Wikipedia:Quy định và hướng dẫn

Wikipedia tiếng Việt là một bách khoa toàn thư bằng tiếng Việt do nhiều người ở khắp nơi trên thế giới tham gia xây dựng, cùng tuân thủ mục tiêu chung sau:

Cùng nhau phát triển một Wikipedia tiếng Việt thành một bách khoa toàn thư bằng tiếng Việt tự do cập nhật và sử dụng—nếu có thể, trở thành một bách khoa toàn thư bằng tiếng Việt hữu ích và đáng tin cậy lớn nhất trong lịch sử, cả về bề rộng lẫn bề sâu.

Để đạt được mục tiêu chung đó, Wikipedia đề ra một số quy định và hướng dẫn. Dưới đây là một số những quy định và hướng dẫn căn bản của Wikipedia tiếng Việt giúp chúng ta làm việc chung với nhau một cách hiệu quả nhất:

Những quy định quan trọng

[sửa | sửa mã nguồn]

Những quy định dưới đây được xem là quan trọng và yêu cầu mọi thành viên tham gia Wikipedia tiếng Việt cùng tuân thủ.

  1. Wikipedia là một bách khoa toàn thư. Đó là một mục tiêu không hơn không kém. Wikipedia tiếng Việt không phải là một từ điển đơn thuần hay một diễn đàn thảo luận. Một số từ mục không được xem là từ mục bách khoa toàn thư. Hãy xem những gì không phải là Wikipedia để có thêm thông tin.
  2. Tránh thành kiến. Tất cả mọi bài viết trong Wikipedia nên được viết với một thái độ trung lập nhất có thể, nghĩa là việc trình bày các quan điểm về mọi chủ đề phải được thể hiện với một thái độ khách quan và đầy thiện chí.
  3. Không vi phạm quyền tác giả. Wikipedia tiếng Việt là một bách khoa toàn thư mở và miễn phí sử dụng, tuân thủ các điều khoản của giấy phép sử dụng văn bản miễn phí GNU. Những đóng góp vi phạm quyền tác giả có thể ảnh hưởng đến mục tiêu của chúng ta là tạo ra một bách khoa toàn thư hoàn toàn miễn phí trong đó ai cũng có quyền sử dụng lại, cũng như có thể dẫn tới những kiện tụng trước pháp luật. Hãy xem bản quyền Wikipedia để có thêm thông tin.
  4. Tôn trọng các thành viên khác. Người sử dụng Wikipedia tiếng Việt đến từ nhiều nơi trên thế giới, với những quan niệm tương đối khác nhau. Việc cư xử một cách tôn trọng đối với người khác sẽ giúp hợp tác hiệu quả để xây dựng bách khoa toàn thư tiếng Việt. Để có thêm thông tin về quy định này, xin hãy xem các quy tắc về đồng thuận, ứng xử, thái độ văn minh, và cách giải quyết mâu thuẫn.
  5. Tuân theo thông lệ. Dự án biên soạn từ điển bách khoa Wikipedia tiếng Việt này hoàn toàn không có một trụ sở biên soạn nào cả. Tất cả mọi thao tác đều được thực hiện dựa trên sự đóng góp tình nguyện của các thành viên tham gia trên toàn thế giới. Để tránh lộn xộn và hệ thống hóa các bài viết, mọi thành viên tham gia được khuyến khích tuân theo các thông lệ mà cả cộng đồng đã xây dựng.

Các quy định được xây dựng như thế nào?

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số quy định căn bản được xây dựng lúc đầu khi Wikipedia tiếng Anh được thành lập. Quy định của Wikipedia tiếng Việt được xây dựng chủ yếu dựa trên những quy định căn bản này hoặc thông qua đồng thuận. Đồng thuận có thể đạt được thông qua việc bàn thảo trên trang thảo luận. Ngoài ra qua quá trình phát triển của cộng đồng Wikipedia tiếng Việt, có thể hình thành các quy định phù hợp với đặc thù tiếng Việt cũng như những thông lệ hoạt động của cộng đồng.

Những vấn đề liên quan đến quy định có thể được thảo luận trong mục không gian tên Wikipedia, trên trang thảo luận, cũng như tại địa chỉ Meta. Ngoài ra cũng có thể thảo luận trong IRC và trong danh sách điện thư của Wikipedia, tuy nhiên cần lưu ý là quy định chính thức phải được công nhận trên chính Wikipedia. Nếu có một quy định nào đó gây tranh luận, nó cần được thảo luận kỹ càng trước khi được công nhận. Hãy tham khảo hướng dẫn trong Wikipedia:Các quy định được thiết lập như thế nào.

