Halloween

Halloween
Halloween
Bí ngô Jack-o'-latern, một trong những biểu tượng của lễ hội Halloween
Tên gọi khácHallowe'en
Allhallowe'en
All Hallows' Eve
All Saints' Eve
Đêm vọng Lễ Chư Thánh
Cử hành bởiKitô hữu Tây phương và nhiều người khác trên thế giới
Ngày31 tháng 10
Hoạt độngHóa trang, "trick-or-treat", đốt lửa trại, tiên đoán, đớp táo
Cử hànhDự lễ, cầu nguyện, canh thức
Liên quan đếnLễ Các Thánh, Lễ Các Đẳng, Samhain, Ngày Cải cách Tin Lành, Día de Muertos, Khamis al-Amwat, Totensonntag, Lễ Giáng sinh Xanh

Halloween (viết rút gọn từ từ "All Hallows' Eve" - Đêm trước Lễ các Thánh) là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, vào buổi tối trước Lễ Các Thánh trong Kitô giáo Tây phương. Đây là ngày bắt đầu Tam nhật Các Thánh (Allhallowtide)[1] – khoảng thời gian trong năm phụng vụ dành để tưởng nhớ những người đã chết, gồm các vị thánh, các vị tử đạo và tất cả các tín hữu trung kiên đã qua đời.[2][3] Trọng tâm theo truyền thống của Halloween xoay quanh chủ đề sử dụng "sự hài hước và chế giễu để đối đầu với quyền lực của cái chết".[4]

Cách nhìn phổ biến cho rằng nhiều truyền thống của Halloween bắt nguồn từ các lễ hội thu hoạch của người Celt mà có thể mang nguồn gốc ngoại giáo, đặc biệt là lễ hội Samhain của người Gael, và rằng lễ hội này đã được Giáo hội thời sơ khởi Kitô giáo hóa.[5][6][7][8][9] Tuy nhiên, một số nhà hàn lâm cho thấy rằng Halloween phát triển độc lập với Samhain và chỉ có nguồn gốc Kitô giáo.[10][11][12][13]

Các hoạt động phổ biến trong lễ hội Halloween là trick-or-treat (trẻ con hoá trang đến gõ cửa nhà hàng xóm để xin bánh kẹo), dự tiệc hóa trang, đốt lửa, khắc bí ngô để tạo thành jack-o'-lantern, đớp táo, các trò đùa cợt, xem phim hoặc kể chuyện kinh dị. Ở nhiều nơi trên thế giới, những cử hành Kitô giáo trong ngày lễ Halloween như tham dự lễ nhà thờ và thắp nến trên các ngôi mộ, vẫn còn phổ biến,[14][15][16] mặc dù ở các nơi khác, Halloween là một ngày hội mang tính thế tục và thương mại nhiều hơn.[17][18][19] Trong lịch sử, một số người Kitô giáo từng kiêng thịt vào đêm Vọng lễ Các Thánh,[20][21] một truyền thống dẫn đến thói quen ăn những loại thực phẩm nhất định vào đêm canh thức này, bao gồm táo, bánh kếp khoai tâybánh linh hồn.[21][22][23]

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi Halloween hay Hallowe'en có niên đại từ khoảng năm 1745[24] và có nguồn gốc Kitô giáo.[25] Từ "Halloween" có nghĩa là buổi tối các thánh.[26] Đây là viết tắt từ thuật từ tiếng Scotland Allhallow-even hay Hallow-e'en, tức All Hallows' Eve trong tiếng Anh (nghĩa là buổi tối vọng Lễ Chư Thánh).[27][28] Trong tiếng Scotland, từ even hay e'en có nghĩa là chiều tối. Theo thời gian, Hallow e'en trở thành Halloween.

Một số báo chí Việt Nam còn gọi lễ hội hóa trang này là "Ma lộ hình" hoặc "Hóa lộ quỷ", mô phỏng cách phát âm tiếng Anh và gọi ngắn gọn là Lễ hội ma.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Trong đêm Vọng lễ Chư Thánh tại một số nơi trên thế giới, các Kitô hữu tới viếng thăm nghĩa trang để cầu nguyện cho người đã khuất, đặt hoa và nến trên mộ phần người thân yêu.[29]

Nhiều tập tục Halloween ngày nay được cho là chịu ảnh hưởng từ thực hành dân gian của người Celt. Trong số đó, có liên quan nhiều nhất là lễ hội Samhain, tiếng Ireland cổ nghĩa là "kết thúc mùa hè", mừng vụ thu hoạch và đánh dấu sự chuyển mùa. Cho dù có thể mang các yếu tố Pagan giáo không thể phân biệt rạch ròi nhưng Halloween là lễ hội có nguồn gốc Kitô giáo.[30]

