Xe tăng siêu nhẹ Carden Loyd

Carden Loyd Tankette
Một chiếc Carden-Loyd Mark VI tại Bảo tàng Swedish
LoạiXe tăng siêu nhẹ
Nơi chế tạoAnh
Lược sử hoạt động
Sử dụng bởiXem chi tiết
TrậnChiến tranh Chaco (Bolivia-Paraguay)
Chiến tranh Pháp-Thái
Chiến tranh mùa đông
Thế chiến thứ hai
Lược sử chế tạo
Người thiết kếCarden-Loyd Tractors Ltd.
Nhà sản xuấtVickers-Armstrong
Giai đoạn sản xuất1927–1935
Số lượng chế tạo450
Thông số (Mark VI)
Khối lượng1,5 tấn Anh (1,5 t) (trọng lượng chiến đấu)
Chiều dài8 ft 1 in (2,46 m)
Chiều rộng6 ft 6,5 in (1,994 m) (bao gồm xích)
Chiều cao4 ft 0 in (1,22 m)
Kíp chiến đấu2

Phương tiện bọc thép6–9 mm (0,24–0,35 in) ở mặt trước
Vũ khí
chính
Súng máy Vickers 0.303 inch
với 1000 viên đạn
Động cơđộng cơ xăng 4 xy-lanh Ford Model T
22.5 mã lực
Hệ truyền độnghộp số Model T 2 cấp
Hệ thống treoBánh đỡ, 4 mỗi bên
Sức chứa nhiên liệu10 ga lông
Tầm hoạt động100 mi (160 km)
Tốc độ30 mph (48 km/h) trên đường bằng.

Xe thiết giáp Carden Loyd là một xe tăng siêu nhẹ của Anh trước và trong thế chiến 2. Nó là một mẫu khá thành công.

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Carden Loyd được sản xuất từ 1927 cho tới 1935. Có khoảng 450 chiếc mọi biến thể đã được xuất xưởng.

Nó được trang bị vũ khí khác nhau tùy biến thể. Thường là mang 1 súng máy. Một số được lắp súng cối.

Các nước sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1929, Ba Lan mua 10 (hoặc 11) chiếc.

Năm 1930, Tiệp Khắc cũng mua 3 chiếc, đồng thời sản xuất theo giấy phép 74 chiếc biến thể Tančík vz. 33.

Liên Xô cũng mua một vài chiếc. Từ các mẫu này, họ thiết kế ra xe tăng siêu nhẹ T-27. Tổng cộng có 3.228 chiếc T-27 được sản xuất trong thời gian 1931-1933.

Bolivia mua khoảng 2 tới 5 chiếc năm 1931.

Nhật Bản cũng mua 6 chiếc. Khi về Nhật, nó được đặt tên là Type 6 Machine Gun Car (カ式機銃車 Ka-shiki Kijūsha).

Italy cũng mua một số xe và sản xuất một số theo giấy phép dưới tên CV-29. Carden Loyd là nguyên mẫu để người Ý thiết kế ra chiếc L3/35 của họ.

Canada mua 12 chiếc trong những năm 1930-1931.

Thái Lan có khoảng 60 chiếc từ các nguồn khác nhau.

Ngoài ra còn một số quốc gia khác sử dụng, như Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Ấn Độ, Trung Quốc (Trung Hoa Dân Quốc)[1], Chile, v.v...

Biến thể mang pháo chống tăng

[sửa | sửa mã nguồn]

Quân đội Bỉ đã nâng cấp vũ khí cho Carden Loyd để tăng khả năng chiến đấu chống tăng. Năm 1931, họ thử nghiệm lắp lên trên xe một khẩu pháo 47 mm Model 1931 anti-tank gun[2] và một mẫu khác là Canon de 76 FRC 76 mm. Tuy nhiên kết quả rất kém. Lực giật của pháo là quá mạnh đối với thân xe[3].

Mặc dù thất bại, nhưng đây là những kinh nghiệm quý giá để quân đội Bỉ thiết kế thành công mẫu T-13 tank destroyer[4] năm 1935.

  1. ^ Takizawa, Akira (1999–2000). “Chinese Nationalist Armour in World War II”. Forgotten Campaign: The Dutch East Indies Campaign 1941–1942. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2016.
  2. ^ “Belgium's Tank Destroyer Tows Gun On Wheels”, Popular Science, 121 (4), tr. 24, tháng 10 năm 1932
  3. ^ "Les véhicules blindés à l'Armée belge 1914-1974 - The armoured vehicles of the Belgian army 1914-1974", Jacques P.
  4. ^ "www.tanks-encyclopedia.com/ww2/Belgium"

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan