Wikipedia:Đồng thuận

Đồng thuận là một bộ phận vốn có của quy trình wiki. Đồng thuận thường đạt được như một sản phẩm tự nhiên của quy trình sửa đổi; nói chung một ai đó thực hiện thay đổi hoặc thêm thắt vào một trang, và sau đó mọi người đọc trang đó có cơ hội để như vậy hoặc thay đổi nó. Một cách cô đọng, im lặng có nghĩa là đồng ý, nếu nó được trình bày đủ rộng ra cộng đồng.

Đồng thuận giữa một nhóm biên tập viên với nhau, tại một nơi nào đó, một thời điểm nào đó, không nên phủ lấp lên đồng thuận của cộng đồng trên bình diện rộng hơn, trừ khi những tranh luận mang tính thuyết phục đó được mọi người chấp nhận là một quy trình mới. Trong trường hợp các trang quy định và hướng dẫn, cần có một tiêu chuẩn để tham gia và đồng thuận cao hơn các trang khác. Quy trình tìm đồng thuận nằm ở đây.

Các thảo luận cộng đồng đã lưu trữ tại đây.

Đồng thuận là gì?

[sửa | sửa mã nguồn]

Quy trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Các cuộc thảo luận luôn luôn nên là các cố gắng để thuyết phục người khác bằng lý lẽ. Nếu cuộc thảo luận biến thành một cuộc thi hét với nhiều bên thì nó không có khả năng dẫn đến đồng thuận, và chất lượng của bài viết sẽ phải chịu hậu quả.

Mức độ đồng thuận

[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng thuận giữa một nhóm nhỏ các thành viên tại một nơi nào đó vào một lúc nào đó không thể vượt quyền đồng thuận của cộng đồng ở quy mô lớn hơn. Ví dụ, những người tham gia một Dự án Wikipedia không thể quyết định rằng một quy định đã được chấp nhận rộng rãi không áp dụng cho các bài viết nằm trong dự án, trừ khi họ thuyết phục được cộng đồng rộng hơn rằng hành động đó là đúng.

Trong trường hợp của các quy định và hướng dẫn của Wikipedia, cần có tiêu chuẩn về sự đồng thuận và sự tham gia của các thành viên trong thỏa thuận đó cao hơn so với tiêu chuẩn yêu cầu tại các trang khác. Trong bất cứ trường hợp nào, sự im lặng chỉ có thể hàm ý sự đồng ý nếu cuộc thảo luận được công bố rộng rãi cho cộng đồng.

Đồng thuận có thể thay đổi

[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng thuận không bất biến. Ai cũng có thể đặt vấn đề sửa đổi các quyết định cũ, và người ta phải nhận ra rằng các thay đổi đó thường là có lý. Do đó, "theo đồng thuận" và "vi phạm đồng thuận" không phải các lý do hiệu lực để thực hiện hoặc đảo ngược một sửa đổi quyết định, hoặc để chấp nhận hay phủ nhận các hình thức khác của việc đề xuất hay thực hiện.

Wikipedia giữ tính mềm dẻo, uyển chuyển vì những người mới có thể mang đến những tư tưởng mới mẻ, sự phát triển có thể nảy sinh các nhu cầu mới, theo thời gian người ta có thể thay đổi ý kiến khi xuất hiện những điều mới, và chúng ta có thể tìm thấy một cách tốt hơn để làm việc.

Một nhóm đại diện có thể thay mặt toàn thể cộng đồng để đưa ra một quyết định. Nhưng thường thì người ta ghi lại các thay đổi của các quy trình hiện có sau khi các thay đổi này đã đi vào hoạt động được một khoảng thời gian tùy ý nào đó. Trong mọi trường hợp, không có cái gì là cố định mãi mãi. Thế giới thay đổi, và wiki phải thay đổi theo.

Quy định và hướng dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]

Các quy định và hướng dẫn phản ánh các đồng thuận đã được thiết lập. Tính ổn định và nhất quán của chúng có vai trò quan trọng để cộng đồng có thể tin tưởng. Do đó, các thành viên cần đề xuất các thay đổi tại trang thảo luận trước khi thực hiện các thay đổi. Đừng bất chợt làm chuyện lớn; cộng đồng sẽ dễ chấp nhận các sửa đổi của bạn hơn nếu bạn thực hiện đó một cách chậm rãi và cố gắng để cộng đồng tham gia.