Halloween là buổi tối áp lễ Các Thánh ngày 1 tháng 11, theo sau đó là lễ Các Đẳng Linh hồn ngày 2 tháng 11. Ba ngày này được nhóm chung thành Tam nhật Các Thánh, là thời gian dành để tôn kính các thánh nhân và cầu nguyện cho những linh hồn chưa lên thiên đàng. Từ thời Giáo hội sơ khởi,[31] các ngày lễ lớn (như Giáng sinh, Phục sinh và Hiện xuống) đều có cử hành buổi canh thức vào tối hôm trước và lễ Các Thánh cũng như vậy.[32] Ngày lễ Các Thánh, kính nhớ tất cả các thánh nói chung, được các Giáo hội ấn định khác nhau. Một số như AntiochiaConstantinopolis chọn Chủ nhật đầu tiên sau lễ Hiện xuống, Đông Syria thì chọn Thứ Sáu sau lễ Phục sinh. Thánh Ephrem đề cập rằng tại Edessa cử hành vào ngày 13 tháng 5. Giáo hoàng Bônifaciô IV thánh hiến Đền Pantheon dâng kính Thánh Maria và Chư vị Tử đạo cũng vào ngày này.[33]

Việc ấn định ngày 1 tháng 11 trong Giáo hội Tây phương như ngày nay khởi đầu với việc Giáo hoàng Grêgôriô III (731–741) cung hiến một nhà nguyện tại Đền Thánh Phêrô để tôn vinh toàn thể các thánh.[34] Mặc dù đã khá phổ biến dưới thời Charlemagne nhưng đến năm 835 ngày lễ này mới chính thức được ấn định khắp Đế quốc Frank theo một sắc chỉ do Louis Mộ Đạo ban hành, với sự thúc đẩy của Giáo hoàng Grêgôriô IV. Việc chọn ngày 1 tháng 11 thay vì 13 tháng 5 được cho là phần nào đó dựa trên tính thực tiễn để đảm bảo lương thực và y tế cho lượng lớn người hành hương tới Roma.[35]

Lễ Các Thánh được đặt làm lễ buộc trong khắp Tây Âu; nhiều truyền thống trong Tam nhật Các Thánh được phát triển như rung chuông nhà thờ, cầu nguyện cho các linh hồn đang thanh tẩy trong luyện ngục, làm bánh linh hồn ("soul cakes") và chia sẻ cho trẻ em và người nghèo. Vào ngày áp lễ Các Thánh, tại Ireland có tục lệ gõ đập nồi niêu để các linh hồn chịu phạt trong hỏa ngục biết rằng họ không bị quên đi. Tại Pháp, người ta vẽ các bức họa vũ điệu của cái chết (danse macabre) để nhắc nhở về sự phù vân của cuộc đời trần thế. Chủ đề này còn được tái hiện trong các đám rước ở làng và các vở vũ kịch dành cho quý tộc, tại đó người ta hóa trang thành thi hài của nhiều giai tầng xã hội.

Trong thời Cải cách Tin Lành, giáo lý về luyện ngục bị phản đối, do vậy một số tập tục của Halloween bị bãi bỏ. Tại các thuộc địa Bắc Mỹ, trong khi người Anh giáo tại miền Nam và người Công giáo tại Maryland công nhận Lễ Vọng Các Thánh trong lịch phụng vụ thì người Thanh giáo vùng New England chống đối ngày lễ này và các lễ kỷ niệm khác, như Lễ Giáng sinh. Lễ hội Halloween kể từ đầu thế kỷ 19 mang nhiều đặc tính Mỹ, pha trộn và phát triển từ các tục lệ của dân nhập cư, trong khi đó có những tập tục lại bị lãng quên ngay tại nguồn gốc của chúng là châu Âu.[13] Tuy nhiên, so với châu Âu, các truyền thống tôn giáo của Halloween tại Bắc Mỹ bị phai nhạt nhiều hơn.[17] Ngày nay ở nhiều nơi, Halloween chủ yếu mang tính thế tục, giải trí và thương mại.[18][19][36]

Biểu tượng

[sửa | sửa mã nguồn]
Một ngôi nhà trang trí Halloween, Pennsylvania

Các biểu tượng liên quan đến Halloween được hình thành và phát triển theo thời gian. Ví dụ: Bí ngô được khoét rỗng thành những chiếc đèn lồng hình mặt quỷ, bên trong cắm 1 cây nến như là một cách tưởng nhớ các linh hồn đang chịu tội. Củ cải vốn được sử dụng ở IrelandScotland vào dịp Halloween. Những người nhập cư Bắc Mỹ sử dụng bí ngô, thứ sẵn có và lớn hơn nhiều, giúp cho việc khắc trở nên dễ dàng hơn. Truyền thống chạm khắc bí ngô của Mỹ (được ghi lại vào năm 1837) có liên quan tới thời gian thu hoạch nói chung, chỉ trở nên quen thuộc vào giữa đến cuối thế kỷ 19.

