Hàn Vệ Quốc

Hàn Vệ Quốc
韩卫国
Tư lệnh Lục quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Nhiệm kỳ
2017–2022
Tiền nhiệmLý Tác Thành
Kế nhiệmLưu Chấn Lập
Tư lệnh Chiến khu Trung ương Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Nhiệm kỳ
Tháng 2 năm 2016 – Tháng 8 năm 2017
Tiền nhiệmĐầu tiên
Kế nhiệmẤt Hiểu Quang
Thông tin cá nhân
Sinhtháng 1, 1956 (68 tuổi)
huyện Tỉnh Hình, tỉnh Hà Bắc
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Trung Quốc
Alma materĐại học Quốc phòng Trung Quốc
Phục vụ trong quân đội
Thuộc Trung Quốc
Phục vụQuân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Năm tại ngũ1970 − nay
Cấp bậc Thượng tướng

Hàn Vệ Quốc (tiếng Trung: 韩卫国; sinh tháng 1 năm 1956) là Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Ông hiện là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, Tư lệnh Lục quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Trước đó, ông giữ chức Tư lệnh Chiến khu Trung ương Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, khu vực bao gồm thủ đô Bắc Kinh và các tỉnh Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Tây, Hà Nam, Thiểm Tây, Hồ Bắc.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hàn Vệ Quốc sinh tháng 1 năm 1956 tại huyện Tỉnh Hình, tỉnh Hà Bắc. Hàn Vệ Quốc xuất thân từ lính trinh sát, nhập ngũ từ rất sớm khoảng tháng 4 năm 1970, khi đó mới 14 tuổi. Tháng 4 năm 1974, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau đó ông làm Trung đội trưởng, Đại đội trưởng, Tham mưu tác chiến huấn luyện, Tiểu đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 273, Sư đoàn 91, Tập đoàn quân 31 và làm Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 273 vào năm 1985 khi mới 29 tuổi.[1]

Tháng 10 năm 1989, Hàn Vệ Quốc được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 271, Sư đoàn 91. Tháng 4 năm 1993, ông làm Phó sư đoàn trưởng sư đoàn 91. Sau đó làm Phó tham mưu trưởng, rồi tham mưu trưởng (năm 2003) và Phó Tư lệnh (năm 2005) của Tập đoàn quân 31, Quân khu Nam Kinh. Trước đó, năm 1999, Hàn Vệ Quốc tốt nghiệp chuyên ngành chỉ huy chiến dịch liên hợp tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc và được trao học vị Thạc sĩ Khoa học quân sự.[1]

Tháng 7 năm 2006, Hàn Vệ Quốc được phong quân hàm Thiếu tướng.[1] Tháng 4 năm 2008, ông được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Tập đoàn quân 12 Lục quân, Quân khu Nam Kinh. Năm 2013, ông được bầu làm Đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (gọi tắt là Nhân đại toàn quốc tức Quốc hội Trung Quốc) khóa 12, nhiệm kỳ 2013 đến năm 2018.[2] Tháng 12 năm 2013, Hàn Vệ Quốc được điều động giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh.[3] Ngày 23 tháng 7 năm 2015, ông được thăng quân hàm Trung tướng.[4]

Ngày 1 tháng 2 năm 2016, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình tuyên bố giải thể 7 đại Quân khu gồm Bắc Kinh, Thẩm Dương, Tế Nam, Nam Kinh, Quảng Châu, Lan Châu và Thành Đô để thiết lập lại thành 5 Chiến khu, là Chiến khu Đông, Chiến khu Bắc, Chiến khu Nam, Chiến khu Tây và Chiến khu Trung ương. Tại lễ thành lập 5 Chiến khu trên Hàn Vệ Quốc được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Chiến khu Trung ương Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.[5][6]

