VideoSport MK2

VideoSport MK2
Ảnh chụp một chiếc VideoSport MK2
Nhà chế tạoHenry's
LoạiMáy chơi trò chơi điện tử tại gia chuyên dụng
Thế hệThế hệ đầu tiên
Ngày ra mắtKhông rõ; Cuối năm 1974 hoặc năm 1975
Vòng đờiCuối năm 1974 hoặc năm 1975–?
Giá giới thiệu£34.72
Ngừng sản xuấtKhông rõ
Số lượng bán>10.000 (tính đến tháng 5 năm 1976)
Số lượng vận chuyểnKhông rõ
Trọng lượngKhông rõ
Sản phẩm trướcKhông
Sản phẩm sauKhông

VideoSport MK2 là một hệ máy chơi trò chơi điện tử tại gia chuyên dụng do hãng Henry's, nhà bán lẻ truyền hình và thiết bị Hi-fi của Anh sản xuất, bắt đầu chào bán ra thị trường từ năm 1974 hoặc đầu năm 1975 cho đến năm 1977.[1][2][3] Khách hàng có thể mua hệ máy chơi game này tại các cửa hàng hoặc chuyển giao qua đường bưu điện.[2] Giá gốc là 34,72 bảng Anh; nó giảm xuống còn 29,50 bảng vào tháng 5 năm 1976 và xuống 20,20 bảng sau này vào năm 1976 hoặc đầu năm 1977.[2] Đến tháng 5 năm 1976, nhà sản xuất đã bán được hơn 10.000 chiếc VideoSport MK2.[2]

Đây là một trong những máy chơi trò chơi điện tử đầu tiên của châu Âu.[2]

Phần cứng[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ máy và tay cầm[sửa | sửa mã nguồn]

Cận cảnh VideoSport MK2 cho thấy nút ấn được dùng để chọn giữa ba tựa game của hệ máy này.

Hệ máy chơi game này có phần thân chính giữa chỉ có một công tắc nguồn và một núm xoay để chọn chơi một trong ba tựa game: Football, Tennis/PongHole-in-the-wall.[2] Có hai tay cầm kèm theo dây cáp kết nối với máy chơi game, mỗi tay cầm có hai nút nhấn (để di chuyển dọc và ngang) và một nút nữa (để giao bóng và phát bóng vào khung thành).[2] Có hai biến thể của hệ máy này, VideoSport MK2 bản gốc có chữ vàng và VideoSport MK2 về sau không có chữ vàng, có vẻ như nhằm làm giảm bớt chi phí sản xuất.[2] VideoSport MK2 chủ yếu được hãng cho lắp ráp bằng tay và màu sắc của các nút ấn phụ thuộc vào những bộ phận được mua "nhanh chóng".[2]

Thông số kỹ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Bên trong chiếc máy chơi game này, chỉ có hai mạch tích hợp kiểu TTL, mỗi mạch chứa bốn cổng NAND. Mạch còn lại chỉ bao gồm các linh kiện rời rạc.[2] Nguồn điện chỉ được cung cấp duy nhất thông qua dòng điện chính.[2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tristan, Donovan (2010). “Hardware Glossary”. Replay, The History of Video Games. Lewes (Regno Unito): Yellow Ant. ISBN 978-0-9565072-2-8.
  2. ^ a b c d e f g h i j k “Pong-Story: Henry's VideoSport MK2”. pong-story.com. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2018.
  3. ^ J. P. Wolf, Mark (2008). The Video Game Explosion: A History from PONG to Playstation and Beyond.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Phân loại kĩ năng trong Tensura - Tensei shitara Slime Datta Ken
Phân loại kĩ năng trong Tensura - Tensei shitara Slime Datta Ken
Trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, nhất là với mấy cái kĩ năng có chữ "tuyệt đối" trong tên, càng tin vào "tuyệt đối", càng dễ hẹo
Đôi nét về Park Gyu Young - Từ nữ phụ Điên Thì Có Sao đến “con gái mới của Netflix”
Đôi nét về Park Gyu Young - Từ nữ phụ Điên Thì Có Sao đến “con gái mới của Netflix”
Ngoài diễn xuất, Park Gyu Young còn đam mê múa ba lê. Cô có nền tảng vững chắc và tiếp tục nuôi dưỡng tình yêu của mình với loại hình nghệ thuật này.
You Raise Me Up - Học cách sống hạnh phúc dù cuộc đời chỉ đạt 20 - 30 điểm
You Raise Me Up - Học cách sống hạnh phúc dù cuộc đời chỉ đạt 20 - 30 điểm
Đây là một cuộc hành trình để lấy lại sự tự tin cho một kẻ đã mất hết niềm tin vào chính mình và cuộc sống
Vài trò của Hajime Kashimo sau Tử diệt hồi du
Vài trò của Hajime Kashimo sau Tử diệt hồi du
Hajime Kashimo là một chú thuật sư từ 400 năm trước, với sức mạnh phi thường của mình, ông cảm thấy nhàm chán