Các hình ảnh của Halloween có nguồn gốc từ nhiều nguồn, bao gồm cả thuyết mạt thế, phong tục tập quán, văn học hư cấu Gothic và văn học kinh dị (chẳng hạn như các tiểu thuyết FrankensteinDracula), và phim kinh dị kinh điển (chẳng hạn như FrankensteinThe Mummy). Hình ảnh đầu lâu, theo truyền thống của Công giáo, có ý nghĩa như là một sự nhắc nhở về cái chết và tính không bền vững của đời người, từ đó, đầu lâu trở thành hình ảnh thường thấy trong lễ Halloween. Vào dịp này, các ngôi nhà thường được trang trí bằng các biểu tượng có liên quan đến mùa thu như bù nhìn, bí ngô, vỏ ngô với chủ đề chính là về cái chết, quỷ dữ, quái vật thần thoại. Màu sắc chủ đạo là đen và da cam, đôi khi là tím.

Trick-or-treat

[sửa | sửa mã nguồn]

Trick-or-treat là một phong tục cho trẻ em vào đêm Halloween. Trẻ em trong trang phục Halloween và xách theo một túi đựng kẹo đi từ nhà này sang nhà khác đòi kẹo, đôi khi đòi tiền bạc với câu hỏi: "Trick-or-treat?" (thường dịch là "lừa hay lộc" hoặc "cho kẹo hay bị ghẹo"). Những đứa trẻ sẽ nghịch ngợm, chọc phá chủ nhà hoặc tài sản của họ nếu họ không cho kẹo.

Cô gái trong trang phục Halloween năm 1928 tại Ontario, Canada, tỉnh cùng nơi mà phong tục Halloween guising gốc Scotland được ghi nhận lần đầu tại Bắc Mỹ

Ở Anh từ thời kỳ Trung Cổ[37] cho đến những năm 1930,[38] người ta thực hiện phong tục Kitô giáo của souling vào ngày Halloween, bao gồm các nhóm linh hồn, cả Tin lành và Công giáo,[12] đi từ giáo xứ này đến giáo xứ khác, xin bánh hồn từ người giàu, đổi lại là cầu nguyện cho linh hồn của người tặng và bạn bè của họ.[39]Philippines, phong tục linh hồn được gọi là Pangangaluluwa và được thực hiện vào Đêm Các Thánh giữa các trẻ em ở các vùng nông thôn. Mọi người bọc thân mình bằng áo màu trắng để tượng trưng cho linh hồn và sau đó đến nhà các hộ gia đình, nơi họ hát và đổi lại là sự cầu nguyện và kẹo.

ScotlandIreland, guising – trẻ em mặc trang phục và đi từ cửa này đến cửa khác để xin thức ăn hoặc tiền là một phong tục truyền thống của Halloween.[40] Nó được ghi nhận tại Scotland vào Halloween năm 1895, khi những người mặc trang phục và đeo đèn lồng làm bằng củ cải, đến các nhà để được thưởng bằng bánh, hoa quả và tiền.[41][42] Ở Ireland, cụm từ phổ biến nhất mà trẻ con thường hò reo (cho đến những năm 2000) là "Help the Halloween Party".[40] Phong tục guising tại Bắc Mỹ vào Halloween được ghi nhận lần đầu vào năm 1911, khi một báo ở Kingston, Ontario, Canada, báo cáo về việc trẻ em đi "guising" xung quanh khu vực.[43]

Nhà sử học và tác giả người Mỹ Ruth Edna Kelley đến từ Massachusetts đã viết cuốn sách lịch sử dài đầu tiên về Halloween tại Hoa Kỳ; The Book of Hallowe'en (1919), và đề cập đến phong tục souling trong chương "Hallowe'en in America".[44] Trong cuốn sách của bà, Kelley đề cập đến các phong tục đến từ xa xôi trên đại dương; "Người Mỹ đã nuôi dưỡng chúng, và biến đây thành một trong những ngày tốt đẹp nhất ở nước ngoài. Tất cả các phong tục Halloween tại Hoa Kỳ đều được mượn trực tiếp hoặc điều chỉnh từ các nước khác".[45]

Trong khi tài liệu tham khảo đầu tiên về "ngụy trang" ở Bắc Mỹ xảy ra vào năm 1911, một tài liệu tham khảo khác về nghi lễ ăn xin vào ngày Halloween xuất hiện, không rõ địa điểm, vào năm 1915, với một tài liệu tham khảo thứ ba ở Chicago vào năm 1920.[46]  Việc sử dụng sớm nhất được biết đến trong bản in của thuật ngữ "trick or treat" xuất hiện vào năm 1927, trên Blackie Herald, Alberta, Canada.[47]

