Tăng hành trình Mk VI Crusader | |
---|---|
Loại | Xe tăng hành trình |
Nơi chế tạo | Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland |
Lược sử hoạt động | |
Phục vụ | 1941–1945 |
Sử dụng bởi | |
Trận | Thế chiến thứ hai |
Lược sử chế tạo | |
Người thiết kế | Nuffield |
Năm thiết kế | 1939/1940 |
Nhà sản xuất | Nuffield Mechanization & Aero Limited |
Giai đoạn sản xuất | 1940–1943 |
Số lượng chế tạo | 5,300 |
Thông số | |
Khối lượng | 18,8 đến 19,7 tấn Anh (19,1 đến 20,0 t) |
Chiều dài | 20 ft 8.5 in (5.97 m) |
Chiều rộng | 9 ft 1 in (2.77 m) |
Chiều cao | 7 ft 4 in (2,24 m) |
Kíp chiến đấu | Mk III: 3 (Chỉ huy, pháo thủ, lái xe) Mk I, II: 4 or 5 (+ Loader, hull gunner) |
Phương tiện bọc thép | Mk I: 40 mm Mk II: 49, III: 51 |
Vũ khí chính | Mk I, II: QF 2 pdr (40 mm) 110 viên Mk III: QF 6 pdr (57 mm) 65 viên |
Vũ khí phụ | 1 or 2 × súng máy Besa 4,950 viên |
Động cơ | Nuffield Nuffield Liberty Mark II, III, or IV 27-litre V-12 petrol engine 340 bhp (254 kW) at 1,500 rpm |
Công suất/trọng lượng | 17.2–18 hp/tonne |
Hệ truyền động | Nuffield constant mesh 4-speed-and-reverse |
Hệ thống treo | Christie helical spring |
Khoảng sáng gầm | 1 ft 4 in (0.41 m) |
Sức chứa nhiên liệu | 110 Imperial gallons in 3 fuel tanks (+30 auxiliary) |
Tầm hoạt động | 200 mi (322 km) on roads 146 mi (235 km) cross country[1] |
Tốc độ | 26 mph (42 km/h) (road) 15 mph (24 km/h) (off-road) |
Hệ thống lái | Wilson epicyclic steering |
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. |
Xe tăng hành trình Mk VI, hoặc A15 Crusader, là một trong loại xe tăng hành trình của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trong giai đoạn đầu Thế chiến thứ hai và có lẽ là quan trọng nhất của Anh trong Chiến dịch Bắc Phi. Sự cơ động của Crusader đã làm cho nó được yêu thích trong lực lượng tăng thiết giáp Anh và pháo chính 57 mm đã làm cho nó có nhiều ưu thế hơn Panzer III và xe tăng Panzer IV mà nó phải đối mặt trong chiến đấu. Cuối năm 1942, do thiếu nâng cấp, trang bị vũ khí nên việc chiến đấu đã được thay thế bằng xe tăng Cromwell.
Năm 1938, Nuffield Mechanization & Aero Limited thiết kế A16, một chiếc xe tăng hành trình dựa trên hệ thống treo Christie. Nhằm tạo một chiếc xe tăng nhẹ hơn và rẻ hơn, Bộ Tổng tham mưu yêu cầu lựa chọn thay thế. A13 Mk III được thiết kế. Vào năm 1939, Nuffield có cơ hội để tham gia vào việc sản xuất. Tuy nhiên các phiên bản A13 Mk không thành công.
Cả A13 Mk III và A15 thiết kế sử dụng cùng một tháp pháo chính. Tháp pháo là đa giác với các bên dốc để cung cấp tối đa không gian cho tháp pháo. Mùa hè năm 1939, hãng "Naffild" giới thiệu mẫu xe tăng hạng trung A15 với động cơ Nuffield Liberty. Xe tăng này là sự phát triển tiếp sau của A13 Mk III. A 15 có thân dài và thêm một bánh đỡ thứ 5 và được gọi là Crusader Mk I.
Thân "Crusader" có khung với các miếng thép liên kết với nhau bằng bu long. Tháp pháo dạng thấu kính nhiều góc và cạnh. Vũ khí chính gồm pháo 40mm, kíp xe 3 người. Vũ khí phụ là súng máy Besa 7,92mm.
Phiên bản Crusader Mk II không có tháp súng máy, còn giáp đầu xe được gia cố. Crusader Mk III pháo chính được nâng cấp lên pháo 57mm (Ordnance QF 6 pounder)pháo này có hệ thống nạp đạn tự động 2 viên. Tháp pháo hai chỗ ngồi nên trưởng xe phải làm thêm nhiệm vụ nạp đạn. Độ dày giáp Crusader Mk III tăng lên 51mm.
Tại mặt trận Bắc Phi, Mk VI Crusader được sử dụng chiến đấu vào tháng 6 năm 1941. Sau khi Erwin Rommel bao vây Tobruk, quân Anh đã đưa Mk VI Crusader vào giải cứu. Nhưng trong các trận chiến, nhiều Mk VI Crusader đã bị bắn hạ bởi các pháo chống tăng 8.8 cm Flak 18/36/37/41 của Đức, nhưng Mk VI Crusader vược trội hơn Panzer III. Sau một thời gian tác chiến nhiều điểm yếu đã xuất hiện làm cho loại xe tăng này sớm ngưng hoạt động.
Vì thế vào năm 1942, dây chuyền sản xuất loại xe này được dừng hoạt động. Còn các xe đang hoạt động thì được chuyển về và chuyển đổi thành các vũ khí phòng không tự hành, với việc được gắn pháo phòng không Bofors 40 mm. Ngoài ra còn nhiều phiên bản các phương tiện khác như xe kéo pháo vv... sử dụng thân Crusader cũng đã được sản xuất.