Phạm Đoan Trang

Phạm Đoan Trang
SinhPhạm Thị Đoan Trang
27 tháng 5, 1978 (46 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcKinh
Trường lớpTrường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam
Nghề nghiệpNhà báo, nhà hoạt động dân chủ, blogger
Tổ chứcLuật Khoa tạp chí
Nổi tiếng vìNhân vật bất đồng chính kiến ở Việt Nam
Tác phẩm nổi bật
  • Chính trị bình dân (2017)
  • Phản kháng phi bạo lực
  • Cẩm nang nuôi tù
Cha mẹBùi Thị Thiện Căn (mẹ)
Giải thưởng

Phạm Đoan Trang (tên đầy đủ là Phạm Thị Đoan Trang, sinh ngày 27 tháng 5 năm 1978 tại Hà Nội) là một tác giả, blogger, nhà báo, và nhà hoạt động dân chủ người Việt Nam.[1][2][3] Bà đã viết một số ấn phẩm và là một trong những người thành lập trang web Luật Khoa tạp chí với tư cách là một hình thức báo chí độc lập tại Việt Nam. Bà bị chính quyền sở tại bắt giam nhiều lần.[4]

Năm 2017, Phạm Đoan Trang nhận giải thưởng Homo Homini từ tổ chức People In Need, và được vinh danh như "một trong những nhân vật hàng đầu của bất đồng chính kiến Việt Nam đương đại".[3][5]

Kể từ tháng 3 năm 2018, Phạm Đoan Trang đã phải trốn và ẩn náu ở nhiều nơi bí mật trong chính nước mình sau khi cuốn sách Chính trị bình dân của bà được phát hành.[6] Vào ngày 6 tháng 10 năm 2020, bà bị bắt giữ tại Thành phố Hồ Chí Minh.[7]

Ngày 18 tháng 5 năm 2021, Trung tâm Văn bút Đức phong Phạm Đoan Trang làm hội viên danh dự của tổ chức này và yêu cầu trả tự do cho bà ngay lập tức.[8]

Ngày 14 tháng 12 năm 2021, Phạm Thị Đoan Trang bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 9 năm tù giam về tội tuyên truyền chống nhà nước.[9]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Đoan Trang có hộ khẩu thường trú tại phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội.[10] Bà học hết cấp 3 tại Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam, rồi làm nhà báo từ năm 2000 cho đến 2013 và cộng tác với khoảng gần mười cơ quan báo chí khác nhau, bao gồm VnExpress, Vietnamnet, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, đài truyền hình VTC và một số nơi khác.[11] Năm 2014, Trang là người đồng sáng lập blog Luật Khoa tạp chí, tại địa chỉ "luatkhoa.org".[1]

Năm 2017, Trang xuất bản Chính trị Bình Dân, cuốn sách thứ chín của bà.[1][2][3] Blog của bà nhận được khoảng 20 ngàn lượt truy cập hàng ngày.[3] Kể từ đó, Trang đã ẩn náu tại một địa điểm không được tiết lộ, nơi bà vẫn liên lạc với giới truyền thông.[12]

Theo Phóng viên không biên giới (RSF), bà đã bị giam giữ quản thúc tại gia vào tháng 2 năm 2018. Cách đối xử của chính quyền Việt Nam đối với bà đã bị tổ chức này lên án.[1][2] Cũng trong năm 2018, Trang được một tổ chức nhân quyền tại Cộng hòa SécPeople In Need trao giải Homo Homini.[1][2][3] Trích dẫn của tổ chức trao giải: "Phạm Đoan Trang là một trong những nhân vật hàng đầu trong những tổ chức bất đồng chính kiến tại Việt Nam hiện nay. Cô ấy dùng những từ ngữ đơn giản để phản đối chính sách tước quyền tự do, tham nhũng và chế độ chuyên quyền của cộng sản."[3]

Năm 2019, Trang được trao giải Tự do Báo chí năm 2019 của tổ chức Phóng viên không biên giới, hạng mục Tầm ảnh hưởng (Impact).[13] Báo Công an nhân dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam, phê bình đây là một "trò hề", bằng cách chỉ ra rằng Phóng viên không biên giới chỉ tập trung vào các phóng viên trong danh sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra, nhưng "né tránh, không đưa ra bất kỳ báo cáo nào về hoạt động chống lại nhà báo của Mỹ và các đồng minh".[14]

Ngày 19 tháng 7 năm 2022, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ cho hay, tổ chức phi chính phủ Ủy ban bảo vệ các nhà báo (CPJ) đã vinh danh Phạm Đoan Trang bằng việc trao cho bà—lúc này đang thụ án 9 năm tù—giải Tự do Báo chí Quốc tế 2022.[15]