Lòng thùng ô tô tại sự kiện trunk-or-treat tại Nhà thờ St. John Lutheran và Trung tâm Học tập Sớm ở Darien, Illinois

Hàng nghìn thiệp Halloween được sản xuất từ đầu thế kỷ 20 đến những năm 1920 thường hiển thị trẻ em nhưng không phải là trick-or-treating.[48] Trick-or-treating dường như không trở thành một phong tục phổ biến ở Bắc Mỹ cho đến những năm 1930, với sự xuất hiện đầu tiên của thuật ngữ này vào năm 1934 tại Hoa Kỳ,[49] và việc sử dụng lần đầu tiên trong một xuất bản quốc gia vào năm 1939.[50]

Một biến thể phổ biến của trick-or-treating, được gọi là trunk-or-treating (hoặc Halloween tailgating), khi "trẻ em được cung cấp bánh kẹo từ các lòng thùng xe ô tô đậu trong bãi đỗ xe của nhà thờ", hoặc đôi khi là bãi đỗ xe của một trường học.[51] Trong một sự kiện trunk-or-treat, người ta trang trí lòng thùng (hoặc cốp) của mỗi chiếc xe ô tô với một chủ đề cụ thể,[52] như các tác phẩm văn học dành cho trẻ em, phim ảnh, kinh thánh, và các vai trò công việc.[53] Trunk-or-treating đã trở nên phổ biến do được coi là an toàn hơn việc đi từ cửa này đến cửa khác, điều này rất phù hợp với phụ huynh, cũng như việc nó "giải quyết vấn đề nông thôn trong đó các ngôi nhà [cách nhau] một nửa dặm".[54][55]

Trang phục

[sửa | sửa mã nguồn]
Halloween ở Hà Lan

Trang phục Halloween truyền thống dựa trên hình tượng của các nhân vật siêu nhiên như quái vật, ma quỷ, bộ xương, phù thủy,... Theo thời gian, việc lựa chọn trang phục bao gồm các nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết, người nổi tiếng, và các nguyên mẫu chung chung như ninjacông chúa. Hóa trang trở nên phổ biến ở Scotland vào cuối thế kỷ 19 và tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20. Trang phục Halloween xuất hiện lần đầu tiên trong các cửa hàng những năm 1930 khi nghệ thuật hoá trang đã trở nên phổ biến tại Hoa Kỳ. Người Celt cổ xưa tin rằng ranh giới giữa thế giới này và các thế giới khác trở nên mong manh vào dịp Samhain. Vào ngày này, những linh hồn được cho phép (cả hai loại vô hại và có hại) đi qua. Linh hồn của ông bà tổ tiên được mời vào nhà, còn các linh hồn xấu thì bị chặn lại. Người ta tin rằng cách để tránh khỏi những linh hồn độc ác là nên mặc trang phục và đeo mặt nạ. Mục đích của họ là để ngụy trang mình thành một linh hồn tà ác khác và do đó tránh bị làm hại. Ở Scotland, các linh hồn thường xuất hiện dưới hình dạng những người đàn ông trẻ mặc áo trắng đeo mặt nạ, được che khuất hoặc được bôi đen khuôn mặt. Samhain cũng là lúc để dự trữ thực phẩm và để giết mổ gia súc cho các cửa hàng mùa đông. Lửa hội cũng đóng góp một phần lớn trong các lễ hội. Tất cả các đống lửa khác bị dập tắt và mỗi nhà thắp sáng lò sưởi của họ từ lửa trại. Xương gia súc đã bị giết mổ được ném vào đống lửa hội. Đôi khi hai đống lửa sẽ được nhóm gần nhau, và mọi người cùng gia súc của họ sẽ đi giữa chúng như là một nghi thức tẩy rửa. Thông thường, vào ngày Halloween, trang phục loài dơi thường xuất hiện nhiều nhất nhưng cũng có nhiều nhân vật khác được người ta chọn để hóa trang.

Trò chơi và các hoạt động khác

[sửa | sửa mã nguồn]
Chơi trò "Trick-or-treat" tại Thụy Điển

Có rất nhiều trò chơi truyền thống trong Halloween. Một trò chơi phổ biến là dunking, hay còn gọi là apple bobbing, trong đó, có những quả táo nổi trong bồn tắm hoặc chậu nước lớn và những người tham gia phải sử dụng răng của họ để gắp 1 quả táo. Một biến thể của dunking liên quan đến quỳ trên một chiếc ghế, giữ một cái dĩa (nĩa) giữa hai hàm răng và cố gắng để thả chúng vào một quả táo. Một trò chơi phổ biến liên quan đến việc treo bánh nướng được phủ mật mía hoặc bao xi-rô lên cây bằng dây và người chơi phải ăn mà không cần sử dụng tay, và điều này chắc chắn sẽ khiến người tham gia trò chơi có một khuôn mặt dính đầy siro.

