Chủ nghĩa khắc kỷ trong đời sống

Cuộc sống ngày nay đang dần trở nên ngột ngạt theo nghĩa đen và nghĩa bóng. Những tin tức không vui đến liên tục như dịch bệnh, thiên tai, chết chóc. Vậy làm sao chúng ta có thể cân bằng được nội tâm giữa thế giới đầy biến động như thế này?

Đã đến lúc bạn cần phải biết đến Stoicism – chủ nghĩa khắc kỷ. Đây chính là bí quyết giúp bạn tìm lại được sự bình yên trong cuộc sống.

1. Chủ nghĩa khắc kỷ là gì?

Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism) là một trường phái triết học từ thời Hy Lạp cổ đại do Zeno xứ Citium sáng lập lập. Ông đã khám phá và sáng lập ra tại Athens vào đầu thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Chủ nghĩa khắc kỷ là một nhánh triết học về đạo đức con người.

Sứ mệnh của chủ nghĩa khắc kỷ là rèn luyện tinh thần con người cứng rắn và bình tĩnh hơn khi đối mặt với những nỗi đau và áp lực trong cuộc sống.Thế giới hiện đại đầy rẫy vấn đề như: dịch bệnh, thiên tai, khủng bố…Chủ nghĩa khắc kỷ giúp bạn vững vàng đối mặt và tìm được sự bình yên trong tâm trí. Đồng thời tránh được cám dỗ trong cuộc sống thường ngày.

Quan điểm của chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng, sở dĩ ta đau khổ là vì ta đã chọn sai cách trong việc nhận định các vấn đề. “Khắc kỷ” không có nghĩa là nghiêm ngặt hay khổ hạnh. Trái lại, chủ nghĩa này cho rằng để tiến tới hạnh phúc, chúng ta cần sống hòa hợp với bản chất con người và thế giới.

2. Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa khắc kỷ ?

Nguyên tắc chính của Stoicism là chấp nhận sự thật rằng chúng ta không thể kiểm soát thế giới bên ngoài. Nhưng chúng ta có thể đạt được sự thanh thản, hạnh phúc bằng cách tập trung vào những gì nằm trong tầm kiểm soát, bao gồm niềm tin và hành động của chúng ta.

Chủ nghĩa khắc kỷ khái quát cuộc sống làm 3 phần:

  • Những gì ta có thể kiểm soát (hành động và suy nghĩ của bản thân)
  • Những điều ta không thể kiểm soát (những yếu tố tự nhiên và hành động của người khác)
  • Những gì ta có thể kiểm soát một phần (những công việc có sự tham gia của người khác).

Lời khuyên của stoicism là hãy tập trung vào nhóm 1, phớt lờ nhóm 2, lên kế hoạch cho nhóm 3.

Một triết lý quan trọng của chủ nghĩa khắc kỷ là muốn nói với bạn đừng cố kiểm soát những gì xảy đến với bạn, vì đơn giản là bạn không thể. Thay vào đó hãy kiểm soát phản ứng của mình trước những sự việc đó.

Đồng thời mục tiêu chính của người theo chủ nghĩa Khắc kỷ là học cách tự kiểm soát bản thân khỏi những phản ứng cảm xúc, đặc biệt là những cảm xúc có hại như: tức giận, ghen tị, đố kỵ,… Về bản chất, nó liên quan đến việc sống theo lý trí hơn là cảm xúc. Stoicism dạy chúng ta cách sống tốt ngay cả khi phải đối mặt với sự không chắc chắn và căng thẳng.

3. Ý nghĩa của chủ nghĩa khắc kỷ trong cuộc sống hiện đại

Buông bỏ thói quen cuồng kiểm soát

Sự hoàn hảo là điều mà ai cũng mong muốn đạt được trong cuộc sống này. Nhưng thực tế không có gì trên đời là hoàn hảo. Vì thế chúng ta luôn muốn kiểm soát mọi thứ theo ý của mình. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi một ai đó không làm chính xác theo ý của bạn. Hay một điều gì đó trong cuộc sống chen ngang vào kế hoạch đã định sẵn trong đầu bạn.