Bị bắt và khởi tố

[sửa | sửa mã nguồn]

Vụ bắt giữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Đoan Trang bị bắt vào lúc ngày 6 tháng 10 năm 2020 lúc đang lẩn trốn tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó bị dẫn độ về Hà Nội để phục vụ điều tra.[10][16] Bà bị khởi tố với tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam" cũng như "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm" chống nhà nước này.[16]

Phạm Thanh Nghiên, một nhà hoạt động xã hội khác, cho đài BBC biết rằng không lâu trước khi bị bắt, Trang và bà đã có một cuộc tiếp xúc với Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh để trình bày về một số việc làm mà họ cho là vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là về vụ tranh chấp đất đai tại Đồng Tâm.[7]

Từ Hoa Kỳ, nhà hoạt động Will Nguyễn đăng lên Twitter bức thư bằng tiếng Việttiếng Anh của Trang mà ông nói là do bà để lại cho ông, nhờ ông công khai khi bà bị bắt. Trong bức thư đề ngày 27 tháng 5 năm 2019 mở đầu với câu "Nếu tôi có đi tù...", Trang kêu gọi bạn bè giúp hoàn thành các mục đích gồm vận động thông qua luật bầu cử mới, luật tổ chức Quốc hội mới; quảng bá các cuốn sách do bà viết; và tận dụng việc bà bị bỏ tù để đàm phán, gây sức ép với chính quyền, buộc chính quyền thực hiện các yêu cầu của giới tranh đấu. Bà viết: "Nói cách khác tôi không muốn một phong trào kêu gọi chính quyền 'trả tự do cho Trang'. Tôi muốn một phong trào xã hội rộng lớn, thúc đẩy việc 'trả tự do cho Trang và thông qua luật bầu cử mới', 'trả tự do cho Trang và đảm bảo bầu cử tự do, công bằng'." Trang cũng bày tỏ nguyện vọng cộng đồng giúp chăm sóc mẹ bà, "đừng để mẹ tôi nghĩ rằng hai mẹ con đang đơn độc" cùng nguyện vọng được gửi cây đàn guitar vào tù cho bà.[7][17]

Phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức phi chính phủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhận định về vụ bắt giữ Phạm Đoan Trang, Phil Robertson của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền "lên án mạnh mẽ" việc nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ bà. Robertson khẳng định hành động trên của Hà Nội "là một sự bất công nghiêm trọng, vi phạm các cam kết quốc tế về nhân quyền của Việt Nam và gây ô nhục cho chính phủ", đồng thời yêu cầu chính phủ các nước và Liên Hợp Quốc lên tiếng yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà.

Trong khi đó, Ming Yu Hah, Giám đốc khu vực của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng: "Việc Phạm Đoan Trang bị bắt là một hành động đáng chê trách. Bà là một nhân vật hàng đầu trong cuộc đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam. Bà đã truyền cảm hứng cho vô số nhà hoạt động trẻ lên tiếng vì một Việt Nam công bằng, hòa nhập và tự do hơn." Ông này lo ngại rằng Trang sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị chính quyền tra tấn và đối xử tệ bạc, và yêu cầu trả tự do cho bà "ngay lập tức và vô điều kiện."[18] Trong bức thư do Peter Kraus vom Cleff, Chủ tịch Liên đoàn Các Nhà Xuất bản châu Âu gửi Phó Chủ tịch Ủy hội châu Âu Valdis Dombroskis và một số dân biểu Nghị viện châu Âu, ông này yêu cầu Nghị viện châu Âu phải can thiệp để trả tự do cho Phạm Đoan Trang.[19]

Ngày 18 tháng 5 năm 2021, Trung tâm Văn bút (PEN) Đức phong Phạm Đoan Trang làm hội viên danh dự của tổ chức này và yêu cầu trả tự do cho cô ấy ngay lập tức.[8]