Một số trò chơi truyền thống chơi tại Halloween là hình thức bói toán. Một hình thức truyền thống tại Scotland là việc bói toán tìm vợ hoặc chồng tương lai của một người: trước tiên gọt vỏ một quả táo thành một dải dài, sau đó quăng vỏ qua vai. Khi vỏ táo rơi xuống đất nó sẽ có hình dạng của chữ cái đầu tiên trong tên vợ hoặc chồng tương lai. Phụ nữ chưa lập gia đình đã nói rằng nếu họ ngồi trong phòng tối và nhìn vào gương vào đêm Halloween, khuôn mặt người chồng tương lai của họ sẽ xuất hiện trong gương. Tuy nhiên, nếu họ chết trước khi kết hôn, một hộp sọ sẽ xuất hiện. Hình thức đó xuất hiện nhiều trên các thiệp chúc mừng từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Một trò chơi / mê tín dị đoan được hưởng ứng trong đầu những năm 1900 liên quan đến vỏ quả óc chó. Mọi người sẽ viết các tài sản bằng sữa trên giấy trắng. Sau đó giấy được gấp lại và đặt trong vỏ quả óc chó. Khi vỏ được làm nóng, sữa sẽ chuyển màu nâu do đó những dòng chữ sẽ xuất hiện trên những tờ giấy trắng. Mọi người cũng sẽ đóng vai thầy bói. Để chơi trò này, biểu tượng được cắt ra giấy và đặt trên một đĩa. Một người nào đó sẽ nhập vào một phòng tối và được lệnh đặt bàn tay của mình trên một tảng băng, sau đó đặt nó trên đĩa. "Tài sản" của cô sẽ dính vào tay. Biểu tượng giấy bao gồm: ký hiệu đô la, sự giàu có, nút, độc thân, thimble-spinsterhood, kẹp áo nghèo, gạo, đám cưới, dù cuộc hành trình, rắc rối, 4 lá cỏ ba lá may mắn, tài sản, hôn nhân sớm và nổi tiếng.

Kể câu chuyện ma và xem phim kinh dị Halloween. Tập phim của series truyền hình và đặc biệt theo chủ đề Halloween (đặc biệt thường dành cho trẻ em) thường được phát sóng vào ngày hoặc trước khi kỳ nghỉ, trong khi bộ phim kinh dị mới thường được phát hành rạp trước khi kỳ nghỉ để tận dụng lợi thế của không khí ngày lễ.

Những món ăn truyền thống

[sửa | sửa mã nguồn]
Barmbrack, bánh mì nho khô

Ngày lễ Halloween có những món ăn truyền thống, mang ý nghĩa riêng như kẹo táo, bánh linh hồn, súp bí đỏ, táo caramel, ngô ngọt, barnbrack, colcannon...

