Wikipedia:Thay thế bản mẫu

Thay thế bản mẫu là một sự sao chép vĩnh viễn, chỉ xảy ra một lần của bất kỳ nội dung bản mẫu nào trên Wikipedia. Nó khác với kỹ thuật nhúng, là hình thức sẽ thay đổi thường xuyên nếu nội dung mà nó liên kết tới có sự thay đổi.

Để thực hiện thay thế, thêm thế: vào sau cặp dấu ngoặc móc, có dạng {{thế:tên trang}}. Ví dụ: thay thế {{thế:Y học}} khác với nhúng {{Y học}}. Toàn bộ nội dung của trang "Y học" sẽ được bung ra và lưu trữ riêng rẽ tại mỗi điểm đặt "{{thế:Y học}}" trong trang. Lưu ý là các thẻ tham khảo sẽ từ chối chạy với "thế:" trừ khi nó được tạm thời đổi tên thành "<xref name=xx>" hoặc tương tự.

Giải thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Định nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khóa thế: (viết tắt cho "thay thế") là sự Việt hóa của phần mềm MediaWiki cho từ khóa gốc subst: (viết tắt cho "substitution") để dùng làm tiền tố trước mã bản mẫu. Nó làm thay đổi cách phần mềm sẽ bung bản mẫu. Khi nhúng bản mẫu một cách bình thường, bản mẫu chỉ được bung "khi chạy", tức là, mã bản mẫu tại một trang sẽ gọi một trang khác mỗi lần trang đó được yêu cầu hiển thị. Mặc dù phần lớn hình thức trang được lấy ra từ bộ nhớ đệm, trang luôn cần phải tải lại khi xem thử, và lại tải lần nữa khi có thay đổi trong trang. Khi có ai đó sửa trang có lời gọi bản mẫu, họ không thấy nội dung bản mẫu mà chỉ nhìn thấy lời gọi bản mẫu. Đặt "thế:" vào bên trong ngoặc móc đồng nghĩa với việc báo với phần mềm hãy thay vĩnh viễn bản mẫu bằng nội dung của bản mẫu đó (một cách chính xác hơn, thay bằng nội dung có trên trang bản mẫu tại thời điểm bản mẫu được thêm vào trang). Do đó {{bản mẫu}} thay bằng {{thế:bản mẫu}}, và dòng đó chỉ tồn tại cho đến khi bạn lưu trang. Người sửa bài tiếp theo sẽ không còn thấy lời gọi bản mẫu nữa, mà họ sẽ thấy nội dung của bạn mẫu tại thời điểm bạn lưu trang; nó hoàn toàn không đổi nếu ai đó sau này chỉnh sửa bản mẫu.

Cách dùng

[sửa | sửa mã nguồn]

Bạn có thể thay thế một thẻ bản mẫu bằng cách thêm "thế:" vào thẻ bản mẫu. Ví dụ, dùng {{thế:thử}} thay cho {{thử}}.

Khi việc dùng "thế" là sửa đổi duy nhất của bạn, bạn rất nên ghi việc làm này trong tóm lược sửa đổi (ví dụ, ghi "{{thế:thử}}", "thế:thử" hoặc "bung thử vào bài" trong tóm lược sửa đổi của bạn) để những người biên tập khác có thể hiểu bạn đã làm gì.

Ngoài ra, khi tạo hoặc sửa bản mẫu cần được dùng bằng cách thay thế, hãy thêm chú thích HTML vào trang bản mẫu để giúp người viết bài nhận ra bạn đã dùng bản mẫu nào (ví dụ <!-- Thay thế từ Bản mẫu:Tài liệu -->).