Tạo đồng thuận một cách có suy nghĩ

[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng thuận được tạo nên từ sự thỏa thuận của các bên liên quan. Có thể đạt tới đồng thuận thông qua thảo luận, hành động (sửa đổi), hoặc thường xuyên hơn, là phối hợp cả hai. Đồng thuận chỉ có thể đạt được giữa những biên tập viên có suy nghĩ, luôn giữ thiện ý khi làm việc với nhau trong một không khí văn minh. Để tạo nên sự đồng thuận, cần phải chú ý đặc biệt đến tính trung lập – giữ trung lập trong hành động của chúng ta để nỗ lực đạt được một thỏa ước mà mọi người đều tán thành.

Làm thế nào xuất hiện đồng thuận khi sửa đổi

[sửa | sửa mã nguồn]
Khi thực hiện một sửa đổi, những biên tập viên khác có sự lựa chọn của minh: chấp nhận sửa đổi, thay đổi sửa đổi, hay lùi sửa đổi. Tìm kiếm thỏa hiệp nghĩa là "cố gắng tìm ra một giải pháp được chấp nhận về cơ bản", thông qua việc tiếp tục sửa đổi hoặc thông qua thảo luận.

Một cách tổng quát, một người nào đó sửa đổi một trang, rồi những người xem sau đó có ba sự lựa chọn: chấp nhận sửa đổi, thay đổi sửa đổi, hoặc lùi sửa đổi. Trong mỗi cách giải quyết là lựa chọn để thảo luận về hành động đó trước hoặc sau khi thực hiện. Thông thường, mỗi bài viết phải trải qua nhiều lần lặp đi lặp lại quá trình đồng thuận để trở thành một sản phẩm trung lập và dễ đọc. Nếu ý tưởng của bạn không được chấp thuận ngay, hãy nghĩ đến một cách thay đổi hợp lý hơn mà có thể gắn kết ý tưởng của bạn với những người khác rồi thực hiện sửa đổi, hoặc thảo luận về những ý tưởng đó. Điều này có thể thực hiện tại trang thảo luận, như lời tóm lược sửa đổi, hoặc để lại lời nhắn với những người khác tại trang thảo luận thành viên hoặc tại những trang nhiều người đọc như Wikipedia:Thảo luận.

Tóm lược sửa đổi rất hiệu quả, và có thể ghi tóm tắt về một sửa đổi thực hiện tại bài viết theo từng lần sửa đổi, hoặc lời giải thích tại sao thực hiện thay đổi đó. Thậm chí một tóm lược ngắn cũng vẫn tốt hơn là không có tóm lược. Nếu lý do sửa đổi không rõ ràng, rất có thể nó sẽ bị lùi lại, đặc biệt trong trường hợp có hành động xóa văn bản. Để giải thích dài hơn, hãy sử dụng Trang thảo luận và đặt nó vào tóm lược sửa đổi "xem thảo luận".

Bút chiến có thể dẫn tới khóa trang thay vì phát triển bài viết.

Cách dùng trang thảo luận

[sửa | sửa mã nguồn]

Hãy mạnh dạn khi sửa đổi. Bạn cũng có thể sử dụng trang thảo luận để thảo luận về một số phát triển cho bài viết, và để tạo nên sự đồng thuận liên quan đến sửa đổi trang. Trong trường hợp các trang quy định có tiêu chuẩn cao hơn cho những người tham gia và cả sự đồng thuận. Trong trường hợp rất khó để đạt được sự đồng thuận, sự tham gia giúp đỡ của những biên tập viên độc lập hoặc có kinh nghiệm trong thảo luận có thể sẽ cần thiết. Nếu sửa đổi một trang bị ngăn trở bởi bút chiến, hoặc bị phá hoại, hoặc không thể nhận được đồng thuận tại trang thảo luận thông qua thảo luận thông thường, sẽ có các quy trình giải quyết mâu thuẫn khác.