Lễ Vọng Các Thánh tại một nhà thờ Giám nhiệm

Theo truyền thống, Halloween được Kitô giáo cử hành với lễ canh thức. Các Kitô hữu chuẩn bị cho ngày Lễ Các Thánh hôm sau bằng việc ăn chay, cầu nguyện. Sau buổi lễ thường là các hoạt động hội hè, giải trí phù hợp. Người ta cũng thăm viếng nghĩa trang, thắp nến và hoa. Anh giáo vẫn duy trì truyền thống từ Công giáo, trong khi một số hệ phái Tin Lành khác thường kỷ niệm dịp này là Ngày Cải cách Kháng nghịMartin Luther đã công khai 95 luận đề vào lễ Vọng Các Thánh. Học sinh nhiều trường học Công giáo tổ chức hóa trang thành các nhân vật Kinh Thánh hay các Thánh nhân. Các tín hữu Chính thống giáo Đông phương cử hành Lễ Các Thánh không cùng ngày với Tây phương mà là vào Chúa nhật đầu tiên sau lễ Ngũ Tuần, thường rơi vào tháng Năm. Với ngày Halloween của Tây phương, Chính thống giáo khuyến nghị cử hành giờ kinh chiều hoặc lễ khẩn cầu các Thánh.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Tudor Hallowtide”. National Trust for Places of Historic Interest or Natural Beauty. 2012. Hallowtide covers the three days – 31 October (All-Hallows Eve or Hallowe'en), 1 November (All Saints) and 2 November (All Souls).
  2. ^ Hughes, Rebekkah (ngày 29 tháng 10 năm 2014). “Happy Hallowe'en Surrey!” (PDF). The Stag. University of Surrey. tr. 1. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2015. Halloween or Hallowe'en, is the yearly celebration on October 31st that signifies the first day of Allhallowtide, being the time to remember the dead, including martyrs, saints and all faithful departed Christians.
  3. ^ Don't Know Much About Mythology: Everything You Need to Know About the Greatest Stories in Human History but Never Learned (Davis), HarperCollins, page 231
  4. ^ Portaro, Sam (ngày 25 tháng 1 năm 1998). A Companion to the Lesser Feasts and Fasts. Cowley Publications. tr. 199. ISBN 1461660513. All Saints' Day is the centerpiece of an autumn triduum. In the carnival celebrations of All Hallows' Eve our ancestors used the most powerful weapon in the human arsenal, the power of humor and ridicule to confront the power of death. The following day, in the commemoration of All Saints, we gave witness to the victory of incarnate goodness embodied in remarkable deeds and doers triumphing over the misanthropy of darkness and devils. And in the commemoration of All Souls we proclaimed the hope of common mortality expressed in our aspirations and expectations of a shared eternity. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  5. ^ “BBC – Religions – Christianity: All Hallows' Eve”. British Broadcasting Corporation (BBC). 2010. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2011. It is widely believed that many Hallowe'en traditions have evolved from an ancient Celtic festival called Samhain which was Christianised by the early Church.
  6. ^ "Halloween." History.com. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2013.
  7. ^ Merriam-Webster's Encyclopædia of World Religions. Merriam-Webster. 1999. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2011. Halloween, also called All Hallows' Eve, holy or hallowed evening observed on October 31, the eve of All Saints' Day. The pre-Christian observances influenced the Christian festival of All Hallows' Eve, celebrated on the same date.
  8. ^ Nicholas Rogers (2002). Halloween: From Pagan Ritual to Party Night. Oxford University Press. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2011. Halloween and the Day of the Dead share a common origin in the Christian commemoration of the dead on All Saints' and All Souls' Day. But both are thought to embody strong pre-Christian beliefs. In the case of Halloween, the Celtic celebration of Samhain is critical to its pagan legacy, a claim that has been foregrounded in recent years by both new-age enthusiasts and the evangelical Right.
  9. ^ Austrian information. 1965. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2011. The feasts of Hallowe'en, or All Hallows Eve and the devotions to the dead on All Saints' and All Souls' Day are both mixtures of old Celtic, Druid and other heathen customs intertwined with Christian practice.
  10. ^ “BBC – Religions – Christianity: All Hallows' Eve”. British Broadcasting Corporation (BBC). 2010. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2011. The Oxford Dictionary of World Religions also claims that Hallowe'en "absorbed and adopted the Celtic new year festival, the eve and day of Samhain". However, there are supporters of the view that Hallowe'en, as the eve of All Saints' Day, originated entirely independently of Samhain and some question the existence of a specific pan-Celtic religious festival which took place on 31st October/1st November.
  11. ^ Rogers, Nicholas (2003). Halloween: From Pagan Ritual to Party Night. Oxford University Press. tr. 22. ISBN 9780195168969. Festivals commemorating the saints as opposed to the original Christian martyrs appear to have been observed by 800. In England and Germany, this celebration took place on 1st November. In Ireland, it was commemorated on 20th April, a chronology that contradicts the widely held view that the November date was chosen to Christianize the festival of Samhain. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  12. ^ a b Mosteller, Angie. “Is Halloween Pagan in Origin?”. celebratingholidays.com. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Mosteller” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  13. ^ a b Thompson, Augustine. “The Catholic Origins of Halloween”. ucatholic.com.
  14. ^ Skog, Jason (2008). Teens in Finland. Capstone. tr. 31. ISBN 9780756534059. Most funerals are Lutheran, and nearly 98 percent of all funerals take place in a church. It is customary to take pictures of funerals or even videotape them. To Finns, death is a part of the cycle of life, and a funeral is another special occasion worth remembering. In fact, during All Hallow's Eve and Christmas Eve, cemeteries are known as valomeri, or seas of light. Finns visit cemeteries and light candles in remembrance of the deceased.
  15. ^ “All Hallows Eve Service” (PDF). Duke University. ngày 31 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2014. About All Hallows Eve: Tonight is the eve of All Saints Day, the festival in the Church that recalls the faith and witness of the men and women who have come before us. The service celebrates our continuing communion with them, and memorializes the recently deceased. The early church followed the Jewish custom that a new day began at sundown; thus, feasts and festivals in the church were observed beginning on the night before.
  16. ^ “The Christian Observances of Halloween”. National Republic. Indiana University Press. 15: 33. ngày 5 tháng 5 năm 2009. Among the European nations the beautiful custom of lighting candles for the dead was always a part of the "All Hallow's Eve" festival.
  17. ^ a b Hynes, Mary Ellen (1993). Companion to the Calendar. Liturgy Training Publications. tr. 160. ISBN 9781568540115. In most of Europe, Halloween is strictly a religious event. Sometimes in North America the church's traditions are lost or confused.