Chính phủ nước ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Rachael Chen, Phát ngôn nhân Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam lo ngại việc chính quyền Việt Nam bắt giữ Phạm Đoan Trang có thể ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận ở nước này.[20]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chính trị bình dân[21]
  • Phản kháng phi bạo lực[22]
  • Cẩm nang nuôi tù[23]
  • Politics of a Police State
  • Cách làm kách mệnh
  • Tội ác phải bị trừng phạt
  • Báo cáo Đồng Tâm [24]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e RFA: Blogger hoạt động người Việt bị bắt tại nhà tại Hà Nội (ngày 26 tháng 2 năm 2018) (truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2018)
  2. ^ a b c d Phóng viên không biên giới: Nhà báo nổi tiếng người Việt Nam săn lùng, đối mặt với vụ bắt giữ sắp xảy ra, (27 tháng 2 năm 2018) (truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2018)
  3. ^ a b c d e f People in Need: Giải thưởng Homo Homini năm 2017 sẽ được trao cho một blogger người Việt bị khủng bố (ngày 13 tháng 2 năm 2018) (truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2018)
  4. ^ “Nhà báo Phạm Đoan Trang được đề cử Giải thưởng Tự do báo chí thế giới 2019”. Đài Á Châu Tự do. Truy cập 13 tháng 9 năm 2019.
  5. ^ “Nhà báo Phạm Đoan Trang được trao giải nhân quyền Homo Homini”. VOA. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2018.
  6. ^ “Blogger Phạm Đoan Trang ẩn trốn sau khi bị thẩm vấn” (bằng tiếng Anh). BBC News. Truy cập 13 tháng 9 năm 2019.
  7. ^ a b c “Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang bị bắt”. BBC News Tiếng Việt. ngày 7 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2020.
  8. ^ a b “Vietnam: Pham Doan Trang wird Ehrenmitglied des deutschen PEN”. pen-deutschland (bằng tiếng Đức). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2021.
  9. ^ “Phạm Thị Đoan Trang lãnh 9 năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước”. Báo Thanh Niên. 14 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021.
  10. ^ a b Ngọc Lê, Công an Hà Nội bắt giữ Phạm Thị Đoan Trang tại TP.HCM, Thanh Niên, 14:32 - 07/10/2020, truy cập 8/10/2020.
  11. ^ “Bà Phạm Đoan Trang được giải Tự do Báo chí 2019”. BBC News. Truy cập 15 tháng 9 năm 2019.
  12. ^ “Blogger Phạm Đoan Trang ẩn trốn sau khi bị thẩm vấn”. BBC Tiếng Việt (bằng tiếng Anh). ngày 2 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2018.
  13. ^ a b “Bà Phạm Đoan Trang được giải Tự do Báo chí 2019” (bằng tiếng Anh). BBC News. Truy cập 13 tháng 9 năm 2019.
  14. ^ “Tổ chức Phóng viên không biên giới lại diễn trò hề”. Báo Công an nhân dân điện tử.
  15. ^ a b “Nhà báo đang thụ án tù Phạm Đoan Trang được CPJ trao giải Tự do Báo chí”. VOA. 19 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  16. ^ a b Thân Hoàng - Danh Trọng, Bắt tạm giam, khám xét khẩn cấp đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang, Tuổi trẻ Online, 07/10/2020 16:21 GMT+7, truy cập 8/10/2020.
  17. ^ “Công an bắt nhà hoạt động Phạm Đoan Trang về các tội 'chống nhà nước'. VOA.
  18. ^ “Vụ bắt nhà báo Phạm Đoan Trang: Phản ứng ban đầu từ quốc tế và Việt Nam”. BBC Tiếng Việt. 7 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020.
  19. ^ “Mỹ và Châu Âu kêu gọi thả bà Phạm Đoan Trang”. BBC Tiếng Việt. 11 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2020.
  20. ^ “Tòa Đại sứ Mỹ tại Việt Nam lên tiếng về vụ bắt cô Phạm Đoan Trang”. RFA Tiếng Việt. 8 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2020.
  21. ^ 'Chính trị Bình Dân' và nhận thức chính trị của người trẻ Việt Nam”. Đài Á Châu Tự do. Truy cập 13 tháng 9 năm 2019.
  22. ^ “Phạm Đoan Trang phát miễn phí sách 'Phản Kháng Phi Bạo Lực'. ngày 16 tháng 7 năm 2019.
  23. ^ “Phạm Đoan Trang ra mắt sách 'Cẩm Nang Nuôi Tù'. ngày 12 tháng 5 năm 2019.
  24. ^ "Báo cáo Đồng Tâm để lưu lại tội ác của Chính quyền Cộng sản và để vận động quốc tế cho cuộc điều tra độc lập". ngày 29 tháng 9 năm 2020.
  25. ^ “Giải thưởng nhân quyền cho hai tù chính trị và nhà hoạt động Việt Nam”. RFA. Truy cập 6 tháng 10 năm 2021.
  26. ^ “Tù nhân lương tâm Phạm Đoan Trang được trao giải Martin Ennals”. RFA. Truy cập 20 tháng 1 năm 2022.
  27. ^ “Bộ Ngoại giao lên tiếng việc Mỹ trao giải cho Phạm Thị Đoan Trang”. Báo Tiền Phong. Truy cập 17 tháng 3 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]