Viện Tiểu sử Hoa Kỳ (tên gốc tiếng Anh: American Biographical Institute, viết tắt là ABI) là một tổ chức tư nhân, được thành lập từ năm 1967 và chuyên xuất bản sách tham khảo về tiểu sử của những người trả tiền để được liệt kê vào danh mục.
Các tên tuổi được chọn vào các danh mục của ABI được đề cử qua mạng tại trang web của viện và được viện gửi thư mời đăng ký, hoặc viện trực tiếp gửi thông báo cho người được mời. Các thư mời này có kèm theo yêu cầu nộp tiền lệ phí để được nhận danh hiệu/giải thưởng. Ví dụ, lệ phí cho danh hiệu "Những trí tuệ vĩ đại của thế kỷ 21" là 1095 đô la Mỹ [1].
Tuy rằng một số trong số những người được ABI vinh danh đúng là các chuyên gia trong ngành,[2] chính các danh hiệu của ABI đã bị các chính trị gia,[3][4] các nhà báo,[5] và những người khác [6][7][8] tố cáo là trò lừa đảo.
Các danh mục hiện đang được soạn và xuất bản gồm
Các danh mục đã được xuất bản bởi ABI:
ABI nổi tiếng với việc buôn bán danh hiệu tự đặt và chứng chỉ, thông qua một lệ phí cao.
Hàng năm, ABI trao nhiều danh hiệu cho nhiều người trên khắp thế giới. Một số trong những danh hiệu của Viện này (vẫn còn được tiếp tục mở rộng):
Thí dụ, danh hiệu Man of the Year 2004 (Nhân vật của năm 2004) đã được trao cho rất nhiều người, tạm liệt kê: Dan Theobald Lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2006 tại Wayback Machine, Prof.Dr.Srisakdi Charmonman Lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2007 tại Wayback Machine, Xiaoping Xiong, PhD, Mehdi Farshad Lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2007 tại Wayback Machine, Mr. Gela Bezhuashvili Lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2007 tại Wayback Machine, Dave E. David, M.D. Lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2007 tại Wayback Machine, Cyril Turner Lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2006 tại Wayback Machine, Howard P. Hopwood[liên kết hỏng], v.v... Ông Tony Robinson, một dân biểu Úc, cũng được đề cử chính danh hiệu này. Viện ABI đề nghị ông gửi 193 đôla Mỹ để được nhận chứng chỉ và thêm 100 đôla nữa để được phiên bản sang trọng của chứng chỉ đó. Ông đã tỏ ra nghi ngờ và đề nghị Bộ trưởng Tiêu dùng Úc, John Lenders, điều tra về ABI. [9] Ông Bộ trưởng John Lenders đã nói rằng Bộ Tiêu dùng Úc biết rõ những "trò" thuộc kiểu này, ông khuyên các công dân không nên để mình bị lợi dụng.[10]
Trong năm 2007, khi nhắc đến Trung tâm Tiểu sử Quốc tế và Viện Tiểu sử Hoa Kỳ, Jan Margosian, điều phối viên về thông tin cho người tiêu dùng của Bộ Tư pháp Oregon đã cảnh báo người tiêu dùng nên thận trọng và gọi những trung tâm này là lòe loẹt và nhơ nhớp ("tacky"), và nói thêm là "quý vị cần xem kỹ phương cách tiếp thị của họ và tìm hiểu vòng quay của chúng. Có cái gì đó cần phải chú ý" [11].
Tờ báo Tribune của Ấn Độ trong bài phân tích "Giải thưởng gã khờ của năm" cho rằng, ABI mang tính chất thương mại hơn là nghiên cứu học vấn (scholarly), và theo báo The Skeptic (Kẻ Hoài nghi) của Úc, số 2 mùa đông năm 2007: "Hai tổ chức này (Viện Tiểu sử Hoa Kỳ (ABI) và Trung tâm Tiểu sử Quốc tế Anh (IBC)) không đưa ra một danh sách giải thưởng cố định và cũng không xuất bản tiêu chí giải thưởng. Không thể không nghi ngờ chúng tồn tại để nuôi dưỡng sự cả tin và danh hão (vanity)" [12].
Tuy nhiên, có nhiều người trên thế giới [13] trân trọng các danh hiệu mà ABI tặng, trong đó có cả các nhà khoa học [14]. Tổng thống Gambia, Yahya Jammeh, liệt kê các danh hiệu của ABI tại tiểu sử chính thức của ông[15], trong đó có một đề cử Man of the Year 1997 và một giải Gold Record of Achievement (Bảng vàng thành tựu) năm 1998.
Năm 2001 - năm thứ nhất của thế kỷ 21, giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn đã được đưa vào danh sách Great Minds of 21 st Century (Bộ óc vĩ đại của Thế kỷ 21) [16].
Năm 2005 - năm thứ năm của thế kỷ 21, phó giáo sư, tiến sĩ Dương Quốc Việt cũng đã nhận được thư mời ghi danh vào danh sách đó[17]. Theo ông Dương Quốc Việt, lời đề nghị có kèm theo việc mời mua huy chương tôn vinh với giá 1000 đôla Mỹ. Ông còn tỏ ra nghi ngờ về tính chất "làm kinh tế" của việc trao danh hiệu này.[18].
Một số người Việt nhận danh hiệu của Viện này: Nguyễn Cảnh Toàn[19], Bùi Trang Chước[20], Đỗ Gia Cảnh [21], Bà Ngô Bá Thành, Đái Duy Ban, Phạm Song [22], Trần Văn Trường...
Những danh hiệu này đã được tuyên truyền một cách thái quá trên báo chí Việt Nam và đã gây phản ứng tiêu cực của không ít người làm khoa học và văn hóa, văn nghệ [1].
John Lenders, Bộ trưởng Bộ tiêu dùng Úc đã được yêu cầu điều tra một vụ lừa đảo do một nhóm có tên Viện Tiểu sử Hoa Kỳ sau khi nhóm này báo với một nghị sĩ Đảng lao động Úc rằng ông ta sẽ được nhận một tấm bằng chứng nhận danh hiệu "người đàn ông của năm 2004" nếu ông trả 195 đô la Mỹ … Ông nói " Rất khó lấy lại tiền từ những vụ lừa được thực hiện từ nước ngoài kiểu như thế này, đây là một tổ chức lừa đảo nổi tiếng đối với Sở tiêu dùng của bang Victoria]].
{{Chú thích báo}}
: Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date=
(trợ giúp)
{{Chú thích báo}}
: Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date=
(trợ giúp)
{{Chú thích báo}}
: Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date=
(trợ giúp)
{{Chú thích báo}}
: Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date=
(trợ giúp)
{{Chú thích web}}
: Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date=
(trợ giúp)