  18. ^ a b Kernan, Joe (ngày 30 tháng 10 năm 2013). “Not so spooky after all: The roots of Halloween are tamer than you think”. Cranston Herald. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2015. By the early 20th century, Halloween, like Christmas, was commercialized. Pre-made costumes, decorations and special candy all became available. The Christian origins of the holiday were downplayed.
  19. ^ a b Braden, Donna R.; Village, Henry Ford Museum and Greenfield (1988). Leisure and entertainment in America. Henry Ford Museum & Greenfield Village. ISBN 9780933728325. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2014. Halloween, a holiday with religious origins but increasingly secularized as celebrated in America, came to assume major proportions as a children's festivity.
  20. ^ All Hallows' Eve (Diana Swift), Anglican Journal
  21. ^ a b Ordinary Time: 31 October Thursday of the Thirtieth Week of Ordinary Time; All Hallows' Eve (Jennifer Gregory Miller), Catholic Culture
  22. ^ Santino, p.85
  23. ^ Mader, Isabel (ngày 30 tháng 9 năm 2014). “Halloween Colcannon”. Simmer Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2014. All Hallow's Eve was a Western (Anglo) Christian holiday that revolved around commemorating the dead using humor to intimidate death itself. Like all holidays, All Hallow's Eve involved traditional treats. The church encouraged an abstinence from meat, which created many vegetarian dishes.
  24. ^ “Online Etymology Dictionary: Halloween”. Etymonline.com. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2013.
  25. ^ The A to Z of Anglicanism (Colin Buchanan), Scarecrow Press, page 8
  26. ^ The American Desk Encyclopedia (Steve Luck), Oxford University Press, page 365
  27. ^ “SND: Hallow”. Dsl.ac.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2013.
  28. ^ The Oxford English Dictionary (ấn bản thứ 2). Oxford: Oxford Univ. Press. 1989. ISBN 0-19-861186-2.
  29. ^ Arising from Bondage: A History of the Indo-Caribbean People (Ron Ramdin), New York University Press, page 241
  30. ^ Siebert, Eve. “Kirk Cameron and His Critics: Is Halloween Christian or Pagan?”. skeptic.com.
  31. ^ New Proclamation Commentary on Feasts, Holy Days, and Other Celebrations (Bill Doggett, Gordon W. Lathrop), Fortress Press, page 92
  32. ^ Hallowe'en, A Christian Name with Blended Christian & Folk Traditions (Thomas L. Weitzel), Evangelical Lutheran Church in America
  33. ^ Saunders, William. “All Saints and All Souls”. catholiceducation.org.
  34. ^ Chisholm, Hugh biên tập (1911). “All Saints, Festival of” . Encyclopædia Britannica (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press.
  35. ^ Butler's Saint for the Day (Paul Burns), Liturgical Press, page 516
  36. ^ Phêrô Nguyễn Văn Khảm. “Lễ hội thánh nhân và lễ hội ma quỷ”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2012.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  37. ^ Carmichael, Sherman (2012). Legends and Lore of South Carolina. The History Press. tr. 70. ISBN 978-1-60949-748-4. Phong tục mặc trang phục và đến nhà xin kẹo đã tồn tại từ thời Trung Cổ và phong tục souling.
  38. ^ Hood, Karen Jean Matsko (1 tháng 1 năm 2014). Halloween Delights. Whispering Pine Press International. tr. 33. ISBN 978-1-59434-181-6. Phong tục này tiếp tục tồn tại ở một số khu vực phía bắc của Anh cho đến những năm 1930, với trẻ em đến từng nhà "souling" để đổi bánh ngọt hoặc tiền bằng cách hát một bài hát.
  39. ^ Mary Mapes Dodge biên tập (1883). St. Nicholas Magazine. Scribner & Company. tr. 93. 'Bánh hồn,' mà người giàu trao cho người nghèo vào mùa Halloween, đổi lại người nhận sẽ cầu nguyện cho linh hồn của người tặng và bạn bè của họ. Và phong tục này đã được yêu thích trong tâm tư của người dân đến nỗi, trong một thời gian dài, nó trở thành một nghi thức thông thường ở các thị trấn nông thôn của Anh, với các nhóm nhỏ đi từ giáo xứ này sang giáo xứ khác, xin bánh hồn bằng cách hát dưới cửa sổ với một bài hát như sau: 'Hồn ơi, hồn, đổi lấy một chiếc bánh hồn; Cầu chú hồn tốt lành, một chiếc bánh hồn!
  40. ^ a b “Ten trick-or-treating facts for impressive bonfire chats”. The Irish Times. 31 tháng 10 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2020. Scotland and Ireland started tricking: A few decades later a practice called 'guising' was in full swing in Scotland and Ireland. Short for 'disguising', children would go out from door to door dressed in costume and rather than pledging to pray, they would tell a joke, sing a song or perform another sort of "trick" in exchange for food or money. The expression trick or treat has only been used at front doors for the last 10 to 15 years. Before that "Help the Halloween Party" seems to have been the most popular phrase to holler.
  41. ^ Leslie, Frank (5 tháng 2 năm 2009). Frank Leslie's popular monthly, Volume 40, November 1895, pp. 540–543. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2011.
  42. ^ “Definition of "guising". Collins English Dictionary. (in Scotland and N England) the practice or custom of disguising oneself in fancy dress, often with a mask, and visiting people's houses, esp at Halloween
  43. ^ Rogers, Nicholas. (2002) "Coming Over:Halloween in North America". Halloween: From Pagan Ritual to Party Night. p. 76. Oxford University Press, 2002, ISBN 0-19-514691-3
  44. ^ Kelley, Ruth Edna. The Book of Hallowe'en, Boston: Lothrop, Lee and Shepard Co., 1919, chương 15, trang 127. "Hallowe'en in America" Lưu trữ 23 tháng 4 năm 2016 tại Wayback Machine.
  45. ^ Kelley, Ruth Edna. “Halloween Flags”. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2013.
  46. ^ Theo. E. Wright, "A Halloween Story", St. Nicholas, Tháng 10 năm 1915, trang 1144. Mae McGuire Telford, "What Shall We Do Halloween?" Ladies Home Journal, Tháng 10 năm 1920, trang 135.
  47. ^ "'Trick or Treat' Is Demand", Herald (Lethbridge, Alberta), 4 November 1927, trang 5, đánh dấu ngày Blackie, Alberta, 3 tháng 11
  48. ^ Để xem ví dụ, hãy xem các trang web Bảo tàng Thiệp & Thiệp chúc mừng: Bảo tàng Lưu bút & Thiệp Halloween Lưu trữ 24 tháng 11 năm 2010 tại Wayback Machine, Thiệp chúc mừng Halloween cổ điển Lưu trữ 19 tháng 7 năm 2006 tại Wayback Machine.
  49. ^ "Halloween Pranks Keep Police on Hop", Oregon Journal (Portland, Oregon), 1 tháng 11 năm 1934; và "The Gangsters of Tomorrow", The Helena Independent (Helena, Montana), 2 tháng 11 năm 1934, trang 4. Chicago Tribune cũng đề cập đến việc xin xỏ từ cửa này đến cửa khác tại Aurora, Illinois vào Halloween vào năm 1934, mặc dù không sử dụng thuật ngữ 'trick-or-treating'. "Front Views and Profiles" (cột bài), Chicago Tribune, 3 tháng 11 năm 1934, trang 17.
  50. ^ Moss, Doris Hudson. "A Victim of the Window-Soaping Brigade?" The American Home, Tháng 11 năm 1939, trang 48.
  51. ^ Bluff Park (Heather Jones Skaggs), Arcadia Publishing, trang 117
  52. ^ "Trunk-or-Treat", The Chicago Tribune
  53. ^ Suggested Themes for "Trunks" for Trunk or Treat (Dail R. Faircloth), Nhà thờ Tin lành đầu tiên của Royal Palm Beach
  54. ^ "Trunk or Treat focuses on fun, children's safety", Desert Valley Times
  55. ^ "Trunk or Treat! Halloween Tailgating Grows" (Fernanda Santos), The New York Times

