Chu Đình Nghiêm

Chu Đình Nghiêm
Thông tin cá nhân
Tên khai sinh Chu Đình Nghiêm
Ngày sinh 18 tháng 8, 1972 (52 tuổi)
Nơi sinh Thanh Hóa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Vị trí Tiền vệ
Thông tin đội
Đội hiện nay
Hải Phòng (huấn luyện viên)
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
1988–1992 Công an Thanh Hóa
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1992–1994 Công an Thanh Hóa 45 (11)
1994–2001 Nam Định 92 (42)
2001–2003 Hà Nội ACB 32 (9)
2003–2005 Hòa Phát Hà Nội 47 (11)
Sự nghiệp quản lý
Năm Đội
2006–2016 Hà Nội T&T (trợ lý)
2016–2021 Hà Nội
2022– Hải Phòng
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia, chính xác tính đến 12 tháng 4 năm 2021 (UTC)

Chu Đình Nghiêm (sinh ngày 18 tháng 8 năm 1972 tại Thanh Hóa) là một cựu cầu thủ bóng đá người Việt Nam, hiện đang là huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ Hải Phòng.[1]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Chu Đình Nghiêm trưởng thành từ lò đạo tạo của đội bóng đá Công an Thanh Hóa ở giải bóng đá các đội mạnh toàn quốc. Năm 1994, đội bóng xứ Thanh giải thể, ông theo chân Nguyễn Văn Sỹ, Nguyễn Văn Dũng chuyển ra thi đấu cho Nam Định. Sau khi cùng Nam Định thi đấu ở mùa giải V.League đầu tiên, ông chuyển sang thi đấu cho LG.Hà Nội ACBgiải hạng nhất quốc gia từ năm 2001. Năm 2003, sau khi Hà Nội ACB sáp nhập với đội bóng chuyên nghiệp Hàng không Việt Nam, một số cầu thủ của ACB chuyển lên thi đấu tại V.League thì Chu Đình Nghiêm cùng những cầu thủ hạng nhất còn lại được tập hợp lại thành đội bóng mang tên mới Hòa Phát Hà Nội và tiếp tục chơi ở giải hạng nhất quốc gia 2004. Đầu năm 2005, ông chia tay sự nghiệp cầu thủ bóng đá.

Huấn luyện viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội bóng đá Hà Nội T&T được thành lập từ tháng 1 năm 2006 bắt đầu từ giải phong trào.[2] Chu Đình Nghiêm chính thức tham gia công tác huấn luyện tại Hà Nội T&T cùng Triệu Quang Hà ngay từ khi đội bóng bắt đầu hoạt động.[3] Sau khi ông Hà chia tay Hà Nội T&T, Chu Đình Nghiêm tiếp tục làm trợ lý cho những Nguyễn Hữu Thắng, Phan Thanh HùngPhạm Minh Đức.[4] Năm 2016, ông Nghiêm được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ Hà Nội.[5][6]

Ngay lập tức, ông giúp một đội Hà Nội thi đấu bết bát đầu mùa vẫn có thể vô địch vào cuối mùa.[7]

Trong gần 5 năm dẫn dắt Hà Nội, ông giành được 3 chức vô địch V.League 1 (2016, 2018, 2019), 2 Cúp Quốc gia (2019, 2020) và 3 Siêu cúp Quốc gia (2018, 2019, 2020), trở thành huấn luyện viên giàu thành tích nhất lịch sử bóng đá Việt Nam.[8] Đặc biệt là mùa giải 2019, Hà Nội còn đi đến chung kết liên khu vực Cúp AFC 2019 với phong độ cực kỳ thuyết phục.

