HMS Perseus (R51)

Tàu sân bay HMS Perseus (R51)
Lịch sử
Anh Quốc
Xưởng đóng tàu Vickers-Armstrongs trên sông Tyne
Đặt lườn 1 tháng 1 năm 1943
Hạ thủy 26 tháng 3 năm 1944
Hoạt động 19 tháng 10 năm 1945
Ngừng hoạt động 1957
Số phận Bị tháo dỡ năm 1958
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu sân bay Colossus
Trọng tải choán nước 13.600 tấn [1]
Chiều dài 212 m (695 ft 6 in)[1]
Sườn ngang 24,4 m (80 ft)[1]
Mớn nước 7,2 m (23 ft 7 in)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hộp số hơi nước Parsons
  • 4 × nồi hơi Admiralty
  • 2 × trục
  • công suất: 40.000 mã lực (29,8 MW)
Tốc độ 46 km/h (25 knot)[1]
Tầm xa 22.000 km (12.000 hải lý) ở tốc độ 26 km/h (14 knot) [2]
Thủy thủ đoàn 1.300
Máy bay mang theo 48

HMS Perseus (R51) là một tàu sân bay thuộc lớp Colossus của Hải quân Hoàng gia Anh. Được hoàn thành và đưa ra hoạt động khi Chiến tranh Thế giới thứ hai đã kết thúc, HMS Perseus được cải biến thành một tàu bảo trì máy bay, tham gia thử nghiệm máy phóng và phục vụ vận chuyển. Nó được cho ngừng hoạt động vào năm 1957 và bị tháo dỡ vào năm 1958.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Perseus được đặt lườn vào ngày 1 tháng 1 năm 1943 bởi hãng đóng tàu Vickers Armstrong trên sông Tyne. Giống như trường hợp của chiếc HMS Pioneer, thiết kế của Perseus được thay đổi trong quá trình chế tạo để trở thành một tàu bảo trì máy bay. Nó được hạ thủy vào ngày 26 tháng 3 năm 1944, và đưa ra hoạt động vào ngày 19 tháng 10 1945, và do đó đã lỡ mất cơ hội phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1949, Perseus phục vụ như một tàu thử nghiệm cho một trong những phát minh quan trọng nhất được áp dụng trên mọi tàu sân bay thông thường hiện đại: máy phóng thủy lực. Một lần nữa cùng với Pioneer, Perseus trở thành một tàu sân bay vận chuyển máy bay vào năm 1953, chuyên chở chúng đến Anh Quốc và Viễn Đông. Tuy nhiên so với chiếc tàu chị em, Perseus tồn tại một vài năm lâu hơn trong phục vụ, được tái trang bị vào năm 1955 trước khi được đưa về lực lượng dự bị vào năm 1957 và được bán để tháo dỡ vào năm 1958.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Ireland, Bernard (2007). Aircraft Carriers of the World. Southwater. tr. 125. ISBN 9781844763634.
  2. ^ “French Navy - Arromanches”. Damien Allard. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2002. Truy cập 12 tháng 5 năm 2008.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]