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu sách: Phi lý trí - Dan Ariely
Giới thiệu sách: Phi lý trí - Dan Ariely
Cuốn sách Phi Lý Trí - tác giả Dan Ariely là một cuốn sách mô tả những hành vi phi lý trí trong mỗi quyết định của con người
Giới thiệu Anime/Manga Kaiju No.8 - Tân binh tiềm năng
Giới thiệu Anime/Manga Kaiju No.8 - Tân binh tiềm năng
Kaiju No.8 đạt kỉ lục là Manga có số lượng bản in tiêu thụ nhanh nhất với 4 triệu bản in
Nhân vật Kyouka Uzen - Nô Lệ Của Ma Đô Tinh Binh
Nhân vật Kyouka Uzen - Nô Lệ Của Ma Đô Tinh Binh
Kyouka Uzen (羽う前ぜん 京きょう香か, Uzen Kyōka) là Đội trưởng Đội 7 của Quân đoàn Chống Quỷ và là nhân vật nữ chính của bộ truyện tranh Mato Seihei no Slave.
Review Doctor John - “Vì là con người, nên nỗi đau là có thật”
Review Doctor John - “Vì là con người, nên nỗi đau là có thật”
“Doctor John” là bộ phim xoay quanh nỗi đau, mất mát và cái chết. Một bác sĩ mắc chứng CIPA và không thể cảm nhận được đau đớn nhưng lại là người làm công việc giảm đau cho người khác