Ưu điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bản mẫu thường xuyên được thay đổi hoặc bị xóa. Nếu một bản mẫu là một dạng bảng treo, hãy nghĩ xem bạn có muốn thay đổi khi có người sửa bản mẫu hay không. Nếu câu trả lời là "không", bạn nên thay thế. Một ví dụ đó là bản mẫu {{hoan nghênh}}. Bản lưu trang thảo luận của thành viên nên có lời chào mừng thực sự mà họ đã nhận, chứ không phải lời chào mừng với phiên bản mới nhất.
  • Nếu có một bản mẫu mà bạn muốn sẽ thay đổi cho một trường hợp duy nhất, chứ không phải cho toàn bộ các trang đang dùng bản mẫu, và bạn không muốn làm bản mẫu mới, bạn có thể thay thế bản mẫu, sau đó sửa lại lần nữa để điều chỉnh theo mong muốn. Ví dụ: một bản mẫu có thể dùng với tất cả các tiểu bang của Hoa Kỳ và với Quận Columbia. Bản mẫu có thể được trình bày đúng cho tiểu bang, nhưng không phải cho Quận Columbia. Để sửa lại lời viết, bạn có thể thay thế bản mẫu rồi sau đó sửa lại lời viết.
  • Thay thế các bản mẫu thường dùng, nhưng không bị khóa để hạn chế người khác phá hoại chúng. Xem bản mẫu có nguy cơ cao.
  • Dùng các bản mẫu sẽ làm ẩn nội dung wiki khỏi thành viên mới tham gia, có thể làm cho họ khó làm quen với nó hơn.
  • Thay thế hàng loạt các bản mẫu có thể tăng tốc độ website, mặc dù nhanh hơn bao nhiêu và có đáng kể hay không vẫn còn được tranh cãi. Mỗi khi một trang được tải về hiển thị, máy chủ phải lấy nội dung từ các trang khác nhau cho mỗi bản mẫu sử dụng; tuy mỗi bản mẫu không gây ảnh hưởng nhiều, một số lượng lớn bản mẫu trên Wikipedia là một trong các tấc nhân ảnh hưởng đến tốc độ tải của máy chủ. Tuy vậy, Giám đốc kỹ thuật trước đây, Brion Vibber, (người "chịu trách nhiệm cho tất cả các hàm kỹ thuật của Foundation, gồm có phần cứng và phần mềm") đã nói: "'Quy định' không nên quan tâm nhiều lắm đến độ tải của máy chủ trừ những trường hợp hiếm gặp; giữ cho mọi thứ hoạt động tốt để phục vụ cho yêu cầu người dùng là nhiệm vụ của chúng tôi."
  • Thay thế cho phép đánh giá đệ quy thông qua các bản mẫu macro.

Nhược điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sau khi bản mẫu được thay thế, nội dung đó sẽ không còn liên kết nào đến bản mẫu, khiến khó tìm tất cả các trang đang hiển thị trong văn bản (mặc dù thể loại đôi khi có thể giúp làm nhẹ bớt). Có thể tránh vấn đề này bằng cách thêm liên kết đến bản mẫu bên trong mã bản mẫu hoặc gán cho nó số z, đặc biệt là với mục đích tìm xem nó được dùng ở đâu.
  • Bản mẫu thay thế sẽ không được cập nhật khi bản mẫu gốc được cập nhật.
  • Nếu bản mẫu được dùng để chuẩn hóa hiển thị của thứ gì đó, bạn có thể không muốn dùng thay thế. Ví dụ cho điều này là mục lục hoặc hộp điều hướng.
  • Thay thế hàng loạt—sửa hàng nghìn bài viết bằng bot—làm chậm trang và tiêu phí tài nguyên máy chủ một cách không cần thiết.
  • Thay thế tăng kích thước trang trong cơ sở dữ liệu.
  • Bản mẫu thay thế có thể thêm nhiều mã wiki hoặc HTML vào bài viết, làm khó xem và bảo trì những nội dung không thuộc về kỹ thuật.
  • Thay thế bản mẫu làm người mới tham gia không biết cách sử dụng bản mẫu, và làm khó họ trong việc tìm tài liệu hướng dẫn cho bản mẫu.
  • Nếu bản mẫu chỉ được dùng tạm thời, tốt hơn hết là đừng thay thế nó. Bản mẫu thay thế sẽ khó bỏ hay điều chỉnh hơn.
  • Khi một bản mẫu đã bị phá hoại rồi sau đó thay thế, sẽ khó để sửa hơn là phá hoại thông thường vì thiếu liên kết giữa bản mẫu và nơi đặt nó và thiếu khả năng cập nhật.
  • Một số siêu bản mẫu, như {{!}} và {{((}}, không hoạt động nếu chúng được thay thế.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan