Đặt {{UCDSCL}} (viết tắt của "Ứng cử danh sách chọn lọc") vào trang thảo luận của bài được đề cử.
Từ đó, nhấn vào liên kết "một lời nhận xét từ bạn", bạn sẽ được dẫn tới trang đề cử cho danh sách và nhận được hướng dẫn tiếp theo:
Bên dưới dòng === {{thế:SUBPAGENAME}} ===, hãy viết rõ lý do đề cử danh sách và ký tên bằng dấu ~~~~. Nếu danh sách đã từng được đề cử trước đó, hãy lưu lại bằng cách chuyển tất cả nội dung tới trang "Wikipedia:Ứng cử viên danh sách chọn lọc/"tên bài được đề cử"/1". Tiếp theo, bạn tạo một liên kết trong tại trang đề cử tới phần lưu trữ.
Chép lại dòng:{{/tên bài được đề cử}}, sau đó sửa trang này (trang bạn đang đọc) và dán vào đầu danh sách các ứng cử viên. "tên bài được đề cử" chính là tên của bài bạn muốn đề cử.
Ngoài ra nhằm thu hút trang ứng cử danh sách chọn lọc tới nhiều đối tượng độc giả/những thành viên mới chưa biết gì về trang này, bạn có thể gửi thư mời tại trang thảo luận của những thành viên đó bằng cách viết mã {{Thư mời tham gia biểu quyết danh sách chọn lọc|tên bài được đề cử}} hoặc {{TMTGBQDSCL|tên bài được đề cử}}.
Xin hãy đọc danh sách được đề cử một cách kỹ lưỡng và so sánh với các tiêu chuẩn cần có trước khi quyết định ủng hộ hoặc phản đối một đề cử.
Tất cả phiếu biểu quyết và quy tắc khi biểu quyết phải theo quy định được nêu trong Quy chế biểu quyết.
Mọi thành viên tự xác nhận đều có quyền mở biểu quyết.[1]
Để bỏ phiếu, tài khoản của bạn phải được mở ít nhất 30 ngày, có ít nhất 200 sửa đổi cũng như có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu (trừ trường hợp tài khoản đã mở trên 90 ngày và có trên 3000 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu).[1] Không tính các sửa đổi ở không gian tên Thành viên và Thảo luận Thành viên. Nếu không đủ điều kiện bỏ phiếu, bạn vẫn được phép cho ý kiến.
Để trả lời cho một đề cử, nhấn vào [sửa] phía bên phải tiêu đề danh sách (không phải nút "Sửa" để sửa nguyên cả trang đề cử này).
Nếu bạn nhận thấy danh sách đủ điều kiện chọn lọc, hãy bày tỏ sự ủng hộ bằng cách viết mã *{{Đồng ý}} kèm lý do. Nếu bạn là người đóng góp nhiều vào danh sách, hãy nói rõ điều đó.
Nếu bạn thấy danh sách vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để đạt đủ tiêu chuẩn chọn lọc, hãy viết mã *{{Chưa đồng ý}} và chỉ ra các điểm mà bạn nghĩ rằng danh sách chưa đạt được. Bạn cần nêu rõ các điểm này để người viết có thể chỉnh sửa và cải thiện bài. Trước khi bỏ phiếu chống, bạn cần đọc qua quy định Vô hiệu lá phiếu, trong đó có ghi rõ một số luận điểm không được chấp nhận khi bỏ phiếu chống. Nếu phiếu chống của bạn thuộc diện này, nó có thể sẽ bị tuyên vô hiệu theo cơ chế Vô hiệu lá phiếu. Sau đó, bạn cũng nên quay lại trang đề cử để xem bài viết đã thỏa mãn các đề nghị của bạn chưa. Nếu danh sách đã được cải thiện, bạn có thể gạch phiếu chống bằng cách ghi <del>...</del>. Bạn cũng có thể chuyển nhận xét của mình thành *{{Đồng ý}} hoặc *{{Ý kiến}}.
Nếu bạn chỉ muốn nêu một nhận xét, có thể sử dụng *{{Ý kiến}}.
Người đề cử có quyền đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.[2]
Kết luận
Một danh sách để được chọn lọc thì cần thỏa mãn 3 điều kiện:
Có ít nhất 3 phiếu "Đồng ý" hợp lệ.
Giải quyết hết những điểm "Chưa đồng ý" (hoặc đạt được đồng thuận với người đưa điểm chưa đồng ý rằng những điểm đó chưa thể hoặc không cần thiết phải giải quyết, hoặc đã hủy các phiếu chống theo thẩm định dựa trên quy định Vô hiệu lá phiếu).
Thời gian ứng cử tối thiểu là 14 ngày và tối đa là 30 ngày mới được gắn sao danh sách chọn lọc.[3] (Đối với bài đã đạt đủ phiếu thuận, nếu phát sinh phiếu chống trong vòng 3 ngày trước khi hết hạn biểu quyết thì người đề cử hoặc người viết chính được yêu cầu gia hạn thêm 7 ngày tính từ khi biểu quyết kết thúc. Không được bỏ phiếu trong thời gian gia hạn và chỉ được gia hạn một lần.)[4]
Các "Ý kiến" không có giá trị trong việc kết luận.
Sau 30 ngày, nếu vẫn còn phiếu "Chưa đồng ý" (hoặc sau thời gian gia hạn) mà tình trạng chưa được giải quyết (bằng cải thiện bài hoặc đạt đồng thuận) thì coi như ứng cử thất bại.
