Vụ hỏa hoạn trại tị nạn Rohingya

Vụ hỏa hoạn trại tị nạn Rohingya
Map
Thời điểm22 tháng 3 năm 2021 (2021-03-22)
Địa điểmTrại tị nạn Balukhali, Cox's Bazar, Chittagong, Bangladesh
Tọa độ21°11′B 92°10′Đ / 21,19°B 92,16°Đ / 21.19; 92.16
Số người tử vong15
Số người bị thương560
Số người mất tích400
Vị trí của BangladeshMyanmar. Chấm đỏ biểu thị thủ đô của mỗi quốc gia.

Hỏa hoạn trại tị nạn Rohingya đề cập đến một vụ cháy bùng phát chiều ngày 22 tháng 3 năm 2021 tại trại tị nạn BalukhaliCox's Bazar, Bangladesh. Ngọn lửa đã thiêu rụi một phần lớn khu trại, khiến hơn một chục người thiệt mạng trong khi gần một nghìn người bị thương hoặc mất tích. Nguyên nhân được cho là do bình gas dùng để nấu ăn phát nổ. Chính quyền đã điều động 100 lính cứu hỏa đến hiện trường, ngọn lửa đã được kiểm soát sau 12 giờ.

Vụ hoả hoạn làm cho khoảng 50.000 người tị nạn Rohingya – những người "bị quân đội Myanmar thanh lọc sắc tộc" – mất nhà cửa, đồng thời thiêu rụi cả trường học và trung tâm cất giữ thực phẩm. Ngày hôm sau, một số nhóm cứu trợ tham gia vào nỗ lực cứu hộ, cam kết cung cấp thực phẩm, tiền mặt và thiết cho người gặp nạn. Một số nhà quan sát cho rằng hàng rào thép gai dựng xung quanh trại đã cản trở công tác cứu hộ, khiến nhiều người bị mắt kẹt, thậm chí thiệt mạng.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Những căn nhà tạm bợ ở trại tị nạn Balukhali năm 2018.

Năm 2017, cuộc diệt chủng khiến phần lớn người Rohingya buộc phải tản cư và trở thành người tị nạn.[1] Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng năm 2017, hơn một triệu người Rohingya đã trốn chạy sang các nước khác. Đích đến của họ là Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và các quốc gia khác ở NamĐông Nam Á. Theo Liên hợp quốc, tính đến tháng 7 năm 2019, hơn 742.000 người Rohingya di cư hoặc bị trục xuất khỏi bang Rakhine (Myanmar) đã tìm đến Bangladesh.[2][3]

Trại tị nạn Balukhali được cho là một phần của trại tị nạn lớn nhất thế giới, và là nơi giam giữ khoảng một phần mười trong tổng số một triệu người tị nạn Rohingya ở Bangladesh.[4][5][6] Đại diện khu vực của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn cho biết phụ nữ và trẻ em chiếm phần lớn nhân khẩu trại tị nạn.[7] Nơi đây cũng từng xảy ra một vụ cháy lớn trước đó vào năm 2017, do nổ bình gas. Các đám cháy nhỏ hơn đã bùng phát trong hai ngày trước đó, thiêu rụi một số túp lều, trong khi tháng 1 năm 2021, một đám cháy khác đã phá hủy 4 trường học.[4]

Chính phủ Bangladesh đã chuyển người tị nạn đến đảo Bhasan Charvịnh Bengal. Tuy nhiên, chính sách này bị lên án rộng rãi vì hòn đảo có thể dễ dàng bị bão nhiệt đới nhấn chìm.[8]

Hỏa hoạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều tà ngày 22 tháng 3 năm 2021, ngọn lửa bùng phát ở trại Balukhali, phía tây nam Cox's Bazar.[9] Những cư dân sống ở đây cho biết ngọn lửa khởi phát ở phía nam và lan nhanh[4] sang bốn dãy nhà,[10] trong khi mọi người cố gắng chạy trốn trong nỗi lo sợ.[9]

Chương trình Lương thực Thế giới cho biết một số kho phân phối thực phẩm của tổ chức,[5] cũng như phòng khám, nhà thờ Hồi giáo, trung tâm cộng đồng và không gian an toàn cho phụ nữ do Ủy ban Cứu hộ Quốc tế (IRC) điều hành bị thiêu rụi.[9] Lãnh đạo phái đoàn Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tại Bangladesh cho biết hơn 17.000 túp lều bị ngọn lửa tàn phá,[4] trong khi con số này theo Reuters là khoảng 40.000.[9] Hầu hết những căn nhà được xây dựng tạm bợ[9] bằng trebạt.[11] Ngoài ra, hỏa hoạn cũng khiến chính quyền phải sơ tán "hàng vạn người".[4]

