Hội đủ các tiêu chuẩn chung của một rối loạn Tic nhưng thời gian của nó không kéo dài hơn 12 tháng, Tic thường có dạng giật mắt, nhăn mặt
F95.1
Rối loạn Tic vận động hoặc lời nói mạn tính
Đáp ứng các tiêu chuẩn chung của rối loạn tic trong đó có tic vận động hay âm thanh (nhưng không có cả hai), có thể là một loại hay nhiều loại (thường là một loại) và kéo dài hơn một năm
F95.2
Rối loạn kết hợp Tic lời nói với Tic vận động nhiều loại [Hội chứng Tourette]
- Một dạng của rối loạn Tic trong đó đang có, hoặc đã có đồng thời các Tic vận động nhiều loại và một hoặc nhiều Tic lời nói, mặc dù không cần thiết chúng phải xuất hiện cùng một lúc. Rối loạn này thường trở nên nặng hơn ở tuổi thanh thiếu niên và thường dai dẳng đến tuổi trưởng thành. Các Tic lời nói thường nhiều loại với sự phát âm bùng nổ lặp đi lặp lại, hắng giọng và lẩm bẩm, và có thể phát ra những từ hoặc những câu thô tục. Đôi khi kết hợp với nhại động tác mà động tác này cũng có thể có tính chất thô tục.
Giáo dục và chiến lược "quan sát và chờ đợi" là phương pháp điều trị duy nhất. Khi cần, có thể điều trị rối loạn tic tương tự như điều trị hội chứng Tourette.[8] Phương pháp điều trị đầu tiên là liệu pháp hành vi, tiếp theo là dùng thuốc (thường là aripiprazole) nếu phương pháp điều trị hành vi không thành công.[9]
Mặc dù liệu pháp hành vi là phương pháp điều trị đầu tiên được khuyến nghị, nhưng nhiều người mắc chứng tic không thể tiếp cận tới liệu pháp này do thiếu nhà trị liệu tâm lý được đào tạo bài bản.[9]
Rối loạn tic thường hay gặp ở nam giới hơn nữ giới.[3]
Ít nhất 1/5 trẻ em gặp phải một số dạng rối loạn tic, thường gặp nhất ở độ tuổi từ 7 đến 12.[10][11] Hội chứng Tourette là biểu hiện nghiêm trọng hơn của một loạt các rối loạn tic, được cho là do tổn thương liên quan đến di truyền. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, hội chứng Tourette không biểu hiện nghiêm trọng. Mặc dù một số lượng lớn nghiên cứu điều tra chỉ ra mối liên hệ di truyền với các rối loạn tic khác nhau, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để xác nhận mối liên hệ trên.[12]
^Swain JE, Scahill L, Lombroso PJ, King RA, Leckman JF (tháng 8 năm 2007). “Tourette syndrome and tic disorders: a decade of progress”. Journal of the American Academy of Child and Adolescent Psychiatry. 46 (8): 947–968. doi:10.1097/chi.0b013e318068fbcc. PMID17667475.
^Robertson MM, Eapen V (tháng 10 năm 2014). “Tourette's: syndrome, disorder or spectrum? Classificatory challenges and an appraisal of the DSM criteria”. Asian Journal of Psychiatry (Review). 11: 106–113. doi:10.1016/j.ajp.2014.05.010. PMID25453712.
^Swerdlow NR (tháng 9 năm 2005). “Tourette syndrome: current controversies and the battlefield landscape”. Current Neurology and Neuroscience Reports. 5 (5): 329–31. doi:10.1007/s11910-005-0054-8. PMID16131414.
The Tourette Syndrome Classification Study Group (tháng 10 năm 1993). “Definitions and classification of tic disorders. The Tourette Syndrome Classification Study Group”. Archives of Neurology. 50 (10): 1013–6. doi:10.1001/archneur.1993.00540100012008. PMID8215958.
Walkup JT, Ferrão Y, Leckman JF, Stein DJ, Singer H (tháng 6 năm 2010). “Tic disorders: some key issues for DSM-V”. Depression and Anxiety. 27 (6): 600–10. doi:10.1002/da.20711. PMID20533370. S2CID5469830.