Vương Xuân Ninh

Vương Xuân Ninh
王春宁
Chức vụ
Nhiệm kỳ1 tháng 12 năm 2020 – nay
4 năm, 2 ngày
Chủ tịch Quân ủyTập Cận Bình
Tiền nhiệmVương Ninh
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ24 tháng 10 năm 2017 – nay
7 năm, 40 ngày
Dự khuyết khóa XIX
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Kế nhiệmđương nhiệm
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Trung Quốc
Sinhtháng 1, 1966 (58 tuổi)
Nam Kinh, Giang Tô, Trung Quốc
Nghề nghiệpSĩ quan Quân đội
Dân tộcHán
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
ChaVương Vĩnh Minh
Quê quánMưu Bình, Yên Đài, Sơn Đông
Binh nghiệp
Thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Phục vụ Trung Quốc
Năm tại ngũ1985–nay
Cấp bậc Thượng tướng
Chỉ huyTập đoàn quân 1 Lục quân Quân khu Nam Kinh
Tập đoàn quân 12 Lục quân Quân khu Nam Kinh
Lực lượng Vệ binh Bắc Kinh
Lực lượng Vũ cảnh Trung Quốc

Vương Xuân Ninh (tiếng Trung giản thể: 王春宁, bính âm Hán ngữ: Wáng Chūn Níng, sinh tháng 3 năm 1963, người Hán) là tướng lĩnh Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.[1] Ông là Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, Ủy viên dự khuyết khóa XIX, hiện là Tư lệnh Lực lượng Vũ cảnh Trung Quốc. Ông nguyên là Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ cảnh; Thường vụ Thành ủy Bắc Kinh, Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Bắc Kinh; Quân đoàn trưởng Tập đoàn quân 12 Lục quân Quân khu Nam Kinh.

Vương Xuân Ninh là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Cử nhân Khoa học, nghiên cứu sinh. Ông xuất thân trong một gia đình sĩ quan quân đội, có sự nghiệp thời gian dài ở Lục quân Trung Quốc trước khi tham gia lãnh đạo Vũ cảnh Trung Quốc.

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương Xuân Ninh sinh tháng 3 năm 1963 tại thủ phủ Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, nguyên quán tại huyện Mưu Bình, nay là quận Mưu Bình, địa cấp thị Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông sinh ra trong một gia đình cách mạng, là con trai của Vương Vĩnh Minh, về sau là Trung tướng Lục quân, Phó Chính ủy Quân khu Nam Kinh. Vương Xuân Ninh lớn lên ở Nam Kinh, trúng tuyển và nhập học Đại học Quốc phòng Trung Quốc vào tháng 9 năm 1981, tốt nghiệp Cử nhân Khoa học vào tháng 7 năm 1985. Sau đó, ông là nghiên cứu sinh tại chức các giai đoạn ở Đại học Quốc phòng, được cử sang Nga tham gia nghiên cứu tại Học viện Quân sự Bộ Tổng tham mưu Nga. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 4 năm 1986.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Các giai đoạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 7 năm 1985, sau khi tốt nghiệp đại học, Vương Xuân Ninh bắt đầu sự nghiệp của mình, là sĩ quan quân đội công tác ở Lục quân Trung Quốc. Những năm đầu, ông đảm nhiệm vị trí tham mưu trưởng trung đoàn, tham mưu trưởng sư đoàn, phó sư đoàn trưởng, rồi nhậm chức Bộ trưởng Bộ Trang bị Tập đoàn quân 1 của Quân khu Nam Kinh, nay là Tập đoàn quân 72 Lục quân Chiến khu Đông Bộ, và sau đó là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 1 của Tập đoàn quân 1. Năm 2009, ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Tập đoàn quân 1, và là Phó Quân đoàn trưởng Tập đoàn quân 1 từ năm 2010, được phong quân hàm Thiếu tướng Lục quân vào tháng 6 năm 2011. Ông cũng kiêm nhiệm là Phó Tham mưu trưởng Hạm đội Đông Hải trong giai đoạn này.[2][3]

Tháng 4 năm 2014, Vương Xuân Ninh được bổ nhiệm làm Quân đoàn trưởng Tập đoàn quân 12, nay là Tập đoàn quân 71 Lục quân Chiến khu Đông Bộ, chỉ huy cấp phó đại quân khu. Sau đó, tháng 8 năm 2016, ông được điều về Bắc Kinh, nhậm chức Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Bắc Kinh, đồng thời là Phó Bí thư Đảng ủy Vệ binh, Ủy viên Đảng ủy Lục quân Trung Quốc.[4] Tháng 7 năm 2017, ông được phong quân hàm Trung tướng Lục quân, và vào tháng 10 năm 2017, ông tham gia đại hội đại biểu toàn quốc, được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19.[5][6] Ngày 5 tháng 1 năm 2020, ông được bầu vào Ban Thường vụ Thành ủy Bắc Kinh.[7][8]