Tất cả hành vị trên chứng tỏ một điều bạn đang quản lý từng ly từng tý mọi thứ trong cuộc sống. Vậy đã đến lúc chủ nghĩa khắc kỷ sẽ giúp bạn thư giãn, nhẫn nại và chấp nhận rằng bạn không thể kiểm soát mọi thứ. Khi bạn làm được như vậy bạn sẽ được an yên, nhẹ lòng hơn. 

Tăng khả năng đối mặt với sự thay đổi và vô thường

Sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ khiến công việc biến đổi không ngừng; một kỹ năng được đánh giá cao ngày hôm qua có thể đã trở thành lỗi thời ngày hôm nay. Trong bối cảnh đó, khả năng thích ứng và phục hồi là cốt lõi để thành công. Chủ nghĩa Khắc kỷ có thể giúp bạn phát triển các phẩm chất này. Thay vì chống lại, những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ chấp nhận rằng sự thay đổi là tự nhiên và cần thiết cho tồn tại. 

Khi sự thay đổi là tiêu cực, các nhà triết học Khắc kỷ nói rằng, những đau khổ mà chúng ta đang trải qua đến từ việc chúng ta không chấp nhận sự thay đổi. Thay vì buồn bã, ủ rũ vì người bạn rời đi; chúng ta nên nắm lấy những cơ hội mà đồng nghiệp mới có thể mang đến.

Chủ động ngăn chặn những làn sóng tiêu cực

Cảm xúc của con người là thứ quyết định tới hành động. Chủ nghĩa khắc kỷ được đã được khoa học tâm lý hiện đại chứng minh. Hai người đang phải trải qua cùng một khó khăn. Những suy nghĩ và góc nhìn của hai người là khác nhau. Dẫn đến sự đánh giá và hành vi xử lý khó khăn đó cũng khác nhau.

Ví dụ như: hai người cùng một công ty vừa mất việc làm. Một người cảm thấy thất vọng về bản thân và cảm giác mất cả thế giới. Người này buồn bã và rơi vào trạng thái tự ti về bản thân. Tuy nhiên người còn lại, cảm thấy một sự tự do. Họ cảm thấy được giải phóng và hy vọng một cơ hội mới.

Theo tâm lý học một người có cái nhiều tích cực. Sẽ có lợi nhiều hơn về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Hãy nhớ rằng, một sự việc tồi tệ không làm chúng ta buồn, mà chính suy nghĩ của chúng ta về nó. Đây mới là nguồn gốc của tiêu cực. 

Tăng cường trí tuệ cảm xúc (EQ)

EQ là cốt lõi của triết lý Khắc kỷ và cũng là chìa khóa để thành công trong môi trường công sở hiện đại. Những người theo Stoicism thông minh về mặt cảm xúc biết rằng họ chỉ phải lo lắng về những gì nằm trong tầm kiểm soát của họ.  

Chủ nghĩa khắc kỷ giúp chúng ta phát triển trí tuệ cảm xúc thông qua việc thay đổi cách thức suy nghĩ của chính chúng ta. Khi học được cách kiểm soát cảm xúc, chúng ta sẽ không mắc sai lầm, không mất tập trung khi làm việc vì bị quấy rầy bởi cảm giác buồn bã, tức giận,…

Những ý nghĩa kể trên chỉ là số ít trong hằng hà sa số ứng dụng của chủ nghĩa khắc kỷ trong đời sống hiện đại. Điểm mấu chốt của tư duy khắc kỷ nằm ở cách nghĩ của bạn đối với những điều xảy ra hàng ngày.

Để chuyển đổi lối tư duy thông thường sang tư duy khắc kỷ là cả một chặng đường. Nhưng nếu bạn có đủ nỗ lực thì tôi nghĩ bạn sẽ không cần tự hỏi làm thế nào để hạnh phúc nữa.

294 | 6/24/2023 10:16:01 AM
Comment
No data
NoData