Vườn quốc gia Pang Sida

Vườn quốc gia Pang Sida
อุทยานแห่งชาติปางสีดา
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn quốc gia Pang Sida
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn quốc gia Pang Sida
Vị trí tại Thái Lan
Vị tríSa Kaeo
Thành phố gần nhấtSa Kaeo
Tọa độ14°05′B 102°16′Đ / 14,08°B 102,26°Đ / 14.08; 102.26
Diện tích844 km²
Thành lập1982
Cơ quan quản lýCục Lâm nghiệp Hoàng gia

Vườn quốc gia Pang Sida là một vườn quốc gia nằm trên khu vực tự nhiên của Dãy Sankamphaeng, thuộc tỉnh Sa Kaeo, miền đông Thái Lan. Vườn quốc gia này nằm về phía bắc của thành phố Sa Kaeo khoảng 28 km về phía bắc. Với diện tích 844 km vuông,[1] vườn quốc gia này là một thành tố của Di sản thế giới Tổ hợp rừng Dong Phayayen-Khao Yai được UNESCO công nhận vào năm 2005.

Tên của nó được lấy từ tên của cảnh quan nổi bật nhất tại đây, thác Pang Sida.[2] Theo thông tin thu thập được vào năm 2000,[1] vườn quốc gia có tổng cộng 271 loài có xương sống, 81 loài động vật có vú, 143 loài chim (131 loài di trú), 19 loài bò sát, 16 loài lưỡng cư và 19 loài cá nước ngọt.

Vườn quốc gia là nơi trú ẩn của rất nhiều loài động cực kỳ nguy cấp trong đó có Cá sấu Xiêm, Voi châu Á, Bò tót, Sói đỏ,[3] Báo hoa mai, Gấu chó, Gấu ngựa, Vượn tay trắng. Một số loài phổ biến hơn bao gồm Khỉ đuôi lợn, Nai, Hoẵng, Lợn rừng. Hai loài chim có nguy cơ tuyệt chủng cũng được tìm thấy tại vườn quốc gia là Diệc xámDiệc lửa.

Vườn quốc gia nổi tiếng khi là nơi có nhiều loài bướm. Từ cổng chính của vườn quốc gia vào khoảng 2 km là nơi quy tụ rất nhiều loài trong một số mùa nhất định trong năm. Để bảo vệ sự an toàn cũng như bảo tồn, một cổng kiểm soát du khách trước khi vào khu vực này.[4] Tiếp đó khoảng 6 km nữa là điểm dừng, nơi có thể đi bộ ngắm nhìn đồng cỏ nơi có loài Bò tót có thể quan sát được từ một ngọn tháp.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b สำนักอุทยานแห่งชาติ อุทยานแห่งชาติปางสีดา
  2. ^ “อุทยานแห่งชาติปางสีดา Pang Sida National Park”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2017.
  3. ^ Kamler, J.F.; Songsasen, N.; Jenks, K.; Srivathsa, A.; Sheng, L.; Kunkel, K. (2015). Cuon alpinus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2015: e.T5953A72477893. doi:10.2305/IUCN.UK.2015-4.RLTS.T5953A72477893.en. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ The Butterfly Watching Festival at Pang Sida National Park in May
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một xã hội thích nhắn tin hơn là gọi điện và nỗi cô đơn của xã hội hiện đại
Một xã hội thích nhắn tin hơn là gọi điện và nỗi cô đơn của xã hội hiện đại
Bạn có thể nhắn tin với rất nhiều người trên mạng xã hội nhưng với những người xung quanh bạn như gia đình, bạn bè lại trên thực tế lại nhận được rất ít những sự thấu hiểu thực sự của bạn
Về nước làm việc, bạn sợ điều gì?
Về nước làm việc, bạn sợ điều gì?
Hãy thử những cách sau để không bị “shock văn hoá ngược" khi làm việc tại Việt Nam nhé!
Haruka Hasebe - Classroom of the Elite
Haruka Hasebe - Classroom of the Elite
Haruka Hasebe (長は谷せ部べ 波は瑠る加か, Hasebe Haruka) là một trong những học sinh của Lớp 1-D.
Nhật Bản xả nước phóng xạ đã qua xử lý ra biển có an toàn?
Nhật Bản xả nước phóng xạ đã qua xử lý ra biển có an toàn?
Phóng xạ hay phóng xạ hạt nhân là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân