Xuất huyết não | |
---|---|
Tên khác | Chảy máu não |
Chụp cắt lớp vi tính phát hiện chảy máu trong não, lỗ rò vào tâm thất bên | |
Khoa/Ngành | Phẫu thuật thần kinh |
Triệu chứng | Đau đầu, yếu một bên người, nôn mửa, co giật, giảm mức độ ý thức và cứng cổ, sốt[1][2] |
Nguyên nhân | Chấn thương sọ não, phình mạch nội sọ, dị dạng động tĩnh mạch, u não[1] |
Yếu tố nguy cơ | Cao huyết áp, bệnh thoái hóa tinh bột, chứng nghiện rượu, sự giảm cholesterol huyết, Thuốc chống đông, dùng cocain[2] |
Phương pháp chẩn đoán | Chụp cắt lớp vi tính[1] |
Chẩn đoán phân biệt | Đột quỵ do thiếu máu cục bộ (Ischemic stroke)[1] |
Điều trị | Quản lý huyết áp, phẫu thuật, dẫn lưu não thất ra ngoài[1] |
Tiên lượng | 20% có kết quả tốt[2] |
Dịch tễ | 2.5 / 10,000 người mỗi năm[2] |
Tử vong | 44% chết sau 1 tháng[2] |
Xuất huyết não (ICH), còn được gọi là chảy máu não, là một loại chảy máu nội sọ xảy ra trong mô não hoặc não thất.[3] Các triệu chứng có thể bao gồm đau đầu, yếu một bên người, nôn mửa, co giật, giảm mức độ ý thức và cứng cổ.[2] Thường các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.[1] Sốt cũng khá phổ biến.[1] Trong nhiều trường hợp chảy máu diễn ra ở cả mô não và não thất.[1]
Nguyên nhân bao gồm chấn thương não, phình động mạch, dị dạng động mạch và khối u não.[1] Các yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với chảy máu tự phát là huyết áp cao và bệnh amyloidosis.[2] Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm nghiện rượu, cholesterol thấp, chất làm loãng máu và sử dụng cocain.[2] Chẩn đoán thường bằng chụp cắt lớp.[1] Các điều kiện khác có thể có triệu chứng tương tự là đột quỵ thiếu máu cục bộ.[1]
Điều trị thường cần được thực hiện trong một đơn vị chăm sóc tích cực.[1] Hướng dẫn khuyến nghị giảm huyết áp xuống tâm thu 140 mmHg.[1][4] Chất làm loãng máu nên được đảo ngược nếu có thể và lượng đường trong máu giữ ở mức bình thường.[1] Phẫu thuật đặt ống dẫn lưu thất có thể được sử dụng để điều trị tràn dịch não nhưng không nên sử dụng corticosteroid.[1] Phẫu thuật để loại bỏ máu là hữu ích trong một số trường hợp.[1]
Chảy máu não ảnh hưởng đến khoảng 2,5 người trên 10000 người mỗi năm.[2] Nó xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới và người già.[2] Khoảng 44% những người bị chảy máu não chết trong vòng một tháng.[2] Kết quả chữa trị tốt xảy ra ở khoảng 20% những người bị ảnh hưởng.[2] Vào năm 1823, đột quỵ đầu tiên được chia thành hai loại chính, chảy máu não và không đủ lưu lượng máu.[5]
<ref>
không hợp lệ: tên “Hem2015” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
<ref>
không hợp lệ: tên “Ca2012” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác