Mũ phù thủy (Witch hat) là một kiểu mũ thường được các phù thủy châu Âu được đội trong những mô tả trong văn hóa đại chúng, chiếc mũ của phù thủy được đặc trưng bằng một chóp nhọn và một vành rộng, thường có màu đen (ngụ ý gắn với ma thuật đen). Ngày nay, mũ phù thủy là phụ kiện không thể thiếu trong mùa Halloween vì hình ảnh bà phù thủy với chiếc mũ chóp nhọn cùng cây chổi rơm xuyên suốt chiều dài lịch sử đã trở thành một phần của lễ Halloween. Phong cách nguyên bản mũ phù thủy với màu đen và chóp nhọn, sau này được cách điệu thành mũ phù thủy chóp cong, mũ phù thủy ngôi sao, mũ phù thủy có quấn duy băng.
Nguồn gốc của chiếc mũ phù thủy được trưng bày ngày nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Một giả thuyết cho rằng hình ảnh này xuất phát từ chủ nghĩa bài Do Thái cụ thể là vào năm 1215, Công đồng Lateranô IV đã ban hành một sắc lệnh rằng tất cả người Do Thái phải đội mũ nhận dạng, một chiếc mũ nhọn được gọi là Mũ Do Thái (Judenhat) nên từ đó có khả năng, kiểu mũ này sau đó được kết hợp với ma thuật đen (tà thuật), sự tôn thờ Satan, bói toán và các hành vi khác mà người Do Thái đã bị gán cho[1] Một giả thuyết cho rằng hình ảnh chiếc mũ phù thủy nguyên mẫu được phát sinh ra từ thành kiến chống lại Giáo Hữu Hội (Quaker). Mặc dù những chiếc mũ do chính những người Giáo Hữu Hội đội theo truyền thống thì không có phần mũi nhọn, nhưng những chiếc mũ Giáo Hữu Hội vẫn là tâm điểm của cuộc tranh cãi về văn hóa, và có thể hình dung được rằng phản ứng dữ dội của Thanh giáo chống lại Giáo Hữu Hội vào giữa thế kỷ 18 đã góp phần khiến mũ trở thành một phần của biểu tượng của ma quỷ[1]
Tuy nhiên, một giả thuyết khác cho rằng mũ phù thủy có nguồn gốc là mũ Alewife vốn là một loại mũ đội đầu đặc biệt được những phụ nữ nấu bia tại nhà để bán. Theo gợi ý này, những chiếc mũ này mang ý nghĩa tiêu cực khi ngành công nghiệp sản xuất bia vốn do nam giới chi phối kiểm soát đã cáo buộc các bà chủ bán bia ăn gian khi pha loãng nồng độ bia để kiếm lời hoặc chất lượng bia ô nhiễm. Cùng với sự nghi ngờ chung rằng những phụ nữ có kiến thức về thảo mộc học đang làm việc trong một lãnh địa huyền bí, chiếc mũ này có thể có liên quan đến phép thuật phù thủy[2]. Cuốn tiểu thuyết năm 1900 của Frank Baum có tên là The Wonderful Wizard of Oz có các hình minh họa mô tả Wicked Witch of the West đội nón hình chóp nón cao[3] và phụ kiện thời trang này đã được chuyển thể trong bộ phim The Wizard of Oz năm 1939, trong đó Wicked Witch do nữ diễn viên Margaret Hamilton thủ vai.