Vương tôn nữ Margaretha, Bà Ambler

Margaretha của Thụy Điển
Công chúa Margaretha tại lễ cưới của cháu gái là Công chúa Madeleine, Nữ Công tước xứ Hälsingland và Gästrikland ngày 8 tháng 6 năm 2013.
Thông tin chung
Sinh31 tháng 10, 1934 (90 tuổi)
Cung điện Haga, Solna, Thụy Điển
Phu quânJohn Ambler
Hậu duệSybilla Louise Ambler
Charles Edward Ambler
James Patrick Ambler
Tên đầy đủ
Margaretha Désirée Victoria
Tước hiệuCông chúa Margaretha, Bà Ambler
HRH Công chúa Margaretha của Thụy Điển
Vương tộcNhà Bernadotte
Thân phụVương tôn Gustaf Adolf, Công tước xứ Västerbotten
Thân mẫuSibylla xứ Sachsen-Coburg và Gotha

Margaretha của Thụy Điển (tên đầy đủ là Margaretha Désirée Victoria) (sinh ngày 31 tháng 10 năm 1934), là của Vương tộc Bernadotte, chị cả của vua Carl XVI Gustaf của Thụy Điển và là chị em họ của Nữ hoàng Margrethe II của Đan Mạch.

Thiếu thời

[sửa | sửa mã nguồn]

Margaretha được sinh ra tại Cung điện Haga bên ngoài Stockholm. Bà là con cả của Vương tôn Gustaf Adolf, Công tước xứ Västerbotten, và Sibylla của Saxe-Coburg và Gotha, cháu gái của Vua Gustaf VI Adolf của Thụy ĐiểnMargaret xứ Connaught (hay còn gọi là Thái tử phi Margareta của Thụy Điển). Mặc dù là con cả, nhưng do là phụ nữ, bà không được thừa kế ngai vàng theo quy định của hiến pháp Thụy Điển vào thời điểm đó. Bà được giáo dục theo hệ thống tư nhân ở Cung điện Haga và sau đó tại trường Stockholm dressmaking, Märthaskolan (Trường Martha).[1]

Hôn nhân và con cái

[sửa | sửa mã nguồn]
Lễ cưới của Vương tôn nữ Margaretha và John Ambler năm 1964

Trong những năm 1950, Margaretha đã có một mối quan hệ với Robin Douglas-Home, một quý tộc Scotland. Ông đến thăm bà ở Thụy Điển, nhưng họ không bao giờ kết hôn. Báo chí suy đoán rằng đây là do công chúa Sibylla cấm đoán. Bà gặp người chồng tương lai của mình, John Ambler - một doanh nhân, tại một bữa tiệc tối ở Vương quốc Anh vào năm 1963 và họ đã tuyên bố kết hôn vào ngày 28 tháng 2 năm 1964. Họ kết hôn chính thức vào ngày 30 tháng 6 năm 1964, trong nhà thờ Gärdslösa, Gärdslösa, trên đảo Öland, và định cư tại Chippinghurst Manor ở Oxfordshire. Do cuộc hôn nhân không môn đăng hộ đối, bà bị mất tước hiệu của mình là Công chúa hoàng gia Thụy Điển và trở thành Công chúa Margaretha, bà Ambler. Công chúa Margaretha và chồng không ở chung với nhau nữa vào năm 1994[2], nhưng họ không bao giờ ly dị.[3] John Ambler mất ngày 31 tháng 5 năm 2008.

Huy hiệu của Công chúa Margaretha khi bà còn là Công chúa của Thụy Điển

Công chúa Margaretha và John Ambler đã có với nhau ba người con:

  • Sibylla Louise Ambler (sinh ngày 14 tháng 4 năm 1965 tại Luân Đôn, Anh), được đặt tên theo bà ngoại của bà, Công nương Sibylla. Bà kết hôn với Nam tước Henning von Dincklage (sinh ngày 29 tháng 4 năm 1971 tại Esslingen am Neckar). Cặp đôi này đã có hai con và sống ở München, Đức. Con gái Madeleine của họ là một trong những phù dâu của Thái nữ Victoria của Thụy Điển.[4]
  • Charles Edward Ambler (sinh ngày 14 tháng 7 năm 1966 tại London, Anh). Ông kết hôn với Helen Ross (sinh ngày 3 tháng 3 năm 1969 tại Huddersfield). Cặp đôi này đã có hai con.
  • James Patrick Ambler (sinh ngày 10 tháng 6 năm 1967 tại Oxford, Anh). Ông kết hôn với Mary Ursula Shipley (sinh ngày 9 tháng 7 năm 1965 tại St Austell) và có hai con.

Tước vị

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 31 tháng 10 năm 1934 - 30 tháng 6 năm 1964: Công chúa Margaretha của Hoàng gia Thụy Điển.
  • 30 tháng 6 năm 1964 - nay: Công chúa Margaretha, Quý bà Ambler.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Johannes kungliga porträttblogg”. Truy cập 9 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ “Trond Norén Isaksen: On this date: Princess Margaretha turns 75”. Truy cập 9 tháng 3 năm 2015.
  3. ^ (tiếng Thụy Điển)Expressen 16 tháng 9 năm 2004
  4. ^ “Royal Musings: Crown Princess Victoria's attendants”. Truy cập 9 tháng 3 năm 2015.

Liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Chiến dịch Linebacker II từ góc nhìn Hoa Kỳ
Chiến dịch Linebacker II từ góc nhìn Hoa Kỳ
Những ngày cuối tháng 11 của 51 năm trước là thời điểm mà việc cuộc đàm phán cho hoà bình của Việt Nam đang diễn ra căng thẳng ở Paris, Pháp
Review phim Mouse: Kẻ săn người
Review phim Mouse: Kẻ săn người
Phim nói về cuộc đấu trí giữa tên sát nhân thái nhân cách biệt danh 'Kẻ săn người' và cảnh sát
Tổng quan về EP trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Tổng quan về EP trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
EP có nghĩa là Giá Trị Tồn Tại (存在値), lưu ý rằng EP không phải là ENERGY POINT như nhiều người lầm tưởng
Chiều cao của các nhân vật trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Chiều cao của các nhân vật trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Thực sự mà nói, Rimuru lẫn Millim đều là những nấm lùn chính hiệu, có điều trên anime lẫn manga nhiều khi không thể hiện được điều này.