Đầu tháng 4 năm 2021, Ban lãnh đạo câu lạc bộ Hà Nội thông báo chia tay huấn luyện viên Chu Đình Nghiêm sau chuỗi trận không thành công đầu mùa giải 2021.[9][10] Sau đó, ông chuyển đến dẫn dắt câu lạc bộ Hải Phòng.[11]

Tai tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chu Đình Nghiêm được biết đến nhiều với tính cách nóng nảy, bộc trực trên băng ghế huấn luyện cùng những hành vi, phát ngôn thiếu kiềm chế.[12] Điều này khiến ông nhiều lần phải chịu điều tiếng, thậm chí còn phải nhận án phạt xuất phát từ những hành động bột phát đó. Một trong những lần ông bị phạt là án kỷ luật đình chỉ làm nhiệm vụ 2 trận của Liên đoàn bóng đá Việt Nam sau khi ông hăm dọa cầu thủ của đội FLC Thanh Hóa và làm gián đoạn trận đấu giữa chủ nhà Thanh Hóa gặp Hà Nội T&T tại vòng 6 V.League 1 2014.[13]

Cảm hứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một buổi phỏng vấn vào năm 2016, khi được hỏi về nguồn gốc của bút danh "Chu Đình Ngạn" được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sử dụng trong các bài viết bình luận bóng đá của mình, ông cho biết:

"Hồi đó có một cầu thủ tên Chu Đình Nghiêm (hiện nay anh làm huấn luyện viên cho đội Hà Nội T&T), tôi thích cái họ này nên lấy nó đặt bút danh cho mình, còn Ngạn là nhân vật tôi yêu mến trong truyện Mắt biếc. Thế là tên Chu Đình Ngạn ra đời chứ có gì đâu!"[14]

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Huấn luyện viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Hà Nội
Cá nhân

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Dinh Nghiem Chu”.
  2. ^ Mạnh Duy (19 tháng 6 năm 2007). “Triệu Quang Hà: Tơ lòng chưa dứt”. Báo Người lao động.
  3. ^ VFF (20 tháng 2 năm 2006). “Cựu cầu thủ bước vào kinh doanh bóng đá: Giấc mơ Quang Hà”. Liên đoàn bóng đá Việt Nam.
  4. ^ “HLV Chu Đình Nghiêm: Người quê giữa chốn thị thành”. Báo điện tử Zing News. 19 tháng 9 năm 2016.
  5. ^ Ban thể thao VTV (17 tháng 3 năm 2016). “Hà Nội T&T "trảm" HLV Phạm Minh Đức sau chuỗi thành tích bết bát”. Báo điện tử VTV News.
  6. ^ Minh Hải (17 tháng 3 năm 2016). “HN.T&T bổ nhiệm phó tướng Chu Đình Nghiêm vào ghế nóng”. Báo bóng đá. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2016.
  7. ^ Quốc Bảo (18 tháng 9 năm 2016). “Hà Nội T & T đăng quang nghẹt thở V.League 2016”. Báo điện tử Zing News.
  8. ^ “Chu Đình Nghiêm, HLV thành công nhất lịch sử bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam”. Báo Bóng đá. 3 tháng 4 năm 2021.
  9. ^ “HLV Chu Đình Nghiêm chia tay CLB Hà Nội”. Báo Nhân dân. 4 tháng 4 năm 2021.
  10. ^ Ngô Nhung (3 tháng 4 năm 2021). “HLV Chu Đình Nghiêm bất ngờ chia tay CLB Hà Nội”. Báo Người lao động.
  11. ^ “HLV Chu Đình Nghiêm nói lý do chọn dẫn dắt câu lạc bộ Hải Phòng”. Báo Lao động. 18 tháng 10 năm 2021.
  12. ^ “HLV Chu Đình Nghiêm: Nóng tính, tự trọng nghề nghiệp và ham vui”. Báo Lao động. 30 tháng 6 năm 2020.
  13. ^ Nguyễn Tùng (25 tháng 2 năm 2014). “Trợ lý HLV hăm dọa đối thủ bị đình chỉ hai trận”. VnExpress.
  14. ^ “Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: Từng đứng dưới lòng kênh xem bóng đá”.