới trong thể loại sitcom
Brooklyn 99 - nét mới trong thể loại sitcom
B99 đúng là có tình yêu, nói về tình bạn nhưng đều ở mức vừa đủ để khiến một series về cảnh sát không bị khô khan nhàm chán