Tham gia vào thảo luận cộng đồng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thảo luận cộng đồng diễn ra tại nhiều nơi khác nhau: những bàn thông báo như tin nhắn cho bảo quản viên; hoặc những trang như Thảo luận, Biểu quyết hoặc Yêu cầu trọng tài phân xử. Những quy trình này cần nỗ lực cộng tác và ý kiến của những người tham gia để tạo nên đồng thuận và xử lý tương ứng với sự đồng thuận.

Để xác định đồng thuận cần cẩn thận xem xét sức mạnh và chất lượng của những tranh luận, bao gồm mức tiến bộ của mục tiêu cuối cùng, sự phản đối của những người bất đồng, và với những tình huống phức tạp, những tài liệu hiện có trong không gian tên Wikipedia. Ý kiến thiểu số có khi phản ánh sự quan tâm thực sự, và lô-gíc của họ có thể còn nặng hơn lô-gíc của đa số. Thành viên mới chưa quen thuộc với sự đồng thuận nên nhận ra rằng một cuộc bỏ phiếu (nếu có tổ chức) thường chỉ là sự bắt đầu một cuộc thảo luận chứ chưa phải là sự kết thúc. Kết quả có thể được quyết định trong khi đang thảo luận.

Trong một vài trường hợp nơi sử dụng biểu quyết, chú ý rằng chúng thực ra là sự cấu trúc hóa các thảo luận, ý kiến của bạn sẽ hiệu quả hơn nhiều khi bạn cung cấp một lý do vững chắc trong cuộc bỏ phiếu đó, chứ không chỉ bỏ phiếu đơn thuần.

Gợi lại vấn đề

[sửa | sửa mã nguồn]

Rất dễ tạo ra lời đề nghị thay đổi đồng thuận chỉ bằng cách yêu cầu một lần nữa và hy vọng một nhóm người khác và đồng cảm hơn sẽ thảo luận về cùng vấn đề. Tuy nhiên, điều này là một ví dụ tồi để thay đổi sự đồng thuận, và nó trái ngược với cách thức Wikipedia đang làm việc. Những thảo luận của Wikipedia không dựa trên số người xuất hiện và bỏ phiếu theo một cách cố định vào những ngày nhất định; chúng dựa trên hệ thống các lý lẽ hợp lý.

Ngoại lệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Có một số ngoại lệ mạnh hơn những quyết định đồng thuận tại một trang.

  • Những tuyên bố từ Jimmy Wales, Hội đồng Quản trị, hoặc Lập trình viên, đặc biệt vì vấn đề tải của máy chủ hoặc vấn đề pháp lý (bản quyền, quyền tự do cá nhân, và phỉ báng) dính líu đến pháp luật (xem Wikipedia:Quy định và hướng dẫn § Nguồn gốc của quy định Wikipedia).
  • Một số hành động, chẳng hạn xóa bỏ các nội dung vi phạm bản quyền và các nội dung nhất định về người đang sống, thường không cần đến thảo luận hay đồng thuận. Lí do là vì nguy cơ của các thiệt hại có thật trong các nội dung đó.
  • Các quyết định đồng thuận trong những trường hợp cá biệt không được kỳ vọng sẽ tự động phủ lấp những đồng thuận ở tầm rộng rãi hơn - ví dụ, tranh cãi nội bộ tiểu dự án sẽ không phủ lấp lên đồng thuận lớn hơn đằng sau một quy định hoặc hướng dẫn. Dự án Wiki không quyết rằng đối với những bài viết trong phạm vi của nó, một số quy định không áp dụng, trừ khi họ có thể thuyết phục cộng đồng rộng lớn hơn rằng việc làm đó là một cách vận dụng đúng.
  • Các nguyên tắc cơ bản quan trọng hơn mọi đồng thuận của tất cả các dự án Wikimedia. Những vấn đề này đại diện cho những quyết định đồng thuận lớn nhất đạt được giữa tất cả các dự án Wikimedia, và ảnh hưởng đến tất cả các dự án.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan