Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. (tháng 7 2018) |
Xã hội song song là một khái niệm chính trị ở Đức dịch sát nghĩa từ (tiếng Đức: Parallelgesellschaft), mô tả một dân tộc, hay tôn giáo của thiểu số, thường là các nhóm người nhập cư, có tổ chức xã hội riêng không theo các quy tắc và đạo đức xã hội của đa số. Thuật ngữ một phần trùng lặp trong nội dung ý nghĩa của nó với phản văn hóa, mà cũng không chấp nhận một phần nền văn hóa của đa số.[1]
Thuật ngữ này đã được nhà xã hội học người Đức Wilhelm Heitmeyer đưa vào trong các cuộc tranh luận về di cư và hội nhập trong những năm đầu thập niên 1990.[2][3] Nó nổi lên trong công luận châu Âu sau vụ đạo diễn người Hà Lan và phê bình Hồi giáo Theo van Gogh bị giết chết vào cuối năm 2004. Năm 2004, nó đã được chọn bởi Hiệp hội ngôn ngữ Đức là từ thứ hai trong những Từ của năm.
Trong tháng 11 năm 2004, nhà sử học Klaus J. Bade cho là thuật ngữ xã hội song song có các đặc điểm của chủ nghĩa dân túy. Ông cho biết,
“ | "Xã hội song song trong ý nghĩa truyền thống không tồn tại ở Đức. Muốn có điều này phải có một số điểm: một bản sắc văn hóa thống nhất, một sự ẩn náu xã hội tự nguyện và có ý thức trong nơi cư trú và trong cuộc sống hàng ngày, một sự phân biệt biên giới rõ ràng về kinh tế, các tổ chức song đôi của nhà nước. Ở nước chúng ta các khu di dân chủ yếu pha trộn các dân tộc, việc ẩn lánh là do điều kiện xã hội, thiếu các tổ chức song đôi. Các xã hội song song chỉ tồn tại trong tâm trí của những người lo sợ: Tôi lo sợ và tôi tin rằng, người khác có lỗi. Nếu những cuộc nói chuyện tuy đơn giản nhưng nguy hiểm vẫn tiếp tục về xã hội song song như vậy, tình hình sẽ xấu đi. Do đó nói chuyện này không phải là một phần của giải pháp, mà là một phần của vấn đề ".[4] | ” |