Lực lượng Vũ cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 4 năm 2020, Vương Xuân Ninh được điều chuyển sang Lực lượng Vũ cảnh, nhậm chức Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ cảnh. Đến tháng 12, Quân ủy Trung ương quyết định bổ nhiệm ông làm Tư lệnh Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc, đồng thời ông được nhà lãnh đạo Tập Cận Bình phong quân hàm Thượng tướng vào ngày 18 tháng 12 cùng năm.[9] Giai đoạn đầu năm 2022, ông được bầu làm đại biểu tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX từ đoàn Quân Giải phóng và Vũ cảnh với tư cách là người đứng đầu Vũ cảnh.[10][11] Trong quá trình bầu cử tại đại hội,[12][13][14] ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX.[15][16]

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 2011 2017 2020
Quân hàm
Thượng tướng
Thượng tướng
Cấp bậc Thiếu tướng Trung tướng Thượng tướng

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “王春宁·市委常委”. 北京市人民政府. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
  2. ^ “王春宁升任南京军区12集团军军长 个人简历(照片)”. 闽南网. 24 tháng 4 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2017.
  3. ^ “北京卫戍区新司令王春宁亮相”. 凤凰网. 16 tháng 8 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2017.
  4. ^ “廖可铎、何卫东、徐忠波、李桥铭、王建武、王春宁晋升中将”. 澎湃新闻. 4 tháng 8 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
  5. ^ “中国共产党第十九届中央委员会委员名单” [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa XIX]. Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2020. Truy cập Ngày 15 tháng 10 năm 2019.
  6. ^ 聂晨静 (ngày 24 tháng 10 năm 2017). “十九大受权发布:中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ “王春宁任北京市委常委”. 人民网. 22 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
  8. ^ “十九大受权发布:中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. 新华网. 新华网. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2021.
  9. ^ “中央军委举行晋升上将军衔警衔仪式 习近平颁发命令状并向晋衔的军官警官表示祝贺”. 新华网. 18 tháng 12 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2020.
  10. ^ “解放軍和武警部隊選舉產生出席中國共產黨第二十次全國代表大會代表”. 解放軍報. 19 tháng 7 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2022.
  11. ^ 王珂园; 宋美琪 (ngày 17 tháng 8 năm 2022). “解放军和武警部队选举产生出席中国共产党第二十次全国代表大会代表”. Đảng Cộng sản (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022.
  12. ^ “中国共产党第二十次全国代表大会开幕会文字实录”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). 16 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  13. ^ 任一林; 白宇 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十次全国代表大会在京闭幕”. Đảng Cộng sản (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  14. ^ 牛镛; 岳弘彬 (ngày 16 tháng 10 năm 2022). “奋力开创中国特色社会主义新局面(社论)”. CPC News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  15. ^ 李萌 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Chính phủ Nhân dân Trung ương (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  16. ^ 牛镛; 袁勃 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Đại 20 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ quân sự
Tiền vị:
Vương Ninh
Tư lệnh Vũ cảnh Trung Quốc
2020–nay
Đương nhiệm
Tiền vị:
Trịnh Gia Khái
Tham mưu trưởng Vũ cảnh Trung Quốc
2020
Kế vị:
Chu Hữu Á
Tiền vị:
Phan Lương Thì
Tư lệnh Vệ binh Bắc Kinh
2016–2020
Kế vị:
Phó Văn Hóa
Tiền vị:
Hàn Vệ Quốc
Quân đoàn trưởng Tập đoàn quân 12
2014–2016
Giải thể
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sa Ngộ Tịnh đang ở đâu trong Black Myth: Wukong?
Sa Ngộ Tịnh đang ở đâu trong Black Myth: Wukong?
Dù là Tam đệ tử được Đường Tăng thu nhận cho cùng theo đi thỉnh kinh nhưng Sa Tăng luôn bị xem là một nhân vật mờ nhạt
Giới thiệu các Tộc và Hệ trong Yugioh
Giới thiệu các Tộc và Hệ trong Yugioh
Trong thế giới bài Yu - Gi- Oh! đã bao giờ bạn tự hỏi xem có bao nhiêu dòng tộc của quái thú, hay như quái thú được phân chia làm mấy thuộc tính
Nữ thợ săn rừng xanh - Genshin Impact
Nữ thợ săn rừng xanh - Genshin Impact
Nữ thợ săn không thể nói chuyện bằng ngôn ngữ loài người. Nhưng cô lại am hiểu ngôn ngữ của muôn thú, có thể đọc hiểu thơ văn từ ánh trăng.
Lòng lợn – món ăn dân dã liệu có còn được dân yêu?
Lòng lợn – món ăn dân dã liệu có còn được dân yêu?
Từ châu Âu đến châu Á, mỗi quốc gia lại có cách biến tấu riêng với nội tạng động vật, tạo nên một bản sắc ẩm thực đặc trưng