Ngày 28 tháng 7 năm 2017, Hàn Vệ Quốc được phong quân hàm Thượng tướng, hàm cao nhất trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).[7] Như vậy, Hàn Vệ Quốc chỉ có hai năm đã được thăng từ Trung tướng lên Thượng tướng. Tốc độ lên quân hàm như vậy là nhanh nhất trong số các thượng tướng của quân đội Trung Quốc hiện nay, đã phá vỡ tiền lệ. Ngay sau khi được thăng quân hàm Thượng tướng, ngày 30 tháng 7 năm 2017, Hàn Vệ Quốc được giao làm Tổng chỉ huy phụ trách cuộc diễu binh Chu Nhật Hòa nhân kỷ niệm 90 năm thành lập PLA hồi tháng 7 vừa qua dưới sự giám sát của Chủ tịch Tập Cận Bình tại khu tự trị Nội Mông với 12.000 binh sĩ và những vũ khí, khí tài hiện đại nhất trong biên chế của quân đội Trung Quốc. Khi đó Hàn Vệ Quốc là Tư lệnh Chiến khu Trung tâm, căn cứ Chu Nhật Hòa thuộc đơn vị này.[8]

Tháng 8 năm 2017, Hàn Vệ Quốc được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Lục quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, thay cho Thượng tướng Lý Tác Thành nhậm chức Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc.[8][9][10] Ngày 24 tháng 10 năm 2017, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX, Hàn Vệ Quốc được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX.[11]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “战区五虎将:最年轻的战区司令韩卫国”. 腾讯. ngày 25 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2018.
  2. ^ “全国人大代表信息-韩卫国”. 全国人大网. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2013.
  3. ^ “郑传福与韩卫国出任北京军区副司令员”. 网易. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2014.
  4. ^ “北京军区举行晋升军衔仪式:韩卫国、潘良时、姜勇晋升中将”. 澎湃新闻. ngày 26 tháng 7 năm 2015.
  5. ^ “Trung Quốc tái cơ cấu 7 đại quân khu thành 5 bộ tư lệnh chiến trường”. Báo An ninh Thủ đô. ngày 2 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2017.
  6. ^ “五大战区司令员、政委公布”. 凤凰网. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2016.
  7. ^ “中部战区司令员韩卫国等5人晋升为上将”. 凤凰网. ngày 28 tháng 7 năm 2017.
  8. ^ a b “Trung Quốc bổ nhiệm tư lệnh lục quân mới”. Tin nhanh VnExpress. ngày 1 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2017.
  9. ^ “Trung Quốc bổ nhiệm tư lệnh quân đội mới trước thềm đại hội đảng”. Báo điện tử VTC News. ngày 1 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2017.[liên kết hỏng]
  10. ^ “韩卫国上将已履新陆军司令员 接替李作成上将”. Tencent. ngày 1 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2017.
  11. ^ “List of members of the 19th CPC Central Committee”. Xinhua News Agency. ngày 24 tháng 10 năm 2017.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu TV Series: Ragnarok (2020) - Hoàng hôn của chư thần
Giới thiệu TV Series: Ragnarok (2020) - Hoàng hôn của chư thần
Một series khá mới của Netflix tuy nhiên có vẻ do không gặp thời
Khi doanh nhân âm thầm trả giá về tinh thần
Khi doanh nhân âm thầm trả giá về tinh thần
The Psychological Price of Entrepreneurship" là một bài viết của Jessica Bruder đăng trên inc.com vào năm 2013
Quân đội Israel - Nguồn Gốc và Sức Mạnh
Quân đội Israel - Nguồn Gốc và Sức Mạnh
Đây là lời tuyên chiến đầu tiên của Israel kể từ năm 1973, tỏ rõ ý định muốn chơi tới cùng với Hamas và chắc chắn sẽ giành được chiến thắng chung cuộc.
Tóm tắt chương 229: Quyết chiến tại tử địa Shunjuku - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 229: Quyết chiến tại tử địa Shunjuku - Jujutsu Kaisen
Vì Sukuna đã bành trướng lãnh địa ngay lập tức, Angel suy luận rằng ngay cả Sukuna cũng có thể tái tạo thuật thức bằng phản chuyển