Vương Lăng (Tây Hán)

Vương Lăng
王陵
An Quốc hầu
Thụy hiệu
Tây Hán An Quốc hầu
Nhiệm kỳ
201 TCN—180 TCN
Bổ nhiệm bởiHán Cao Tổ
Tiền nhiệmđầu tiên
Kế nhiệmVương Kỵ
Hữu thừa tướng Tây Hán
Nhiệm kỳ
190 TCN—187 TCN
Tiền nhiệmTào Tham (tướng quốc)
Kế nhiệmTrần Bình
Thông tin cá nhân
Sinhthế kỷ 3 TCN
Mất
Thụy hiệu
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân mẫu
Mỗ thị
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchTây Hán

Vương Lăng (tiếng Trung: 王陵; bính âm: Wáng Líng; ?-182 TCN) là công thần khai quốc và là một trong những thừa tướng đầu tiên của nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương Lăng vốn là một người quyền hào trong huyện ở đất Bái. Khi còn hàn vi, Lưu Bang thường coi ông như anh. Vương Lăng ít văn hoa, chuộng khí phách, thích nói thẳng[1].

Năm 206 TCN, Lưu Bang cầm đầu cánh quân Sở đánh vào kinh đô nhà Tần ở Hàm Dương. Vương Lăng cũng tự mình họp bè đảng mấy nghìn người ở Nam Dương, nhưng không chịu theo Lưu Bang.

Chiến tranh Hán Sở bùng nổ. Năm 205 TCN, Lưu Bang làm Hán vương mang đại quân đánh Hạng Vũ, bấy giờ Vương Lăng mới đem binh theo hàng Hán[1].

Hạng Vũ bắt mẹ Vương Lăng mang vào trong quân doanh để dụ ông hàng. Sứ giả của Vương Lăng đến, Hạng Vũ sai đặt mẹ ông ngồi quay mặt về hướng đông, muốn để dụ ông. Nhưng mẹ ông đâm kiếm tự sát. Hạng Vũ nổi giận nấu mẹ ông.

Vương Lăng theo Lưu Bang diệt Sở bình định thiên hạ. Vì ông không theo Lưu Bang từ đầu, lại chơi thân với Ung Xỉ, mà Ung Xỉ từng có thù với Lưu Bang, nên ông không được trọng dụng, mãi về sau mới được phong là An Quốc hầu[1].

Thời Hán Huệ Đế, Lã Hậu chấp chính. Năm 189 TCN, tướng quốc Tào Tham chết, An Quốc hầu Vương Lăng được phong làm hữu thừa tướng, Trần Bình làm tả thừa tướng.

Lã hậu muốn lập người nhà họ Lã làm vương, Vương Lăng phản đối, còn Trần Bình nói thuận theo Lã Hậu. Do đó Lã thái hậu giận Vương Lăng, điều làm thái phó không có thực quyền, đổi Trần Bình làm Hữu thừa tướng và cho nhân tình Thẩm Tự Cơ lên làm Tả thừa tướng.

Vương Lăng giận, mượn cớ cáo bệnh xin từ chức thái phó. Ông đóng cửa không vào triều. Năm 182 TCN ông qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sử ký Tư Mã Thiên, thiên:
    • Trần thừa tướng thế gia
  • Chu Thiệu Hầu (2003), Tổng tập lược truyện các Tể tướng trong lịch sử Trung Quốc, tập 1, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Sử ký, Trần thừa tướng thế gia
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
14 đỉnh núi linh thiêng nhất thế giới (phần 2)
14 đỉnh núi linh thiêng nhất thế giới (phần 2)
Là những vị khách tham quan, bạn có thể thể hiện sự kính trọng của mình đối với vùng đất bằng cách đi bộ chậm rãi và nói chuyện nhẹ nhàng
Hướng dẫn cân bằng chỉ số bạo kích trong Genshin Impact
Hướng dẫn cân bằng chỉ số bạo kích trong Genshin Impact
Tôi theo dõi cũng kha khá thời gian rồi và nhận thấy nhiều bạn vẫn còn đang gặp vấn đề trong việc cân bằng chỉ số bạo kích.
Phân biệt Dũng Giả, Anh Hùng và Dũng Sĩ trong Tensura
Phân biệt Dũng Giả, Anh Hùng và Dũng Sĩ trong Tensura
Về cơ bản, Quả Trứng Dũng Giả cũng tương tự Hạt Giống Ma Vương, còn Chân Dũng Giả ngang với Chân Ma Vương.
Đức Phật Thích Ca trong Record of Ragnarok
Đức Phật Thích Ca trong Record of Ragnarok
Buddha là đại diện của Nhân loại trong vòng thứ sáu của Ragnarok, đối đầu với Zerofuku, và sau đó là Hajun, mặc dù ban đầu được liệt kê là đại diện cho các vị thần.