Quy định hình thành từ các thông lệ qua thời gian thường tương đối khó nhận biết hơn. Nếu một thông lệ không gặp phải phản đối, thường rất mất công để có thể yêu cầu cộng đồng xây dựng nó một cách chính thức thành quy định cụ thể. Trong trường hợp này, giải pháp tốt nhất có thể là viết ra một cách rõ ràng thông lệ đó trên một trang thích hợp. Trang này sẽ trở thành một nơi để thảo luận về phương thức hoạt động đó cũng như những thay đổi có thể có đối với quy định, đồng thời cũng tạo thành nguồn để mọi người trích dẫn quy định khi cần thiết.

Không nên biểu quyết trên nội dung một bài viết mà hãy vào phần thảo luận của trang này. Điều này cũng áp dụng ngay cả đối với các quy định. Xem Wikipedia: Biểu quyết.

Xem thêm: Wikipedia:Đồng thuận

Các quy định được thực thi ra sao?

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính bạn là một biên tập viên của Wikipedia. Wikipedia không hề có một tổng biên tập cũng như một cơ chế tập trung, thống nhất từ trên xuống dưới để theo dõi và phê chuẩn các bài viết. Thay vào đó, tất cả các thành viên có thể tham gia vào việc thêm bài viết, tham gia đọc lại bài, sửa lỗi in ấn, lỗi chính tả, chỉnh lại định dạng, chuẩn hóa theo wiki, cải thiện tính khách quan, thêm thông tin, thậm chí viết lại bài. Tóm lại các thành viên tham gia vừa đồng thời là người viết vừa là người biên tập.

Hầu hết các quy định và hướng dẫn được áp dụng đối với việc viết bài hoặc thảo thuận về những vấn đề phát sinh. Một số quy định được quản trị viên áp dụng để tạm thời ngăn chặn với các hành vi tiêu cực (nhất là cơ chế can thiệp các hành vi phá hoại). Đối với những trường hợp nghiêm trọng hội đồng trọng tài có thể ra quyết định xử lý đối với các tình huống phá hoại nghiêm trọng, hoạt động này nằm trong thủ tục giải quyết tranh chấp chung.

Các loại quy định

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là các thể loại quy định khác nhau:

Các quy ước

[sửa | sửa mã nguồn]

Các quy ước sau giúp chúng ta có thể tạo ra một bách khoa toàn thư nhất quán và tiện dụng hơn:

Các chức năng giới hạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Một vài chức năng phần mềm có thể bị dùng sai, như việc xóa bỏ trang hay ngăn không cho soạn thảo, được giới hạn chỉ cho các Quản trị viên sử dụng, những người này là những thành viên có kinh nghiệm và được cộng đồng tin tưởng. Việc sử dụng không đúng các chức năng dành cho quản trị viên có thể bị cảnh cáo hoặc truất quyền tạm thời hay vĩnh viễn. Các chức năng đặc biệt mà chỉ các quản trị viên mới được dùng bao gồm:

Các hướng dẫn chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Các hướng dẫn về cách thức ứng xử

[sửa | sửa mã nguồn]

Các hướng dẫn về nội dung khi viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Các hướng dẫn về phong cách viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Các hướng dẫn liên quan tới các kỹ thuật liên kết nhóm trong bài viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo thêm về Wikipedia

[sửa | sửa mã nguồn]
Bạn còn thắc mắc?
Mời vào: Bàn giúp đỡ sử dụng Wikipedia
  • Địa chỉ Meta có phần mềm hỗ trợ và khá nhiều bài về Wikipedia cũng như các chủ đề liên quan.
  • Tạo các bài viết như thế nào trong Wikipedia.
  • Danh sách Wikipedia:Mục lục chủ đề liệt kê các quy định và thông tin liên quan đến soạn thảo, ứng xử, v.v.
  • Phần Wikipedia:Biểu quyết xóa bài/Đồng thuận có các thảo luận nhằm đạt đồng thuận về việc có xóa một bài nào đó khỏi Wikipedia tiếng Việt hay không.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nợ công quốc gia có phải là vấn đề lớn như mọi người vẫn lầm tưởng?
Nợ công quốc gia có phải là vấn đề lớn như mọi người vẫn lầm tưởng?
Chúng ta sẽ cùng nhau truy vấn xem tính hợp pháp của một loại tiền tệ đến từ đâu?
Giới thiệu Chloe Aubert: True Hero - Tensei Slime
Giới thiệu Chloe Aubert: True Hero - Tensei Slime
Chloe Aubert là một trong những đứa trẻ của Dị giới mà chúng ta gặp từ đầu trong anime nhưng sự thật đằng sau nhân vật của cô ấy là gì
Giới thiệu nhân vật Cha Hae-In - Solo Leveling
Giới thiệu nhân vật Cha Hae-In - Solo Leveling
Cha Hae-In (차해인) là Thợ săn hạng S người Hàn Quốc và là Phó chủ tịch của Hội thợ săn.
Nguồn gốc Mặt Nạ Kháng Ma trong Tensura
Nguồn gốc Mặt Nạ Kháng Ma trong Tensura
Ngay từ khi bắt đầu Tensura, hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh Shizu và chiếc mặt nạ, thứ mà sau này được cô để lại cho Rimuru