Người dân địa phương cho biết ngọn lửa vẫn bùng phát sau 8 giờ,[6] và tiếp tục "cho đến tận đêm", tạp chí Time đưa tin.[12] NPR dẫn lời một người tị nạn Rohingya: "Tất cả đã biến mất. Hàng ngàn người không có nhà ở"; ngược lại, Dịch vụ Cứu trợ Công giáo cho rằng: "Rất may vụ hỏa hoạn xảy ra vào chiều muộn chứ không phải nửa đêm. Mọi người di chuyển xung quanh còn trẻ em thì ở ngoài chơi, vì vậy họ có thể nhanh chóng sơ tán".[9] Tờ Times of India cho biết "ít nhất 4 đội lính cứu hỏa đang vật lộn để khống chế ngọn lửa". Các video được đăng tải lên mạng xã hội cho thấy khói đen dày đặc bao trùm khu trại.[10]

Phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) tin rằng số người bị ảnh hưởng của vụ hỏa hoạn là 87.500, trong khi Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đưa ra con số là 123.000. Cơ quan cứu trợ cho biết tình hình sẽ vẫn còn nguy kịch do mùa bão sắp đến.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Rohingya Refugee Crisis”. OCHA (bằng tiếng Anh). 21 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2021.
  2. ^ “Myanmar: Security forces face 'action' over killings”. Al Jazeera News. ngày 12 tháng 2 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  3. ^ Refugees, United Nations High Commissioner for. “Rohingya emergency”. UNHCR (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2021.
  4. ^ a b c d e “Bangladesh probes deadly fire at Rohingya camp, 400 missing”. www.aljazeera.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2021.
  5. ^ a b “Rohingya refugee camp fire: Several dead, hundreds missing and thousands homeless”. BBC News (bằng tiếng Anh). ngày 23 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2021.
  6. ^ a b Bazar, Agence France-Presse in Cox's (ngày 23 tháng 3 năm 2021). “Bangladesh: 'massive' fire in Rohingya refugee camps forces 50,000 to flee”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2021.
  7. ^ “Massive Fire in Cox's Bazar Damages Rohingya Refugee Camp | Voice of America - English”. www.voanews.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2021.
  8. ^ “Aid workers struggle to reunite Rohingya children separated by deadly fire”. CNA (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2021.
  9. ^ a b c d e f “Hundreds Missing In Aftermath Of Fire At Rohingya Refugee Camp”. NPR.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2021.
  10. ^ a b Mar 22, AP; 2021; Ist, 20:43. “Fire in Rohingya Camp: Fire guts hundreds of shelters in Rohingya refugee camp | World News - Times of India”. The Times of India (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2021.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
  11. ^ “Deadly fire at Bangladesh refugee camp leaves tens of thousands of Rohingya homeless”. France 24 (bằng tiếng Anh). 22 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2021.
  12. ^ “15 Dead, 560 Injured, After Rohingya Refugee Camp Fire”. Time. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu Level Up: Gaming Gò Gai, Thủy Nguyên, Hải Phòng
Giới thiệu Level Up: Gaming Gò Gai, Thủy Nguyên, Hải Phòng
Một quán net sạch sẽ và chất lượng tại Thủy Nguyên, Hải Phòng bạn nên ghé qua
Sigewinne – Lối chơi, hướng build và đội hình
Sigewinne – Lối chơi, hướng build và đội hình
Sigewinne có đòn trọng kích đặc biệt, liên tục gây dmg thủy khi giữ trọng kích
Phân loại kĩ năng trong Tensura - Tensei shitara Slime Datta Ken
Phân loại kĩ năng trong Tensura - Tensei shitara Slime Datta Ken
Trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, nhất là với mấy cái kĩ năng có chữ "tuyệt đối" trong tên, càng tin vào "tuyệt đối", càng dễ hẹo
Sơ lược lịch sử đầy chính trị của Phở
Sơ lược lịch sử đầy chính trị của Phở
Phở đã trở nên gần gũi với Văn hóa Việt Nam tới mức người ta đã dùng nó như một ẩn dụ trong các mối quan hệ tình cảm