Thành viên nào cũng được phép đóng biểu quyết[5] nhưng phải đưa ra lý do hợp lý, tránh việc đóng biểu quyết không lý do.
Nếu biểu quyết đề cử diễn ra thành công, tức các thành viên đều cho rằng ứng cử viên đủ điều kiện để trở thành danh sách chọn lọc, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
Đưa bài lên Trang chính bằng cách tạo trang mới: "Wikipedia:Danh sách chọn lọc/2024/Tuần được đưa lên".
Trên khoản mục Wikidata của bài, gắn biểu tượng "danh sách chọn lọc" trước tên bài viết Wikipedia tiếng Việt, như vậy thì biểu tượng chọn lọc sẽ được tự động thêm vào thanh ngôn ngữ của tất cả phiên bản ngôn ngữ khác khi xem bài viết ở phiên bản khác.
Thông báo đến các thành viên viết bài bằng cách viết đoạn mã {{thế:Thông báo Danh sách chọn lọc|Tên bài}} tại trang thảo luận của họ.
Nếu các thành viên thấy danh sách chưa đủ điều kiện chọn lọc, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
Đóng trang biểu quyết bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
Ngụy trang là một phương pháp ẩn giấu cơ thể, được áp dụng phổ biến không chỉ ở động vật, mà cả ở con người (ví dụ như ngụy trang trong tuyết, ngụy trang trong lá cây trong quân đội). Bài viết được dịch từ bài Featured List (FL) bên en bởi bạn Huydang2910, tôi có chỉnh lại gần như toàn bộ phần định dạng nguồn trang sách, chỉnh lại tên động vật bằng danh pháp và cập nhật một số chỗ từ bên en. Mời mọi người review bài viết. Jimmy Blues♪05:40, ngày 29 tháng 10 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Ý kiến Đây là một bài chuyên môn về sinh học, không thể dùng nguồn Tuổi Trẻ và Vietnamnet bừa bãi được (nguồn 14 và 16), phải tìm tạp chí sinh học Việt ngữ đàng hoàng để trám mẫy chỗ đó, hoặc đơn giản nhất là bỏ hẳn đi. Ngoài ra, phải xem lại tên bài, từ "ngụy trang" tiếng Việt thường được dùng với nghĩa quân sự. Billcipher123 (thảo luận) 12:52, ngày 29 tháng 10 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Billcipher123YXong Đã bỏ các nguồn ngoài chuyên môn và sửa lại tên danh pháp (riêng từ "bọ ngựa hoa" xin giữ lại vì không có danh pháp cụ thể ở bài viết bên en). Còn từ "ngụy trang", tôi khẳng định là một khái niệm có trong ngành sinh học, chứ không chỉ trong quân đội (có hẳn bài chi tiết bên vi là bài chính, bài Ngụy trang quân sự chỉ là bài con). Cần kiểm chứng cụ thể hơn thì có ở từ điển Sinh học Anh-Việt, trang 50. Cần nói thêm, cả người dịch gốc bài này - bạn Huydang2910 và tôi đều từng theo chuyên ngành sinh học, nên đương nhiên là đã học về khái niệm "ngụy trang", chứ không phải tự chế ra cách dịch. – Jimmy Blues♪15:29, ngày 29 tháng 10 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Ý kiến Tra Google không thấy tài liệu nào dịch "countershading" là "phản bóng". Phiền bạn trích dẫn tài liệu dịch thuật ngữ này — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬đã phản hồi vào 08:04, ngày 30 tháng 10 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Đây là kiểu ngụy trang liên quan phản chiếu áng sáng lên cơ thể sinh vật, chứ bản thân con vật không có tô màu bắt màu gì như tắc kè đâu, dùng tô màu khiến người ta nghĩ sinh vật biến đổi màu sắc là không đúng, và bản thân nó không có hành động gì gọi là phòng vệ cả, chỉ đơn giản là ngụy trang mà thôi - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 13:30, ngày 31 tháng 10 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@TUIBAJAVE: để tôi giải thích thêm mấy ý bạn đã nêu:
(1) Thực ra ngụy trang cũng là 1 kiểu phòng vệ vì ngụy trang cũng giúp trốn tránh kẻ thù mà. Nên dịch là tự vệ cũng không sai.
(2) nguyên văn "countershading" được định nghĩa theo Từ điển Britannica là "is a form of coloration in which the upper surfaces of the body are more darkly pigmented than the unilluminated lower areas, giving the body a more uniform darkness and a lack of depth relief". Trong định nghĩa của Britannica không nhắc đến sự phản chiếu ánh sáng, và tôi thấy chữ coloration dịch là tô màu thì cũng không sai gì, nếu muốn người đọc không nhầm lẫn giữa nghĩa "tự bản thân sinh vật có màu cố định" hay "biến đổi màu sắc linh hoạt" thì chỉ cần ghi thêm chú thích trong bài là được. Thuật ngữ không nên dịch tùy theo cách hiểu của chúng ta - những người có chuyên môn chưa sâu trong lĩnh vực dịch thuật chuyên ngành mà nên dùng tài liệu tham khảo phù hợp. Trương Minh Khải (thảo luận) 18:07, ngày 31 tháng 10 năm 2024 (UTC)[trả lời]