Viện Dầu khí Việt Nam

Viện Dầu khí Việt Nam (Vietnam Petroleum Institute - VPI) được thành lập ngày 22/5/1978, trụ sở đặt tại khu trại lính cũ của Pháp có tên Nhà Thành, Hưng Yên. Phân Viện phía Nam của Viện được lập vào năm 1982.

Năm 1988, trụ sở của Viện Dầu Khí từ Hưng Yên chuyển về Cầu Giấy, Hà Nội. Địa chỉ: Toà nhà Viện Dầu khí Việt Nam, Số 167 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Chi nhánh phía Nam, địa chỉ: Lô E2B-5, đường D1, Khu Công nghệ cao, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong 40 năm qua, Viện đã phát triển nghiên cứu với 8 trung tâm chuyên ngành: Tìm kiếm, Thăm dò và Khai thác; Phân tích Thí nghiệm; Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ; Chế biến; An toàn, Môi trường; Kinh tế, Quản lý; Đào tạo & Thông tin Dầu khí; và Lưu trữ Dầu khí.

Các kết quả nghiên cứu khoa học của Viện là cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, chiến lược, quyết định của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và tư vấn cho Nhà nước trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ, chế biến, an toàn môi trường và kinh tế quản lý dầu khí…

Tầm nhìn

[sửa | sửa mã nguồn]

Phát triển Viện Dầu khí Việt Nam thành đơn vị nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực trong mọi lĩnh vực thuộc chuỗi hoạt động dầu khí: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ, phân phối, chế biến, lọc hóa dầu, an toàn môi trường, kinh tế, quản lý và đào tạo cán bộ.​

Sứ mệnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đảm bảo giải quyết tất cả các vấn đề nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ dầu khí;
  • Tư vấn có đầy đủ luận cứ khoa học và thực sự là bộ não tham mưu cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam;
  • Đào tạo và cung cấp chuyên gia đầu ngành cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam;
  • Mang lại lợi ích lâu dài cao nhất cho người lao động, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và đối tác.

Lãnh đạo Viện qua các thời kỳ[1]

[sửa | sửa mã nguồn]
Viện trưởng Giai đoạn Ghi chú
Tiến sĩ Trần Xanh 1978-1981 Phó Viện trưởng phụ trách
Hồ Đắc Hoài 1982-1989
TSKH. Nguyễn Giao 1989-1990, 1990-1993
Trần Ngọc Toản 1993-1994, 1994-1998
Vũ Văn Kính 1998-2006, 2007
Phan Tiến Viễn 2007-2008
Phan Ngọc Trung 2008-2010, 2010-2015
Nguyễn Anh Đức 2015-nay
Phó Viện trưởng
Dương Hợp Hiếu 2019-2020
Dèn Minh Hiếu 2020-nay
Hồ Đắc Hoài 1978-1981
Hoàng Lộc 1978-1984
Tiến sĩ Nguyễn Hiệp[2] 1978-1981
Đỗ Văn Lưu 1982-1988
TSKH. Phan Trung Điền 1982-1988
Trương Minh 1989-1990, 1990-1993
Đỗ Bạt 1993-1994, 1994-2006
Trần Công Tào 1993-1994, 1994
Nguyễn Huy Quý 1993-1994, 1994-2004
Nguyễn Xuân Dịnh
Phạm Ngọc Giản 2006, 2007-2008
Trần Trọng Tín 2006
Nguyễn Trọng Tín 2007-2010
Phan Tiến Viễn 2007
Phan Hữu Trung 2007-2010
Phan Thị Thanh Tuyền 2008-2010
Nguyễn Anh Đức 2007-2010
Đào Duy Khu 2007-4/2008
Nguyễn Hồng Minh 6/2010

Thành tựu nổi bật

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Danh hiệu Anh hùng Lao động - năm 2012
  • Huân chương độc lập hạng 3
  • Huân chương Lao động Hạng Nhất

Liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]

http://www.vpi.pvn.vn

http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-cua-lanh-dao-Dang-Nha-nuoc/Trao-tang-Danh-hieu-Anh-hung-Lao-dong-cho-Vien-Dau-khi-Viet-Nam/147247.vgp

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tập đoàn DKVN. “Lịch sử ngành DK VN - Trang 86 - 94 - 110 - 135”.
  2. ^ “Tiễn sĩ Nguyễn Hiệp tại Tọa đàm Nhân kỷ niệm 43 năm ngày thành lập Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam”.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan