Vũ Văn Hiền (nhà nghiên cứu)

Giáo sư, Tiến sĩ
Vũ Văn Hiền
Chức vụ
Nhiệm kỳ2002 – 2011
Thủ tướngPhan Văn Khải
Nguyễn Tấn Dũng
Tiền nhiệmTrần Mai Hạnh
Kế nhiệmNguyễn Đăng Tiến
Vị trí Việt Nam
Thông tin cá nhân
Sinh4 tháng 1, 1950 (75 tuổi)[cần dẫn nguồn]
Lê Hồng, Thanh Miện, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam

Vũ Văn Hiền là giáo sư, tiến sĩ kinh tế – chính trị, lý luận chính trị cao cấp, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX, X; đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII (thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương);[1] ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Tổng Thư ký Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Việt Nam.[2]

Tiểu sử và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Vũ Văn Hiền sinh ngày 4 tháng 1 năm 1950 tại xã Lê Hồng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương[2].

Năm 1967, Vũ Văn Hiền theo học tại Khoa Chăn nuôi – Thú y của Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội[2] (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam).

Năm 1969, Vũ Văn Hiền tình nguyện gia nhập quân đội, được phân công về Bộ Tư lệnh Thiết giáp và là một trong những người được trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau khi chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi, Vũ Văn Hiền được điều động về công tác tại Ty Nông nghiệp Hải Dương. Ông được giao nhiệm vụ chuyên viết báo cáo tổng hợp cho Ty Nông nghiệp.

Năm 1976, Vũ Văn Hiền được cơ quan cử đi học chuyên tu Kinh tế – Chính trị với thời gian 3 năm tại Trường Tuyên huấn Trung ương. Kết thúc khoá học, ông được chuyển về công tác tại Tạp chí Cộng sản (Cơ quan lý luận – chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam), phụ trách viết các bài nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của hoạt động nghiên cứu lý luận tại Việt Nam đăng trên Tạp chí Cộng sản.

Cuối năm 1985, ông cùng 10 cán bộ khác được Nhà nước cử đi đào tạo tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội trực thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Cuối năm 1989, Vũ Văn Hiền bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sĩ với đề tài Những biểu hiện mới của Chủ nghĩa tư bản hiện đại. Đây là công trình khoa học đầu tiên của ông về nghiên cứu lý luận. Sau khi tốt nghiệp tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Liên Xô, Vũ Văn Hiền trở về Việt Nam và tiếp tục công tác tại Tạp chí Cộng sản. Ông đã trải qua các cương vị Vụ phó rồi Vụ trưởng vụ Quốc tế của Tạp chí Cộng sản trước khi được giao giữ chức Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản vào năm 1995. Đầu năm 1996, với những kết quả nghiên cứu khoa học, Tiến sĩ Vũ Văn Hiền được phong học hàm Phó giáo sư. Năm 2001 Vũ Văn Hiền tiếp tục được giao giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.

Vũ Văn Hiền còn đảm đương chức vụ Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Giảng viên Lý luận Chính trị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Cho đến năm 2006, ông đã hướng dẫn 5 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và 14 học viên cao học hoàn thành luận văn thạc sĩ. Ông cũng là uỷ viên trong nhiều hội đồng bảo vệ luận văn, luận án; hội đồng nghiệm thu, bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học các cấp.

Ngoài việc quản lý tại Tạp chí Cộng sản và giảng dạy tại Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Giảng viên Lý luận Chính trị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Vũ Văn Hiền cũng dành thời gian cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Ông đã tham gia chủ trì nhiều đề tài, dự án các cấp, trong đó có 1 đề tài cấp nhà nước và 1 dự án trọng điểm quốc gia về Phát huy dân chủ cấp phường.

Từ năm 2002, theo sự điều động của Đảng cộng sản Việt Nam, Vũ Văn Hiền được cử làm Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. Vũ Văn Hiền đã được Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á – Thái Bình Dương trao tặng phần thưởng đặc biệt. Đây là giải thưởng đầu tiên của Hiệp hội dành cho một nhà báo Việt Nam.

Vũ Văn Hiền được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, thôi giữ chức Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam theo Quyết định số 109 của Bộ Chính trị ngày 24 tháng 5 năm 2011.[3]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Huân chương lao động hạng nhất (năm 2016)

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Vũ Văn Hiền có con trai là Vũ Minh Tuấn hiện đang giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội. Vũ Minh Tuấn tốt nghiệp Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền) năm 1999, được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam vào năm 2012 theo Quyết định 238/QĐ-TTg của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.[4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Danh sách Đại biểu Quốc hội khóa XII, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Lưu trữ 2014-11-08 tại Wayback Machine, Trang thông tin điện tử của Văn phòng Quốc hội. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2014.
  2. ^ a b c GS.TS Vũ Văn Hiền: Vấn đề hôm nay - 45 năm sáng ngời Di chúc, http://radiovietnam.vn/[liên kết hỏng], Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2014.
  3. ^ Trao quyết định bổ nhiệm tân Tổng Giám đốc Đài TNVN Lưu trữ 2014-11-08 tại Wayback Machine, theo Lại Thìn, Đài TNVN. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2014
  4. ^ Đài Tiếng nói Việt Nam có phó tổng giám đốc mới Theo Biên Viễn, Báo điện tử Người đưa tin, ngày 27 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2014
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một số sự thật thú vị về Thụ Yêu Tinh Treyni
Một số sự thật thú vị về Thụ Yêu Tinh Treyni
Là thực thể đứng đầu rừng Jura (được đại hiền nhân xác nhận) rất được tôn trọng, ko ai dám mang ra đùa (trừ Gobuta), là thần bảo hộ, quản lý và phán xét của khu rừng
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Đương, tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm
Lý do Alhaitham sử dụng Quang học trong chiến đấu
Lý do Alhaitham sử dụng Quang học trong chiến đấu
Nguyên mẫu của Alhaitham được dựa trên "Nhà khoa học đầu tiên" al-Haytham, hay còn được biết đến là Alhazen
Phân biệt Dũng Giả, Anh Hùng và Dũng Sĩ trong Tensura
Phân biệt Dũng Giả, Anh Hùng và Dũng Sĩ trong Tensura
Về cơ bản, Quả Trứng Dũng Giả cũng tương tự Hạt Giống Ma Vương, còn Chân Dũng Giả ngang với Chân Ma Vương.