Vệ Vũ công

Vệ Vũ công
衞武公
Vua chư hầu Trung Quốc
Vua nước Vệ
Trị vì812 TCN - 758 TCN
Tiền nhiệmVệ Cung bá
Kế nhiệmVệ Trang công
Thông tin chung
Sinh854 TCN
Mất758 TCN
Trung Quốc
Hậu duệVệ Trang công
Tên thật
Cơ Hòa (姬和)
Thụy hiệu
Vũ công (武公)
Chính quyềnnước Vệ
Thân phụVệ Ly hầu

Vệ Vũ công (chữ Hán: 衞武公; 854 TCN-758 TCN[1][2]), tên thật là Cơ Hòa (姬和), là vị vua thứ 11 của nước Vệchư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Vệ Vũ công là con thứ của Vệ Ly hầu – vua thứ 9 nước Vệ và là em của Vệ Cung bá – vua thứ 10 nước Vệ. Năm 813 TCN, Ly hầu mất, vua anh Cung bá lên ngôi.

Cơ Hòa được Vệ Ly hầu sủng ái và cho nhiều tài vật,Cơ Hòa dùng tài vật mua chuộc võ sĩ. Khi tang cha còn chưa hết, Cơ Hòa phát động binh biến , vua anh Cung bá phải tự sát tại chỗ quàn thi hài vua cha. Cơ Hòa lên ngôi, tức là Vệ Vũ công.

Cơ Hòa thực thi chính sách của Vệ Khang Thúc khiến trong nước được yên ổn.

Năm 771 TCN, quân Khuyển Nhung tiến đánh Cảo Kinh của nhà Chu, giết chết Chu U Vương. Cơ Hòa mang quân cùng Tần Tương côngTấn Văn hầu cứu nhà Chu, đánh đuổi quân Khuyển Nhung, lập thái tử Nghi Cữu lên ngôi, tức là Chu Bình Vương. Do công lao giúp nhà Chu, ông được thăng lên tước công. Từ đó Vệ trở thành công quốc.

Năm 758 TCN, Vệ Vũ công mất. Ông làm vua được 55 năm. Con ông là Cơ Dương lên nối ngôi, tức là Vệ Trang công.

Trong Đông Chu liệt quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Vệ Vũ công xuất hiện tại hồi 3, tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc của Phùng Mộng Long. Ông có công đánh quân Khuyển Nhung, lập thái tử Nghi Cữu. Lúc đó ông đã ở tuổi 90. Sau đó, ông còn can ngăn Chu Bình Vương không nên thiên đô sang Lạc Ấp nhưng vua nhà Chu không nghe theo.

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Vệ Trang công Cơ Dương
  2. Huệ Tôn thủy tổ họ Tôn (孫)
  3. Quý Vỉ

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sử ký Tư Mã Thiên, thiên:
    • Vệ Khang Thúc thế gia
  • Phương Thi Danh (2001), Niên biểu lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sử ký, Vệ Khang Thúc thế gia
  2. ^ Phương Thi Danh, sách đã dẫn, tr 14
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Quân đội của Isengard - Chúa tể của những chiếc nhẫn
Quân đội của Isengard - Chúa tể của những chiếc nhẫn
Saruman là thủ lĩnh của Hội Đồng Pháp Sư, rất thông thái và quyền năng. Lẽ ra ông ta sẽ là địch thủ xứng tầm với Sauron
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Sức mạnh Titan được kế thừa qua nhiều thế hệ kể từ khi bị chia ra từ Titan Thủy tổ của Ymir Fritz
Sáu việc không nên làm sau khi ăn cơm
Sáu việc không nên làm sau khi ăn cơm
Tin rằng có rất nhiều người sau bữa ăn sẽ ăn thêm hoặc uống thêm thứ gì đó, hơn nữa việc này đã trở thành thói quen
Sự thật về Biểu tượng Ông Công, Ông Táo
Sự thật về Biểu tượng Ông Công, Ông Táo
Cứ mỗi năm nhằm ngày 23 tháng Chạp, những người con Việt lại sửa soạn mâm cơm "cúng ông Công, ông Táo"